Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
1.2. Cơ sở thực tiễn về cải thiện môi trường đầu tư
1.2.1. Thực tiễn hoạt động cải thiện môi trường đầu tư ở một số địa phương trong nước
Với việc coi cải thiện môi trường đầu tư là trọng tâm của công tác xúc tiến đầu tư, thành phố Đà Nẵng được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong nỗ lực tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn. Bốn năm liên tiếp (từ năm 2013 đến năm 2016), Đà Nẵng giành vị trí quán quân trong bảng xếp hạng PCI cả nước. Năm 2017, xếp vị trí thứ 2 sau Quảng Ninh, nhưng Đà Nẵng đạt 70,11/100 điểm, tăng 0,11 điểm so với năm 2016. Đà Nẵng có nhiều chỉ số thành phần có cải thiện về cả điểm số lẫn thứ hạng. Điển hình là chỉ số “Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất”. Từ vị trí thứ 16 (năm 2015), Đà Nẵng đã vươn lên vị trí thứ 11 (năm 2016) và thứ 5 (năm 2017). So với cả nước, doanh nghiệp Đà Nẵng ít gặp cản trở về tiếp cận và mở rộng mặt bằng kinh doanh. Ngoài ra, theo đánh giá của các doanh nghiệp, rủi ro thu hồi đất đã được cải thiện phần nào.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng đã nỗ lực cải thiện các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như tìm kiếm thị trường, tư vấn pháp luật, hỗ trợ đối tác kinh doanh… Tỷ lệ doanh nghiệp đã sử dụng các dịch vụ này đều tăng trong bảng xếp hạng PCI hàng năm, đặc biệt là dịch vụ xúc tiến thương mại, dịch vụ liên quan đến công nghệ, dịch vụ đào tạo kế toán - tài chính… (Theo http://www.vccidanang.com.vn)
Để tạo ra những cú hích mới, chính quyền thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi cũng như nỗ lực trong cải cách hành chính, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, bảo đảm môi trường sống lành mạnh, an toàn cho nhà đầu tư.
UBND thành phố cùng các sở, ban, ngành đã ban hành nhiều văn bản, qua đó đẩy mạnh cải cách TTHC hướng đến sự chuyên nghiệp và hiện đại hóa cao trong từng bộ phận; đặc biệt là cải cách TTHC toàn diện liên quan đến quá trình tiếp cận tìm hiểu đầu tư, triển khai dự án và hoạt động chính thức trên tất cả các lĩnh vực từ đầu tư, xây dụng, thuế, hải quan và các dịch vụ công khác.
Thuế và Hải quan là hai lĩnh vực gắn bó chặt chẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các NĐT. Để hỗ trợ cho các đơn vị, DN, ngành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Thuế và Hải quan thành phố đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh thời gian giải quyết thủ tục về thuế, thông quan hàng hóa. Trong đó, cơ quan thuế thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, giao lưu trực tuyến giải đáp các vướng mắc cho người nộp thuế một cách nhanh chóng, kịp thời. Bên cạnh đó, toàn ngành đẩy mạnh áp dụng tiến bộ về CNTT nhằm hiện đại hóa và đơn giản hóa các thủ tục về nộp thuế. Cục Hải quan Đà Nẵng thực hiện nhiều giải pháp cải cách hành chính thông qua việc triển khai kịp thời các chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực hải quan, trong đó đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho nguời khai hải quan, người nộp thuế…
Không chỉ vậy, tại các buổi tiếp và làm việc với các đối tác, tập đoàn kinh tế đến tìm hiểu môi trường đầu tư ở thành phố, lãnh đạo thành phố luôn khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để DN đầu tư sản xuất. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Các ngành chức năng cũng như lãnh đạo thành phố luôn tăng cường tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe các ý kiến đóng góp, hiến kế và xử lý, giải quyết kịp thời những vướng mắc, đề xuất của DN; thực hiện triệt để các giải pháp để tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho DN.
Nhìn lại 3 - 4 năm trước, Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một trong những nguyên nhân chính là ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển.
Trước tình hình đó, Đà Nẵng đã triển khai chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp vật tư, nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện ngay từ trong thành phố; mục tiêu đến năm 2020 sẽ có khoảng 100 DN hoạt động trong lĩnh vực này.
Với những nỗ lực nêu trên, Đà Nẵng đã đạt được những kết quả có thể kể đến như: Tổng chi xây dựng cơ bản nguồn vốn trong nước trong 3 năm 2015-2017 ước đạt hơn 14.100 tỷ đồng. Thành phố đã đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều công trình quan trọng có quy mô lớn trên nhiều lĩnh vực như: tuyến đường trục I Tây Bắc, sân vận động Hòa Xuân 20.000 chỗ ngồi, Trung tâm Huấn luyện và đào tạo vận động viên… Đồng thời, thành phố tranh thủ các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn hỗ trợ có mục tiêu và vốn chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
chương trình nông thôn mới trên địa bàn huyện Hòa Vang giai đoạn 2015-2017 hơn 2.100 tỷ đồng...
Bên cạnh đó, công tác đăng ký kinh doanh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước cũng được đặc biệt quan tâm bằng việc tăng cuờng hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Giai đoạn 2015-2017, thành phố thu hút được 256 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đạt trên 273 triệu USD; cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho khoảng 16.000 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện với tổng vốn điều lệ đăng ký đạt trên 50.600 tỷ đồng.
(Theo https://baodanang.vn)
1.2.1.2. Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Ninh
Những năm gần đây, với việc chủ động, sáng tạo thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó tập trung đổi mới toàn diện, căn bản về cải cách hành chính, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả tích cực về cải thiện môi trường đầu tư, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Trong 5 năm liên tiếp (2013 - 2017), tỉnh duy trì trong nhóm các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước. Năm 2017, với số điểm 70,69, Quảng Ninh đã vượt qua Đà Nẵng để lần đầu tiên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017.
(Theo http://www.baoquangninh.com.vn)
Năm 2015, lần đầu tiên tỉnh Quảng Ninh xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện xây dựng một bộ công cụ đánh giá năng lực điều hành kinh tế của chính quyền các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các Sở, Ban, Ngành (Department &
District Competitiveness Index - DDCI) trên cơ sở thăm dò mức độ hài lòng của nhà đầu tư, doanh nghiệp, trong đó nhiều đơn vị làm cụ thể tới cấp phòng, ban nhằm thiết thực cải thiện môi trường đầu tư. Điển hình như tại Cục Hải quan Quảng Ninh, việc triển khai thực hiện DDCI thời gian vừa qua đã được triển khai đến tận các phòng, ban, chi cục. Dự kiến trong thời gian tới, CDCI sẽ được nghiên cứu áp dụng tại các đơn vị như Cục Thuế tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh….
Đây được coi là giải pháp mang tính hiệu quả và đồng bộ để cải thiện chất lượng điều hành các cấp từ tỉnh đến cơ sở, giúp Quảng Ninh bứt phá trong cải thiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao kết quả thu hút đầu tư và cải thiện năng lực canh tranh của tỉnh.
DDCI đã giúp Quảng Ninh “truyền lửa” cải cách từ cấp tỉnh xuống các sở, ban, ngành và địa phương. Với sự quyết liệt cải cách của các sở, ngành, địa phương, nhận thức và hành động của CBCC các cấp đã thay đổi mạnh mẽ, chuyển từ tư duy quản lý sang phục vụ, coi doanh nghiệp là đối tác và khách hàng của hệ thống dịch vụ công, sự hài lòng của doanh nghiệp thực sự trở thành thước đo chuẩn mực đối với chất lượng dịch vụ của cơ quan công quyền. Qua DCCI cũng sẽ tạo kênh thông tin tin cậy, rộng rãi và minh bạch để nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền địa phương và các Sở, Ban, Ngành. (Theo http://www.investinquangninh.vn)
Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hết sức quyết liệt và tiếp tục có nhiều đổi mới, linh hoạt. Đặc biệt, tỉnh đã bám sát Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, coi đây là kim chỉ nam để hành động. Quảng Ninh là một trong số ít tỉnh, thành trong cả nước sớm xây dựng kế hoạch hành động triển khai thực hiện 2 nghị quyết này.
Quảng Ninh còn là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện ký cam kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Năm 2017, tỉnh quyết liệt thực hiện việc cắt giảm 30% thời gian họp, ưu tiên thời gian để xem xét, giải quyết dứt điểm các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp. Với quyết tâm nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năm 2016, tỉnh đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Trong cải cách hành chính, thời gian đăng ký doanh nghiệp giảm từ 3 ngày theo Luật Doanh nghiệp xuống còn 2 ngày; giảm 50-60% thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh; thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan tối đa không quá 45 ngày,... Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, không quá một lần/năm/doanh nghiệp. (Theo http://www.thoibaotaichinhvietnam.vn)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hoạt động đối thoại, hỗ trợ doanh nghiệp cũng được tỉnh triển khai tích cực, góp phần giải quyết khó khăn, kiến nghị của nhà đầu tư. Cùng với các chương trình tiếp xúc thường kỳ của UBND tỉnh, nhiều sở, ngành, địa phương đã chủ động tổ chức gặp mặt, đối thoại doanh nghiệp, giải quyết các khó khăn ngay từ cơ sở... Mô hình “Cafe Doanh nhân” do Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì cũng tạo được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp.
1.2.1.3. Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc
Nói về môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc, ông Toshikazu Bohmuki Tổng Giám đốc Công ty Exedy Việt Nam cho biết: “Trước khi đầu tư, chúng tôi được biết Vĩnh Phúc là địa phương có vị trí địa lý, giao thông thuận tiện cho việc xuất, nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa, có nguồn lao động trẻ, chất lượng cao và khá kỷ luật.
Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho ngành sản xuất, lắp ráp, xe máy, xe hơi… Nhưng đến đầu tư thì những chính sách thông thoáng, ưu đãi, sự quan tâm của chính quyền các cấp, lãnh đạo tỉnh mới là điều làm chúng tôi thực sự hài lòng. Tôi đã từng tham dự chương trình Cafe doanh nhân, đây là một cách làm hay giúp doanh nghiệp thoải mái chia sẻ những vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh đối với chính quyền tỉnh và ngược lại qua đây chính quyền kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”.
Cụ thể hóa Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Chương trình hành động bằng 9 nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương gồm: Tổ chức tuyên truyền, nghiên cứu, quán triệt và nâng cao nhận thức tăng cường hành động của các cấp chính quyền về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; tạo lập môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị trong việc cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; nâng cao vai trò của các tổ chức hội, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; huy động nguồn lực phát triển doanh nghiệp; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Cụ thể, thời gian qua, tỉnh đã mở 64 lớp đào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tạo cho gần 7.000 lượt người tham dự với các chuyên đề về quản trị doanh nghiệp và khởi sự doanh nghiệp; quy hoạch gần 500 ha đất sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh; cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp xuống còn 3 ngày (trước đây là 5 ngày) theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
ngành thuế Vĩnh Phúc đã tiến hành tập huấn kê khai thuế qua mạng Internet cho 100% doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Cắt giảm số giờ kê khai thuế GTGT theo tháng xuống kê khai theo quý. Bãi bỏ bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra trong hồ sơ kê khai thuế GTGT. Cắt giảm thời gian kiểm tra tước hoàn thuế GTGT từ 60 ngày xuống còn 40 ngày. Cắt giảm thủ tục hành chính để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước từ 537 giờ/năm xuống còn 117 giờ/năm. Tính đến hết tháng 2/2017, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã cho các doanh nghiệp vay ước trên 20.260 tỷ đồng… Đặc biệt, chương trình đối thoại doanh nghiệp thực hiện theo mô hình “cafe doanh nhân”
bước đầu tạo ra sự chuyển động của bộ máy chính quyền trong việc nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng coi trọng hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ, thực hiện tốt việc chăm sóc nhà đầu tư từ khi nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư, thực hiện đầu tư và cả giai đoạn đầu tư đi vào hoạt động. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, công khai minh bạch các thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, tiến tới mục tiêu lâu dài giải quyết cơ bản các thủ tục đầu tư qua Internet... Cụ thể, các thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ, biểu mẫu, hướng dẫn chi tiết về các thủ tục hành chính, thời gian giải quyết, mức phí, lệ phí đều được đăng tải tại các Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ và niêm yết trước các cơ quan cũng như trên Cổng thông tin điện tử của các cơ quan liên quan. Việc công khai các nội dung này giúp người dân và các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. Dự án eRegulations III (Hệ thống quy định điện tử Việt Nam III) được triển khai nhằm xây dựng trang web E-regulations của tỉnh với mục đích công khai các thủ tục, quy trình đầu tư tích hợp với Hệ thống điện tử của UNCTAD, tạo sự kết nối với cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế. Trang web của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh thường xuyên đăng tải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
các thông tin về các dự án kêu gọi đầu tư, cơ hội đầu tư, các thủ tục đầu tư, các tin tức, sự kiện liên quan tới các hoạt động đầu tư của tỉnh....
Có thể nhận thấy sức hấp dẫn, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và các hoạt động xúc tiến đầu tư của Vĩnh Phúc thời gian qua phát huy rất hiệu quả khi 10 tháng đầu năm 2017, tổng vốn đầu tư các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các KCN đã tăng 36% về vốn so với cùng kỳ năm 2016 và vượt 13% kế hoạch năm 2017. Các nhà đầu tư thứ cấp khi đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc còn được hỗ trợ về giá thuê hạ tầng, cụ thể: UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định 36/2017/QĐ-UBND về hỗ trợ giá thuê hạ tầng đối với các nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất trong các KCN được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách theo Nghị quyết 57/2016 của HĐND tỉnh về một số biện pháp đặc thù thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển DN trên địa bàn tỉnh. Theo đó, danh mục các dự án được hưởng hỗ trợ, mức hỗ trợ và nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ gồm: Ô tô, xe máy, cơ khí chính xác, công nghiệp điện tử, viễn thông và công nghiệp hỗ trợ phục vụ các lĩnh vực nêu trên, phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của tỉnh; các dự án thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích đầu tư phát triển theo Quyết định 66/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ; các dự án dịch vụ phục vụ nhà đầu tư trong KCN (logistics, kho vận, kiểm toán, hải quan, thuế, bảo hiểm); các dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ.
Quyết định cũng nêu rõ việc hỗ trợ đối với các dự án quan trọng có ý nghĩa lớn về KT-XH, phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của tỉnh do Thường trực Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh xem xét, chấp thuận đầu tư, đáp ứng một trong các điều kiện sau: dự án có quy mô vốn đầu tư lần đầu từ 50 triệu USD hoặc 1.200 tỷ VND trở lên; dự án có đóng góp cho ngân sách của tỉnh (thu nội địa) từ 50 tỷ đồng trở lên/năm; dự án của các tập đoàn có thương hiệu toàn cầu, có uy tín và nhà đầu tư cam kết vận động, thu hút đầu tư thêm các dự án thuộc lĩnh vực hỗ trợ phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của tỉnh được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh chấp thuận.
(Theo http://www.baovinhphuc.com.vn)