Chương 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công
3.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý vốn, để quản lý nguồn vốn công ty cần phải:
- Kết hợp chặt chẻ sự vận động của tiền và hàng hoá trong lưu thông.
- Mỗi khi bỏ vốn kinh doanh hay đầu tư dài hạn một lĩnh vực nào cần phải xây dựng phương án kinh doanh, để đảm bảo nhìn thấy khả năng lời lỗ, rũi ro có thể xảy ra đề xuất các biện pháp phòng ngừa.
*Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định có đặc điểm sử dụng dài hạn, chi phí sử dụng vốn cố định được chuyển dần vào hàng hoá. Việc tài sản cố định tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, cũng như để giảm hao phí, tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hoá thì công ty cần phải:
- Tăng khối lượng hàng hoá sản xuất, làm được đều này sẽ khai thác hết công suất của tài sản và góp phần làm giảm chi phí tài sản cố định trên một đơn vị hàng hoá, nhờ đó sẽ tăng sức cạnh tranh của sản phẩm bằng cách giảm giá.
- Xây dựng kết cấu tài sản cố định hợp lý:
+ Kết cấu TSCĐ hợp lý khi tỷ trọng TSCĐ, nhất là máy móc, trang thiết bị phải lớn hơn tỷ trọng vốn lưu động.
+ Tỷ trọng TSCĐ đang sử dụng trong SXKD phải chiếm tỷ trọng lớn.
Ngược lại, tỷ trọng TSCĐ chờ thanh lý phải chiếm tỷ trọng nhỏ.
+ Tỷ trọng TSCĐ phục vụ trực tiếp cho quá trình kinh doanh phải chiếm tỷ trọng lớn so với giá trị TSCĐ phục vụ gián tiếp trong quá trình kinh doanh.
- Sử dụng hợp lý quỹ khấu hao TSCĐ:
+ Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý cho từng loại TSCĐ nhằm bảo đảm thu hồi đầy đủ vốn cố định, kịp thời, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và mở rộng TSCĐ.
+ Đối với quỹ sữa chửa TSCĐ lớn phải thiết kế phương án sữa chửa và xây dựng hệ thống định mức sử dụng vật chất cho quá trình sữa chưa lớn.
- Lập phương án thanh lý những TSCĐ: hoạt động công suất thấp, kém hiệu quả.
* Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần phải:
- Tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá cho phép, không cần tăng thêm vốn lưu động giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Tránh tình trạng sản xuất không bán được, hàng tồn kho quá lớn, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
- Tăng cường thanh toán qua ngân hàng, vừa tiện lợi, vừa nhanh gọn giảm chi phí và thất thoát.
- Quản lý vốn ở các đại lý, tránh bị chiếm dụng vốn.
- Kiểm tra định kì hàng tồn kho vào cuối mỗi tháng, giám sát chặt chẻ không để tình trạng bị hư hỏng, mất mát. Theo dõi, quản lý tốt hàng hoá,
nguyên vật liệu tồn kho, phân loại hàng tồn kho để kịp thời tổ chức thanh lý hàng tồn kho ứ động, kém phẩm chất để giải phóng vốn và kho bãi. Hàng tồn kho được dự trữ tốt cũng đả góp phần làm tăng khả năng thanh toán nhanh của công ty.
- Đôn đốc việc thu hồi nợ: Có chiết khấu cho khách hàng trả tiền trước thời hạn.
- Xem xét tình hình tiêu thụ của các năm trước, giữa các quý, vùng, mùa vụ để dự tính mức sản xuất hợp lý bảo đảm cung cấp kịp thời, không để tồn kho quá nhiều và thiếu hàng hoá.
- Tỷ lệ nợ của công ty còn cao, công ty cần tích cực kêu gọi đầu tư từ các tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp, để giảm vay vốn ngân hàng, giảm chi phí lãi vay:
- Do tác động của nền kinh tế có lạm phát hoặc thiểu phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các loại vật tư hàng hoá...Vì vậy doanh nghiệp phải điều chỉnh kịp thời giá trị của các loại tài sản thì sẽ làm cho VLĐ không bị mất giá trị theo tốc độ trượt giá của tiền tệ.
- Doanh nghiệp phải có phương án dự báo những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hoả hoạn, lũ lụt.. . mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được. Đồng thời do chính sách vĩ mô của Nhà nước có sự thay đổi về chính sách chế độ, hệ thống luật pháp, thuế...cũng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cần xác định nhu cầu vốn lưu động một cách tương đối chính xác để tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh,
ảnh hưởng không tốt tới quá trình hoạt động sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Việc lựa chọn các phương án đầu tư là nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu doanhh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời hạ giá thành hạ thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại.
- Cần nâng cao trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất để có hiệu quả thì bộ máy tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất phải gọn nhẹ đồng bộ và nhịp nhàng với nhau, ngược lại trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến việc thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn thấp.