Chương 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
3.1. Phương hướng, mục tiêu hoạt động của Công ty trong thời gian tới
Tuy vậy số lượng các Công ty tham gia vào thị trường ngày càng gia tăng nhanh chóng. Do đó mức độ cạnh tranh sẽ rất quyết liệt. Hướng cạnh tranh chủ yếu vẫn là về chất lượng và giá cả. Những Công ty nào đem lại mặt hàng có chất lượng tốt và giá rẻ thì sẽ được thị trường chấp nhận. Sự cạnh tranh chủ yếu ở các vùng nông thôn, là thị trường quan trọng bậc nhất của các Công ty trong lĩnh vực thức ăn gia súc. Bên cạnh đó tiềm lực tài chính cũng đóng vai trò quan trọng trong thị trường cạnh tranh găy gắt như vậy.
Công ty TNHH Thanh Bình là một doanh nghiệp hoạt động dựa trên thế mạnh là Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường, có mạng lưới phân phối rộng khắp các xã, huyện, tỉnh trong cả nước và hoạt động có hiệu quả, có quan hệ tốt với các nhà cung ứng.Tiềm lực tài chính của Công ty khá tốt, công ty có thể dự trữ nguyên vật liệu để sản xuất cho nửa năm một cũng như có khả năng sản xuất cung cấp hàng cho các đại lý.
Về mặt tài chính, Công ty đã có kế hoạch tăng vốn điều lệ với mục đích sẽ xây dựng thêm các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, do đó kêu gọi sự góp vốn thêm từ bên ngoài để tăng cường tiềm lực tài chính. Tuy nhiên để có thể kêu gọi thêm nguồn tài trợ từ bên ngoài, công ty cần giải quyết tốt việc quản lý vốn lưu động mà chủ yếu là các khoản phải thu, đặc biệt là chú trọng trong kinh doanh hoạt động tài chính. Trong bối cảnh đó, việc phân tích tài chính càng trở nên quan trọng. Công ty cần thực hiện cơ cấu lại các tài sản và lựa
chọn nguồn tài trợ phù hợp, bảo đảm một nền taì chính lành mạnh và tạo ra khả năng sinh lợi tốt nhất.
3.1.1. Cơ hội và thách thức của ngành sản xuất thức ăn gia súc ở Việt Nam Cơ hội:
-Việt Nam là một thị trường tiềm năng về nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi. Đây là cơ hội cực kỳ thuận lợi cho tất cả các công ty, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm khai thác nhu cầu rộng lớn về thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi.
- Trong những năm gần đây Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển ngành chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Ngành chăn nuôi nước ta phát triển khá nhanh theo hướng chăn nuôi trang trại, quy mô lớn. Do vậy, nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi ngày càng gia tăng mạnh ở hầu hết các tỉnh trong cả nước.
- Ngày nay, xu hướng tiêu dùng là những sản phẩm có chất lượng nên đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng của mình thì mới tồn tại được, những công ty, doanh nghiệp chất lượng không tốt thì dần dần sẽ bị thu hẹp thị trường.
- Theo nghị định số 08/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn của Chính phủ quy định thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không gây hại cho sức khỏe của vật nuôi, con người sử dụng sản phẩm vật nuôi và môi trường.
Thách thức
- Mặc dù là một nước nông nghiệp nhưng Việt Nam vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hàng năm vẫn phải nhập khoảng hơn 1 tỷ đô la Mỹ nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong đó phần lớn là các mặt hàng khô đậu tương, bột cá và ngô. Năm 2010 diện tích và sản lượng các loại hoa mầu, đặc biệt là ngô trong nước sụt giảm khiến cho lượng nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài ngày càng tăng.
- Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam lệ thuộc quá nhiều nguyên liệu nhập khẩu khiến giá cả sản phẩm thức ăn chăn nuôi luôn biến động, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam trở nên bấp bênh, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi và người chăn nuôi gặp không ít khó khăn.
- Trong những năm qua ngành chăn nuôi chúng ta đã đang và sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro do dịch bệnh: dịch tai xanh, lở mồm, long móng đối với lợn, dịch cúm gia cầm… khiến nhiều người chăn nuôi phải treo chuồng trại, đây là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Do thị trường thức ăn chăn nuôi của nước ta rất tiềm năng nên ngày càng nhiều công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực này, do đó mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt.
- Mặc dù giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng cao nhưng giá đầu ra của ngành chăn nuôi bấp bênh không ổn định, điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý người chăn nuôi, họ sợ thua lỗ nên không dám đầu tư mạnh.
3.1.2. Phương hướng hoạt động của công ty 3.1.3. Mục tiêu của Công ty
Trong những năm tới, công ty có những mục tiêu sau:
- Tạo doanh thu năm sau cao hơn năm trước từ 20% đến 30% để tạo ra thu nhập ổn định cho người lao động.
- Hoàn thiện công tác vận chuyển hàng hóa an toàn và tiết kiệm.
- Xây dựng mối quan hệ bạn hàng trong cả nước để tạo thuận lợi cho việc bán hàng.
- Phát triển rộng thị trường trong nước thông qua việc tìm kiếm các đại lý phân phối sản phẩm.
- Đầu tư xây dựng hình ảnh và thương hiệu của công ty.
- Đổi mới và hoàn thiện công tác bán hàng.
- Đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường.
- Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
- Hoàn thiện đội ngũ công nhân viên.
- Đầu tư các lĩnh vực mà công ty có lợi thế.
a) Mục tiêu ngắn hạn của công ty (Giai đoạn 2014 – 2015)
- Về nguồn nhân lực: Công ty tập trung nâng cao trình độ trung bình của nhân viên. Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận Marketing.
- Về phát triển thị trường và khẳng định thương hiệu: Mở rộng thị trường tiêu thụ ở miền Bắc thông qua việc xây dựng hệ thống mạng lưới các đại lý, các cửa hàng bán lẽ để giữ vững thị trường cạnh tranh.
- Về quy mô kinh doanh: Đa dạng hóa các hoạt động của công ty vào các lĩnh vực dịch vụ tài chính, cho thuê nhà xưởng, chế biến thực phẩm.
- Về cơ sở vật chất: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì để chủ động tạo ra các loại sản phẩm có nhiều kích cở khác nhau.
b) Mục tiêu dài hạn của công ty (Giai đoạn 2015 – 2020)
Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty, cụ thể:
- Về cơ sở vật chất, kỷ thuật: Đầu tư thêm máy móc sản xuất hiện đại để tăng năng suất và đáp ứng nhu cầu của thị trường:
- Về tiêu thụ sản phẩm: Công ty phấn đấu sản lượng sản xuất và tiêu thụ phải đạt 15.000 - 20.000 tấn/ thức ăn gia súc và gia cầm mỗi tháng.
- Về quy mô kinh doanh: Mở rộng thị trường tiêu thụ ở miền Bắc và và tây nguyên. Mở rộng các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ như chế biến thực phẩm, dịch vụ cho thuê nhà xưởng, mua bán nợ …
- Về tài chính: Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình để tạo tiềm lực cạnh tranh, không đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực tài chính không hiệu quả.
- Về thương hiệu: Phát triển thương hiệu "Thanh Bình" hiện tại của công ty vững mạnh.
- Về nguồn nhân lực: Tạo bầu không khí làm việc trong công ty theo tác phong công nghiệp, thân ái, đoàn kết, phát huy tính sáng tạo, năng lực của đội ngũ nhân viên.
- Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội: Với phương châm của công ty
“Phục vụ người chăn nuôi hiệu quả nhất” để bảm bảo lợi nhuận cho khách hàng và cả công ty hài hòa. Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động xã hội từ thiện để góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.