Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ KINH
1.1. Tổng quan lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.6. Các chỉ tiêu dùng trong đánh giá hiệu quả kinh doanh
Để đánh giá tổng quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh, người ta thường sử dụng chỉ tiêu doanh lợi. Các chỉ tiêu này phản ánh mức lời của doanh nghiệp. Ngoài ra còn sử dụng nhiều chỉ tiêu khác để phản ánh hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.
1.1.6.1. Nội dung phân tích kết quả kinh doanh
Phân tích kết quả kinh doanh giúp cho doanh nghiệp xác định được đầy đủ những nguyên nhân tác động đến quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh [2] Từ đó có những quyết định kinh doanh hiệu quả. Bao gồm:
Phân tích hoạt động kinh doanh;
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh;
Phân tích các biến động chi phí sản xuất kinh doanh;
Phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp;
Phân tích biến động doanh thu….
1.1.6.2. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh doanh
a - Chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hoặc mức hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp thu được.
Lợi nhuận kinh doanh = doanh thu - chi phí (1.3)
Lợi nhuận kinh doanh bao gồm: Lợi nhuận thu được từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; lợi nhuận thu được từ kết quả hoạt động tài chính;
lợi nhuận khác.
Phương pháp tính:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Tổng giá vốn hàng bán (1.4) Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp - Tổng chi phí BH và QLDN (1.5)
b - Sức sản xuất của tổng tài sản:
SSXTS =
Doanh thu thuần
(1.6) Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
c - Sức sinh lợi của tổng tài sản (ROA):
SSLTS =
Lợi nhuận
= ROA (1.7)
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng tài sản bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
d - Sức sản xuất của nguồn vốn chủ sở hữu
SSXVCSH =
Doanh thu thuần
= ROE (1.8) Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
e - Sức sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu (ROE):
SSLVCSH =
Lợi nhuận sau thuế
= ROE (1.9) Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
g - Sức sản xuất của chi phí:
SSXCP =
Doanh thu thuần
(1.10) Tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
h - Sức sinh lợi của chi phí:
SSLCP =
Lợi nhuận
(1.11) Tổng chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.1.6.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào a - Sức sản xuất của lao động bình quân:
SSXLĐ =
Tổng doanh thu
(1.12) Tổng lao động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, 1 lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Nó phản ánh lao động có ích trong quá trình hoạt động kinh doanh.
b - Sức sinh lợi của lao động:
SSLLĐ =
Tổng lợi nhuận
(1.13) Tổng lao động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ, một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
c - Sức sản xuất của tài sản cố định:
SSXTSCĐ =
Doanh thu thuần
(1.14) Tài sản cố định bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng TSCĐ bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
d - Sức sinh lợi của tài sản cố định:
SSLTSCĐ =
Lợi nhuận
(1.15) Tài sản cố định bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng TSCĐ bỏ ra thì kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
e - Sức sản xuất của tài sản lưu động:
SSXTSLĐ =
Doanh thu thuần
(1.16) Tài sản lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng TSLĐ bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
f - Sức sinh lợi của tài sản lưu động:
SSLTSLĐ =
Lợi nhuận
(1.17) Tài sản lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng TSLĐ bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
g - Tốc độ luân chuyển TSLĐ trong năm:
TĐLCTSLĐ =
Doanh thu
(1.18) Tài sản lưu động bình quân