Đánh giá chung về cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải Pháp Cải Thiện Môi Trường Đầu Tư Tại Tỉnh (Trang 90 - 95)

3.4. Đánh giá hoạt động cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên

3.4.2. Đánh giá chung về cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp: Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật được đẩy mạnh, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Tỉnh đã xem xét nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp như: Xây dựng quy định về ưu đãi đầu tư liên quan đến các lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Y tế - Giáo dục trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 69/NĐ-CP của Chính phủ; Quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1056/UBND-KTN ngày 7/5/2014 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 25/4/2015 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quy định về trình tự thủ tục thực hiện dự án theo hình thức PPP theo Nghị định 15/NĐ-CP của Chính phủ; Quy định về quản lý dự án đầu tư từ ngân sách Nhà nước; Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Quy định về quản lý chất lượng xây dựng công trình trên địa bàn; Quy định một số nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

dung về quản lý, đầu tư xây dựng Khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ... Tất cả đã được các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoan nghênh và ủng hộ. Chính quyền cũng đã tập trung tháo gỡ khó khăn về khung pháp lý cho hoạt động đầu tư, ban hành các quy định về cải tiến thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư, quản lý quá trình thực hiện dự án đầu tư… Trong những năm qua, những hội nghị, những cuộc làm việc trực tiếp của lãnh đạo tỉnh đối với doanh nghiệp trên địa bàn, nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn, chung tay cùng doanh nghiệp đã được đưa ra và đã có những tác động tích cực. Qua những lần đối thoại trước với lãnh đạo tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp đã thấy những hiệu quả nhất định, nhiều khó khăn vướng mắc đã được tháo gỡ. Tăng cường cải thiện điều kiện CSHT, nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý và sự phối hợp của chính quyền. Cùng với việc đơn giản hoá thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp là việc công khai các quy trình và thời gian giải quyết các thủ tục nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

3.4.2.2. Những tồn tại, hạn chế

Sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, nhà đầu tư còn chưa linh hoạt và chặt chẽ; quy chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành thực hiện chưa thực sự nghiêm túc.

Công tác phối hợp báo cáo, đánh giá kết quả kiểm tra kết quả thực hiện của một số đơn vị còn chậm, chưa kịp thời.

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư và việc thực hiện các thủ tục về đất đai vẫn còn gặp khó khăn, vướng mắc nhất định.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin đầu tư cho bộ phận một cửa, một cửa liên thông ở một số sở, ngành, địa phương chưa đồng bộ; Chưa thành lập được Trung tâm Hành chính công để thực hiện thống nhất một đầu mối đối với các thủ tục hành chính công cấp tỉnh.

Nguồn lực tài chính tập trung tạo quỹ đất sạch gắn với kết cấu hạ tầng đồng bộ còn hạn chế, mà hầu hết các dự án khi đăng ký đều có tiến độ thực hiện ngay nhưng không triển khai xây dựng được mà luôn phải chờ đất sạch. Đây là tồn tại vướng mắc lớn nhất trong công tác thu hút đầu tư, đã làm giảm sức hấp dẫn các nhà đầu tư khi đến tìm hiểu đầu tư vào Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, khai thác và công khai, minh bạch thủ tục hành chính thực hiện chưa triệt để.

Công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến về chủ trương, cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương đến các tổ chức, cá nhân đôi lúc chưa kịp thời.

Năng lực tài chính, kinh nghiệm của một số nhà đầu tư trong sản xuất, kinh doanh còn hạn chế; một số nhà đầu tư sau khi được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc được chấp thuận chủ trương đầu tư thì chậm hoặc không thực hiện triển khai dự án theo đúng tiến độ đề ra.

Năng lực chuyên môn của một số bộ phận công chức chuyên ngành công vụ chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là ở cấp xã, phường; một số cơ quan đơn vị chậm cải tiến, đổi mới phương pháp lề lối làm việc trong thực thi công vụ,..

Công tác tổ chức của một số Hội doanh nghiệp cấp huyện hoạt động không đều, nên chưa kịp thời nắm bắt được khó khăn vướng mắc cũng như truyền tải các chính sách hỗ trợ đến doanh nghiệp.

3.4.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, văn bản chính sách của Nhà nước thường xuyên thay đổi, ban hành nhiều văn bản chống chéo nhau

Các nhà đầu tư đưa ra rằng hiện nay trong quản lý đầu tư xây dựng ở Việt Nam có trên 800 loại văn bản (tiêu chuẩn, định mức, đấu thầu, quản lý dự án, quản lý chất lượng thanh toán…). Vì vậy, các doanh nghiệp đề xuất cần phải tiến hành rà soát, huỷ các văn bản không còn hiệu lực, gộp các văn bản đã ban hành và điều chỉnh bổ sung các quy định vào một văn bản chính thức. Nhiều quy định, chính sách lại tản mạn nên khó thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Thứ hai, các quy định pháp luật có liên quan của cả TW và địa phương chưa đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, nhất quán, hợp lý và chưa tiên liệu được.

Thứ ba, nguồn lao động của tỉnh chưa đáp ứng được so với nhu cầu đầu tư.

Số lao động lành nghề, chuyên nghiệp và có trình độ cao còn ít, chưa theo kịp yêu cầu phát triển trong các ngành dịch vụ và công nghiệp, nhất là khả năng giao tiếp ngoại ngữ trong ngành du lịch, kỹ năng chuyên môn vận hành máy móc kỹ thuật cao trong ngành sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Thứ tư, đội ngũ doanh nghiệp của địa phương chưa thực sự mạnh và năng lực cạnh tranh thấp. Điều này thể hiện ở các mặt sau: Bên cạnh một số doanh nghiệp có quy mô đầu tư lớn thì nhìn chung phần lớn còn nhỏ lẻ; Thiếu vốn đầu tư; Công nghệ đổi mới chưa nhiều, chưa hiện đại; Sản xuất chưa có sản phẩm cạnh tranh cao; Chất lượng lao động chưa đáp ứng nhu cầu. Một trong số những nhuyên nhân chính ở đây là lao động quản lý hạn chế về năng lực, trình độ và chưa được cọ xát nhiều. Việc kinh doanh vẫn dựa vào quan hệ hơn là năng lực thực sự của mình, chưa tiếp cận được với các thị trường. Nhiều doanh nghiệp có tâm lý bao cấp, ỷ lại và chờ vào nhà nước, tự ti và không dám vươn khỏi môi trường kinh doanh quen thuộc.

Thứ năm, hệ thống cung cấp thông tin về điều kiện đầu tư và quảng bá hình ảnh còn yếu, manh mún. Các dịch vụ phát triển kinh doanh và trợ giúp doanh nghiệp còn thụ động và chất lượng thấp. Chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư chưa thực sự đến với doanh nghiệp, mặc dù các ngành đều có cơ chế tiếp nhận thông tin nhưng chưa thực sự đầy đủ và chính xác. Hoạt động của một số trung tâm xúc tiến đầu tư và kinh doanh còn chưa hệ thống và thiếu định hướng theo mục tiêu. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến còn thiếu tính chuyên nghiệp.

Các tổ chức đại diện của cộng đồng doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả. Hệ thống tư vấn, trợ giúp, hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh phát triển còn hạn chế, mới tập trung ở một số đơn vị sự nghiệp nhà nước nhưng ngân sách hỗ trợ rất hạn hẹp và ít biên chế. Tỉnh thiếu một diễn đàn công khai, hiệu quả tập trung tiếng nói của doanh nghiệp và nhà đầu tư, kết nối các quan hệ giữa doanh nghiệp, nhà đầu tư với các cơ quan quản lý nhà nước.

Thứ sáu, cơ chế hợp tác trong quản lý, điều hành thực hiện các chính sách chưa tốt. Hiệu quả thực hiện các chính sách chưa cao và thiếu hiệu lực. Năng lực chuyên môn hạn chế của một bộ phận công chức khi thi hành công vụ cũng là vật cản và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư của tỉnh. Công tác rà soát chỉnh sửa, bổ sung các chính sách thực hiện chưa đồng bộ giữa các ngành, các cấp. Cải cách hành chính và thực hiện cơ chế “một cửa” tại các đơn vị liên quan đến đầu tư đã được xác lập, hoạt động nhiều khi còn mang tính hình thức. Hành động cụ thể của cán bộ nhà nước vẫn bị ảnh hưởng nặng và nằm trong cơ chế “xin-cho”, chưa chuyển sang được cơ chế tự hành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Thứ bảy, việc tập trung nguồn lực đầu tư chưa có trọng điểm. Do thiếu nguồn vốn nên công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các KCN không đồng bộ, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp muốn đầu tư nhưng phải chờ hạ tầng cơ sở; Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung như giao thông, điện, nước... Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa đồng bộ, chồng chéo, thiếu công khai. công trình ngoài hàng rào khu công nghiệp còn rất hạn chế giá thuê đất cũng như các chính sách hỗ trợ, các khu tái định cư hình thành chậm, làm ảnh hưởng tới công tác giải phóng mặt bằng. Thiếu quỹ đất sạch, việc giải phóng mặt bằng còn chậm và kéo dài do cơ chế, chính sách đền bù giữa các thời điểm cận kề khác nhau, vì vậy giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, hiện tượng người dân khiếu nại còn xảy ra nhiều, không có sự chuẩn bị mặt bằng trước nên việc thu hút các nhà đầu tư vào KCN còn hạn chế. Tỉnh đã có kế hoạch cụ thể và đạt được những kết qủa bước đầu nhưng việc triển khai phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn cần sớm được khắc phục. Mặt khác do điều kiện cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các địa phương ngày càng gay gắt. Tỉnh Thái Nguyên đang phải cố gắng cạnh tranh với các địa phương xung quanh vốn có thị trường tiêu thụ phát triển hơn nên cũng là nguyên nhân làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư một cách tương đối. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư thiện thiếu tính chuyên nghiệp và linh hoạt mới chỉ phù hợp với doanh nghiệp và dự án có quy mô nhỏ chưa phù hợp với doanh nghiệp và các dự án lớn. Cho nên, môi trường đầu tư của tỉnh chưa làm tăng lòng tin của nhà đầu tư hiện tại vào các chính sách, những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh tại địa phương. Vì thế, để khắc phục những mặt hạn chế của môi trường đầu tư và những nguyên nhân gây ra những hạn chế đó cần có các biện pháp triển khai để tăng thêm sức hấp dẫn và điều kiện hấp thụ vốn đầu tư trong môi trường đầu tư ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Giải Pháp Cải Thiện Môi Trường Đầu Tư Tại Tỉnh (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)