Chương 4. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ỦY THÁC CHO VAY CỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn uỷ thác
4.3.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn uỷ thác cho vay hộ nghèo
- Đoàn thanh niên cần chủ động tham mưu, phối hợp các ngành điều tra khảo sát xác định hộ nghèo theo các chuẩn mực quy định giúp các ngành xác định được thu nhập của các hộ gia đình làm cơ sở lên danh sách hộ nghèo đảm bảo chính xác trên địa bàn.
- Kết quả điều tra phân loại chính xác hộ nghèo giúp Đoàn thanh niên triển khai công tác bình xét, cho vay đúng đối tượng. Từ đó, việc bình xét hộ nghèo được thuận lợi hơn, tránh tình trạng không phải hộ nghèo vẫn được vay vốn, hoặc hộ đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn thoát nghèo vẫn muốn được hưởng nguồn vốn ưu đãi, như vậy sẽ làm mất uy tín của Đoàn trong quá trình thực hiện nhận uỷ thác.
- Giúp các cấp, các ngành theo dõi đánh giá kết quả thực hiện chương trình XĐGN sát đúng với thực trạng của hộ nghèo của địa phương. Trên cơ sở đó, cấp uỷ, chính quyền xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương. Đồng thời giúp tổ chức Đoàn chủ động năm bắt tình hình, tổ chức các phong trào thi đua giúp hộ nghèo được hiệu quả, thiết thực.
4.3.4.2. Cho vay tập trung có trọng tâm
- Đoàn thanh niên tập trung vốn uỷ thác cho vay hộ nghèo tại những vùng có lợi thế về ngành nghề của địa phương với phương án vay vốn khả thi và các hộ nghèo có ý thức cố gắng trong sản xuất, lao động, có khát khao thoát nghèo và xây dựng cuộc sống ổn định.
- Tiếp tục đầu tư cho những hộ nghèo vay vốn vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả như chăn nuôi, trồng cây ăn quả, mô hình kinh tế vườn ao chuồng của hộ nghèo.
- Phối hợp cho vay hộ nghèo gắn với với các chương trình nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, chuyển dần từ cho vay phân tán, nhỏ lẻ sang cho vay theo tiểu vùng, gắn việc cho vay ưu đãi với việc thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm, các chương trình kinh tế được khuyến khích ở địa phương.
4.3.4.3. Thực hiên công tác kiểm tra, giám sát, thu hồi nợ và ngăn ngừa nợ quá hạn Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên Đoàn thanh niên cần có kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt chức năng nhận uỷ thác cho vay hộ nghèo. Xem Bảng 4.24.
Bảng 4.2. Kế hoạch kiểm tra, giám sát vốn vay và thu hồi nợ
Nội dung ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019 2020 - Kiểm tra mục đích sử
dụng vốn vay Lần/năm 2 2 2 2 2 2
- Đôn đốc thu nợ Lần/tháng 1 1 1 1 1 1
- Đôn đốc nợ quá hạn Lần/tháng 2 2 2 2 2 2
- Giám sát sử dụng vốn Lần/năm 1 1 1 1 1 1
(Nguồn: Báo cáo kế hoạch huy động vốn của ĐTN Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2020)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Kết quả thu nợ hiệu quả là thể hiện chất lượng sử dụng vốn uỷ thác cho vay hộ nghèo của Đoàn thanh niên, vì vậy Đoàn thanh niên cần tăng cường công tác nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của hộ nghèo vay vốn; kịp thời nhắc nhở các khoản nợ sắp đến hạn và đến hạn cũng như đốn đốc hộ nghèo trả nợ, qua đó thực hiện tốt chức năng nhận uỷ thác của Đoàn.
- Thường xuyên phân tích tình hình dư nợ uỷ thác của Đoàn thanh niên đến từng cán bộ Đoàn được theo dõi phụ trách địa bàn, từng tổ tiết kiệm, từng xã, từng hộ nghèo để xác định rõ những món vay đang tiềm ẩn những rủi ro, nợ quá hạn và mất vốn đề phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng.
- Thực hiện phân loại hộ nghèo theo từng xóm trong xã, để khuyến khích các hộ gia đình trong cùng xã hợp tác làm ăn, sẽ loại bỏ được khả năng manh mún do thiếu vốn và hạn chế rủi ro.
- Đối với nợ quá hạn tổ chức đoàn cần phân loại: loại có thể thu ngay, loại thu dần từng phần, loại khó thu và thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ, căn cứ vào thu nhập của khách hàng để làm cam kết trả nợ dần. Trong quá trình đôn đốc giám sát khoản vay nếu thấy hộ nghèo chuyển hướng kinh doanh phải bám sát nguồn thu mới để có kế hoạch thu nợ dần, động viên khuyến khích hộ nghèo tìm mọi cách trả nợ.
- Cán bộ Đoàn phải nắm chắc địa bàn cho vay, kết hợp với chính quyền địa phương để nắm bắt thông tin về hộ nghèo như tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sử dụng vốn vay để kịp thời tư vấn, định hướng, tổ chức các hoạt động giúp đỡ hộ nghèo về thông tin thị trường, về kỹ thuật, động viên tinh thần… để hộ nghèo vươn lên.
- Đối với các khoản nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan xảy ra trên diện rộng như dịch bệnh, bão lụt, thiên tai thì cán bộ Đoàn phải tham mưu với chính quyền địa phương để lập biên bản xác định nguyên nhân, giá trị thiệt hại để từ đó có cơ sở lập hồ sơ chờ các cấp xử lý. Từ đó xác định được nguồn thu, thời gian thu và biện pháp thu hồi nợ phù hợp.
- Đối với nợ còn trong hạn, thực hiện kiểm tra nghiêm túc theo quy định, ngoài ra cần kiểm tra đột xuất tình hình sử dụng vốn của các hộ, tổ nhất là những món nợ trên 10 triệu đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4.3.4.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn uỷ thác cho vay hộ nghèo
- Để hộ nghèo sử dụng vốn uỷ thác cho vay đạt được mục tiêu thoát nghèo bền vững thì phải nâng cao trình độ sản xuất, chăn nuôi của hộ nghèo. Thực tế cho vay hộ nghèo cho thấy: Việc cấp tín dụng cho hộ nghèo không đi liền với chuyển giao kỹ thuật sản xuất chăn nuôi, mà hộ nghèo khi được vay vốn tự sản xuất và chăn nuôi theo tập quán canh tác, vì vậy hiệu quả không cao, khả năng trả nợ của hộ nghèo là thấp. Chính vì lẽ đó cùng với việc cung ứng vốn cho hộ nghèo cần phải giúp đỡ cho họ khắc phục những yếu kém nói trên thì mới có thể nâng cao năng suất trong SXKD để có thể trả nợ và thoát khỏi cảnh nghèo. Việc kết hợp cho vay vốn với những chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư sẽ hạn chế rủi ro trong việc đầu tư, giúp người nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, nâng cao đời sống và trả nợ đúng hạn.
Vì vậy, Đoàn thanh niên các cấp khi nhận uỷ thác cho vay hộ nghèo ngoài việc bảo toàn nguồn vốn cho vay cần phối hợp các ngành triển khai giúp hộ nghèo sử dụng đồng vốn đi vay hiệu quả cần :
+ Cung cấp những kiến thức cơ bản về chăn nuôi, trồng trọt, tư vấn, giúp đỡ thông tin...
+ Mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn, chuyển giao TBKHKT cho hộ nghèo.
+ Hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo đầu tư vào các các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, các chính sách hỗ trợ sản xuất của nhà nước và địa phương. Để việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo kết hợp với nguồn vốn của trung ương và địa phương được tăng cường và phát huy hiệu quả, tránh thất thoát và lãng phí nguồn vốn của Nhà nước.
+ Đoàn thanh niên cần vận động, thuyết phục các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp... sẵn sàng cung ứng giống cây trồng và bao tiêu sản phẩm cho hộ nghèo, gắn sản xuất của hộ nghèo với nền sản xuất hàng hoá tập trung để phát huy vai trò, uy tín và vị thế của tổ chức đoàn trong quá trình nhận uỷ thác.
- Duy trì thường xuyên lịch giao ban giữa Đoàn thanh niên với NHCSXH theo định kỳ (tại cấp tỉnh 01 quý/lần, cấp huyện 02 tháng/lần, cấp cơ sở 1 tháng/
lần). Trong đó, nội dung giao ban phải cụ thể, thiết thực tránh qua loa, hình thức:
Đoàn thanh niên phải có báo cáo đánh giá kết quả hoạt động uỷ thác; rút ra những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn việc làm tốt và tồn tại, nguyên nhân từ đó đề ra các giải pháp khắc phục; dự kiến nhiệm vụ thời gian tới …