Một số tồn tại, hạn chế về uỷ thác cho vay hộ nghèo

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Ủy Thác Cho Vay Hộ Nghèo (Trang 43 - 48)

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN UỶ THÁC CHO VAY HỘ NGHÈO

1.2. Cơ sở thực tiễn về sử dụng vốn uỷ thác cho vay hộ nghèo

1.2.3. Một số tồn tại, hạn chế về uỷ thác cho vay hộ nghèo

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn như trên, có thể nhận thấy một số tồn tại chủ yếu sau:

- Về tổ chức: Bên cạnh sự hoạt động có hiệu quả của Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, có một số nơi thiếu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT; chất lượng hoạt động của một số tổ TK&VV còn yếu; đội ngũ cán bộ đoàn thể thiếu kinh nghiệp trong quản lý kinh tế; hoạt động đoàn thể một số nơi thiếu hiệu quả. Công tác chỉ đạo phối hợp với các ban ngành, đoàn thể chưa thường xuyên, còn nhiều bất cập, Việc lồng ghép hoạt động tín dụng với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học công nghệ, hướng dẫn kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, bảo quản sau thu hoạch, ... cho người thụ hưởng chưa đầy đủ, còn nhiều vấn đề khó khăn, bức xúc. Bởi việc bố trí lồng ghép các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của từng cấp, từng địa phương chưa được chú trọng, còn phân tán nguồn lực nên hiệu quả hiệu quả đầu tư thấp.

- Về công tác huy động vốn: Ngân hàng CSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng phải tự bù đắp chi phí, thực hiện bảo tồn và phát triển nguồn vốn.

Trên thực tế, hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, xét về bản chất là vốn tín dụng nhưng đây là vốn tín dụng theo ưu đãi nên nguồn vốn tăng trưởng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Do vậy tính chủ động trong hoạt động của NHCSXH còn hạn chế. Theo phương thức tạo vốn trong thời gian qua, khối lượng vốn huy động phụ thuộc vào mức cấp bù chênh lệch lãi xuất từ Ngân sách Nhà nước hàng năm. Đây là vấn đề khó khăn, ảnh hưởng nhất trong quản lý và điều hành vốn tín dụng của NHCSXH, rất khó có thể phát triển quy mô đầu tư nếu không cải thiện được cơ chế tạo lập nguồn vốn theo hướng ổn định nguồn vốn trung và dài hạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Phương thức cho vay đơn giản nhưng còn không ít trở ngại: Còn bị hạn chế về một số mặt ví dụ như: Số lượng vốn, thời điểm cấp vốn (Vì cho vay theo tổ tiết tiệm và vay vốn và nhiều nguyên nhân khác nên việc giải ngân được thực hiện thành từng đợt nên nhiều khi không trùng khớp với nhu cầu của người vay…);

Chính vì vậy đã tạo nên sự “khập khiễng” trong khi cho vay, vốn không đáp ứng được kịp thời cho đúng thời điểm…

- Mức phân loại hộ nghèo còn chưa thực sự phù hợp: Nếu như theo đúng tiêu chuẩn phân định hộ nghèo thì tiêu chí hiện nay mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu đảm bảo duy trì cuộc sống hàng ngày, còn rất nhiều các nhu cầu khác chưa được tính đến. Trong thực tế những hộ nghèo có thể vay vốn và có đủ điều kiện vay vốn lại rất lớn và thậm chí họ không nằm trong danh sách hộ nghèo theo phân định.

Vì vậy, hiện nay NHCSXH chỉ căn cứ vào danh sách mà ban XĐGN của xã, huyện lập ra còn bị ràng buộc bởi nhiều vấn đề như chỉ tiêu thi đua xã, ấp văn hoá, tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nghị quyết Đại hội Đảng, khả năng ngân sách của từng địa phương dành cho công tác XĐGN, vì người nghèo được hưởng nhiều chính sách ưu đãi... chứ không căn cứ vào tiêu thức hộ nghèo đã phân định và xác định một cách khách quan. Đây là một vấn đề cần được xem xét lại.

- Hiệu quả của vốn vay còn bị hạn chế: Chưa phát huy được hết khả năng của đồng vốn. Với trình độ có hạn, nhiều khi những người vay vốn rồi nhưng chưa biết sử dụng vào mục đích gì để cho có hiệu quả. Bên cạnh đó ở một số nơi cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm chỉ đạo công tác cho vay xóa đói giảm nghèo nên khi triển khai còn gặp nhiều khó khăn, việc phối hợp chỉ đạo còn bị hạn chế. Từ đó làm cho hiệu quả cho vay giảm xuống. Công tác tuyên truyền vận động, tổ chức tập huấn đào tạo cho đội ngũ tổ trưởng tổ tiết kiệm & vay vốn, ban XĐGN cơ sở ban đầu chưa làm tốt dẫn đến tình trạng hiểu vốn cho vay của NHCS như một khoản trợ cấp xã hội, nên nhiều hộ sử dụng sai mục đích dùng để chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt của gia đình, thậm chí một số hộ vay vốn đến hạn trả nợ nhưng cố tình chây ỳ không chịu trả nợ, thiếu ý thức trả nợ gốc và lãi.

- Còn tồn tại hiện tượng “cào bằng” về mức cho vay: Việc bình xét cho vay tại một số địa bàn còn mang tính “cào bằng” do nể nang, do nguồn vốn cho vay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn không đủ, không biết nhường nhau trong khi bình xét, cho nên có khi cả tổ cùng vay một mức, dẫn đến hiện tượng người không cần vẫn vay vốn với mức bằng các hộ khác và sử dụng vốn vào trong sinh hoạt hàng ngày, còn những hộ thiếu vốn lại không có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, có những hộ lại sợ vay quá nhiều sẽ không trả được nợ… đều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ gốc, lãi khi đến hạn…

- Một bộ phận không nhỏ hộ nghèo có tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước: Hộ nghèo thường thụ động, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm; đặc biệt không có năng lực, chưa biết lập kế hoạch thực hiện, tận dụng các cơ hội trong đầu tư sản xuất, kinh doanh..., nên họ chưa mạnh dạn vay vốn. Một yếu tố không kém phần quan trọng nữa là, việc phát triển sản xuất ở vùng sâu, vùng xa còn phụ thuộc vào tự nhiên;

năng suất, chất lượng sản phẩm kém, hàng hoá làm ra không tiêu thụ được, ở một vài nơi giao thông đi lại còn khó khăn nên bà con làm ra sản phẩm nhưng giá bán không cao, không ổn định, bị tư thương ép giá. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho các hộ vay vốn không có khả năng trả nợ đúng hạn, dẫn đến nợ quá hạn, hiệu quả sử dụng vốn thấp.

1 2.4. Bài học kinh nghiệm về sử dụng vốn uỷ thác cho vay hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một là, tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Ban đại diện Hội đồng Quản trị các cấp trong việc nắm bắt thực tế từ cơ sở để có sự chỉ đạo, định hướng đầu tư các nguồn vốn theo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Kế hoạch, chương trình thực hiện các chính sách tín dụng khi xây dựng phải bám sát các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và từng địa phương. Có sát thực tế mới phát huy hiệu quả của nguồn vốn vay; cần nắm chắc nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng theo quy định để chủ động trong việc đáp ứng vốn vay cho họ; tạo điều kiện cho người nghèo và các hộ chính sách ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận sớm và dễ dàng nguồn vốn vay; đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn vay đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất của đối tượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Hai là, cần phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban ngành liên quan; tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác cho vay và các cấp chính quyền trong việc xây dựng, triển khai, tổ chức thực hiện kênh dẫn vốn ưu đãi đến với các hộ nghèo và các hộ chính sách; tăng cường thực hiện chương trình liên tịch, kết hợp kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban quản lý Tổ vay vốn, Tổ tiết kiệm và Vay vốn, các hộ vay vốn; chú trọng củng cố hoạt động Tổ tiết kiệm và Vay vốn, lựa chọn cán bộ Đoàn, Hội có uy tín, năng lực, trách nhiệm để giao nhiệm vụ làm công việc uỷ thác; Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong, và sau khi cho vay nhằm bảo đảm vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng thụ hưởng và sử dụng có hiệu quả.

Ba là, tiếp tục mở rộng và tăng cường công tác cho vay uỷ thác qua các hội, đoàn thể, Tổ tiết kiệm và Vay vốn. Thực hiện phát triển linh hoạt, đa dạng hoá các loại hình tín dụng ưu đãi theo yêu cầu thực tế cho hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao năng lực nhận thức, năng lực thực hiện đối với hộ nghèo trong sử dụng vốn vay; tổ chức các phong trào thi đua trong các đoàn thể nhằm tạo ý chí và nghị lực để họ vươn lên, chủ động làm quen với dịch vụ tài chính tín dụng, có ý thức, trách nhiệm trong vay, và sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả, tự giác làm tốt nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi. Thường xuyên cập nhật công khai, minh bạch các đối tượng thụ hưởng và các chính sách tín dụng dưới nhiều hình thức, thông tin đại chúng, họp dân hoặc có thể niêm yết tại các điểm giao dịch xã để dân biết, dân tham gia đôn đốc và giúp đỡ các đối tượng thụ hưởng sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả.

Bốn là, tăng mức vốn vay trung hạn và dài hạn đối với các hộ trồng cây ăn quả, trồng cây công nghiệp, trồng rừng; đối với hộ mới thoát nghèo cần tiếp tục cho vay thêm từ 3 đến 4 năm để họ tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, tạo ra và tăng thêm thu nhập, tích luỹ được vốn tài sản và khắc phục tình trạng nghèo.

Năm là, các chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo cần phải có cơ chế phối kết hợp với trung tâm khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, cán bộ kỹ thuật triển khai tập huấn, truyền thụ những kỹ năng, kinh nghiệm trong sản xuất, trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi; đặc biệt, chú trọng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, nâng cao kiến thức về kinh tế thị trường, kinh tế hộ thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn qua các mô hình kinh tế, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa màu.... Nhân điển hình về mô hình, gương các hộ nghèo vay vốn làm ăn có hiệu quả, thoát nghèo vươn lên làm giàu để người dân học hỏi, làm theo.

Sáu là, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các đoàn thể, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức nhận uỷ thác; xây dựng đội ngũ cán bộ tận tụy, trách nhiệm; có đạo đức, không ngại khó bám sát cơ sở, am tường văn hóa, phong tục, tập quán để nắm bắt thông tin, nguyện vọng, nhu cầu vay vốn; tư vấn giúp đối tượng sử dụng vốn vay hiệu quả; đồng thời, đề cao thái độ đồng cảm, chia sẻ với người nghèo, giúp họ chuyển biến trong nhận thức, tư duy kinh tế hàng hoá, tâm lý xóa đi mặc cảm, cam chịu, nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chương 2

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Ủy Thác Cho Vay Hộ Nghèo (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)