Thực trạng môi trường đầu tư qua kết quả chỉ số PCI

Một phần của tài liệu Giải Pháp Cải Thiện Môi Trường Đầu Tư Tại Tỉnh (Trang 84 - 89)

3.3. Phân tích thực trạng hoạt động cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên qua các yếu tố ảnh hưởng

3.3.6. Thực trạng môi trường đầu tư qua kết quả chỉ số PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố hằng năm được tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm, xem đây là thước đo quan trọng, khách quan để đánh giá chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh, mức độ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh qua từng năm, nhằm có giải pháp điều chỉnh phù hợp trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp phát triển.

Những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên luôn nỗ lực nhằm cải cách hành chính tại địa phương, tạo cơ chế, chính sách hợp lý, thông thoáng, gọn nhẹ để thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp, người dân, qua đó nâng cao, duy trì thứ hạng PCI của tỉnh ở mức cao trên bảng xếp hạng toàn quốc.

Bảng 3.11: Kết quả chỉ số PCI của Thái Nguyên giai đoạn 2013 – 2017

Năm Điểm tổng hợp Xếp hạng Nhóm điều hành

2013 58,96 25 Khá

2014 61,25 8 Khá

2015 61,21 7 Khá

2016 61,82 7 Tốt

2017 64,45 15 Khá

(Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) Từ Bảng số liệu trên cho thấy, từ năm 2013 đến nay, Thái Nguyên luôn nằm trong nhóm có chất lượng điều hành khá trở lên. Năm 2017, tổng điểm PCI của tỉnh đạt 64,45 điểm, xếp thứ 15 trong bảng xếp hạng và thuộc nhóm điều hành khá. So với năm 2016, PCI của tỉnh đã tụt mất 8 bậc so với năm trước và đang từ nhóm điều hành tốt giảm xuống nhóm điều hành khá. Tuy nhiên, xét về tổng điểm lại tăng tới gần 3 điểm so với năm trước. Điều đáng nói là, trong 5 năm qua dù thứ hạng có lúc ở vị trí thứ 7 nhưng chưa bao giờ Thái Nguyên đạt số điểm cao như vậy. Từ năm 2016 trở về trước tỉnh chỉ đạt số điểm dưới 62.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Kết quả trên đạt được là nhờ những nỗ lực của tỉnh hằng năm tập trung nghiên cứu, rà soát các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành để sửa đổi, bổ sung. Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo PCI của tỉnh Thái Nguyên nhằm giúp cho tỉnh tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; hàng năm xây dựng kế hoạch hoạt động thực hiện kiểm tra đánh giá tình hình triển khai nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 19 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 35 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp. Tổ chức đối thoại công khai định kỳ ít nhất hai lần/năm với cộng đồng doanh nghiệp, báo chí để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn.

Tuy có nhiều tiến bộ trong việc nâng cao, giữ vững chỉ số PCI, trong việc chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế-xã hội, nhưng Thái Nguyên vẫn còn những vấn đề cần phải cố gắng hơn, đó là: Sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, nhà đầu tư chưa linh hoạt, quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành thực hiện chưa thực sự tốt. Trong đối thoại và hỗ trợ doanh nghiệp, một số ngành, địa phương còn vắng mặt, chưa chấp hành tốt sự phân công, chỉ đạo của HĐND, UBND tỉnh trong việc giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn khi có yêu cầu. Việc phối hợp báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện của một số đơn vị còn chậm, chưa kịp thời. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư và thực hiện các thủ tục về đất đai vẫn còn gặp khó khăn, vướng mắc. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, khai thác và công khai, minh bạch thủ tục hành chính thực hiện còn chưa triệt để.

Để khắc phục những bất cập nêu trên và giữ vững, nâng cao hơn chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thời gian tới đây, tỉnh Thái Nguyên cần tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác cải cách hành chính. Các ngành, địa phương tiếp tục rà soát, cập nhật các quy định hiện hành, bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Tổ chức công khai, minh bạch thủ tục hành chính tại các bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của tất cả các ngành, các cấp, địa phương...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.3.6.2. So sánh kết quả PCI Thái Nguyên trong tương quan Khu vực miền núi phía Bắc

Trong giai đoạn 2016 - 2017, năng lực điều hành của các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc có sự chênh lệch và khác biệt lớn nhất về chất lượng điều hành giữa các tỉnh. Từ Lào Cai luôn xếp ở vị trí dẫn đầu đến Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu nằm cuối bảng xếp hạng PCI. Thái Nguyên có sự bứt phá mạnh mẽ từ nhóm cuối trong bảng xếp hạng khu vực lên duy trì ở top 2 khu vực trong 2 năm trở lại đây.

Chỉ số PCI khuyến khích chính quyền các tỉnh cải thiện chất lượng công tác điều hành bằng cách chuẩn hóa điểm số xung quanh các thực tiễn điều hành kinh tế tốt sẵn có tại Việt Nam mà không dựa trên các tiêu chuẩn điều hành kinh tế lý tưởng nhưng khó đạt được.

Bảng 3.12: Kết quả PCI của các tỉnh thuộc Khu vực miền núi phía Bắc năm 2016 và 2017

TT Tỉnh

2016 2017 Thay đổi

thứ hạng 2017/2016 Điểm

số

Thứ

hạng Điểm số Thứ hạng

1 Lào Cai 63,49 5 64,98 11 -6

2 Thái Nguyên 61,82 7 64,45 15 -8

3 Phú Thọ 58,60 29 62,55 27 2

4 Bắc Giang 58,20 33 62,20 30 3

5 Tuyên Quang 57,43 45 61,51 39 6

6 Yên Bái 57,28 47 60,72 46 1

7 Điện Biên 56,48 53 60,57 48 5

8 Hòa Bình 56,80 52 59,42 52 0

9 Lạng Sơn 56,29 55 59,27 53 2

10 Hà Giang 55,40 59 59,16 55 4

11 Sơn La 55,49 58 58,90 57 1

12 Cao Bằng 52,99 63 58,89 58 5

13 Bắc Kạn 54,60 60 58,82 59 1

14 Lai Châu 53,46 62 58,82 60 2

(Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

So với năm 2016, tất các tỉnh trong khu vực miền núi phía Bắc đều có sự cải thiện về điểm số và hầu hết đều tăng thứ hạng trong bảng xếp hạng PCI cả nước. Về mặt thứ hạng trong 63 tỉnh, thành trên cả nước, khu vực miền núi phía Bắc có 12 tỉnh tăng và 2 tỉnh giảm vị trí là Lào Cai và Thái Nguyên.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao PCI Thái Nguyên không giảm điểm mà thứ hạng lại tụt khá sâu? Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì những năm gần đây PCI trở thành phong trào thi đua thực sự của các tỉnh, thành phố, đặc biệt là với các địa phương đang đẩy mạnh cải thiện chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Nhờ đó, khi đánh giá chỉ số PCI hàng năm, nhiều tỉnh, thành đã cải thiện số điểm thành phần, tạo sự cạnh tranh gay gắt hơn.

Không dễ để một địa phương có thể thăng hạng hoặc trụ hạng thành công và nếu lơ là, bất kỳ địa phương nào cũng có thể rớt hạng.

Tổng điểm của Thái Nguyên so với mặt bằng chung không phải thấp. Độ chênh giữa tổng điểm của tỉnh với tổng điểm của các địa phương trong tốp 5 tỉnh, thành xuất sắc nhất không quá lớn, chỉ khoảng từ 2 đến 6 điểm và cũng chỉ chênh so với các tỉnh, thành ở nhóm thấp hơn khoảng 1 đến 3 điểm. Những năm vừa qua, do chất lượng điều hành kinh tế của Thái Nguyên được cải thiện nên tâm lý của doanh nghiệp ngày càng lạc quan, tin tưởng vào triển vọng kinh doanh ở địa phương. Tỉ lệ doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tăng, số lượng doanh nghiệp giảm quy mô hoặc đóng cửa rất thấp. Đáng chú ý trong đó có các doanh nghiệp vốn FDI tiếp tục gia tăng vốn đầu tư để tăng quy mô sản xuất.

Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá, những gánh nặng thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, bảo hiểm xã hội, thuế, lao động đã được giảm bớt nhiều so với trước; việc chi trả chi phí không chính thức, hoặc tình trạng nhũng nhiễu đã giảm đáng kể.

Tuy vậy, PCI Thái Nguyên năm 2017 có 4 chỉ số thành phần giảm điểm so với năm trước là: (1) Chỉ số gia nhập thị trường; (2) chi phí thời gian; (3) chi phí không chính thức và (4) cạnh tranh bình đẳng. Trước thực tế các địa phương đang thực sự nỗ lực và dành sự quan tâm đặc biệt cả về ý chí lẫn nguồn lực để cải thiện chỉ số PCI, thì kết quả đạt được của tỉnh trong năm 2017 vẫn là chưa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đủ. Tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực như thuế, hải quan, kiểm tra chuyên ngành, bảo hiểm xã hội…, đề ra các giải pháp khắc phục những chỉ số thành phần giảm điểm, có điểm số đạt thấp, đồng thời phát huy những chỉ số có điểm số tăng và không ngừng nâng cao chất lượng điều hành của chính quyền để có kết quả PCI khả quan hơn trong những năm tới.

3.3.6.3. So sánh kết quả 10 chỉ số thành phần PCI Thái Nguyên qua hai năm 2016, 2017

Đồ thị 3.1: So sánh 10 chỉ số thành phần PCI Thái Nguyên qua 2 năm 2016, 2017

(Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) Nhìn vào đồ thị trên, có thể thấy xét số điểm trong 10 chỉ số thành phần của PCI, năm 2017 Thái Nguyên có 4 chỉ số thành phần giảm điểm so với năm 2016, nhưng mức giảm cũng không đáng kể. Chỉ số gia nhập thị trường giảm 1,35 điểm;

chi phí thời gian giảm 0,47 điểm; chi phí không chính thức giảm 0,10 điểm và cạnh tranh bình đẳng giảm 0,4 điểm. Trong khi đó, 6 chỉ số tăng điểm (tiếp cận đất đai, tính minh bạch, tính năng động của chính quyền, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tạo lao động, thiết chế pháp lý và anh ninh trật tự) đều có mức tăng khá, trong đó đáng lưu ý chỉ số về hỗ trợ doanh nghiệp tăng 1,11 điểm và chỉ số về tính năng động của chính quyền tăng 0,73 điểm. Tuy có 4 chỉ số giảm điểm nhưng số điểm giảm không nhiều, trong khi 6 chỉ số tăng điểm khá cao nên tổng điểm của tỉnh vẫn tăng.

Một phần của tài liệu Giải Pháp Cải Thiện Môi Trường Đầu Tư Tại Tỉnh (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)