Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ KINH
1.1. Tổng quan lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.9. Phương hướng và biện pháp để nâng cao hiệu quả SXKD
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu cơ bản của mọi doanh nghiệp. Vì nó là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại trong điều kiện bình thường thì hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất cũng phải bù đắp các chi phí bỏ ra. Còn doanh nghiệp muốn phát triển thì kết quả kinh doanh chẳng những phải bù đắp những chi phí mà còn phải dư thừa để tích luỹ cho quá trình tái sản xuất mở rộng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn, trong thời gian ngắn và sự tác động của những kết quả tới việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội càng mạnh thì kết quả sản xuất kinh doanh càng cao và ngược lại. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi phải phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều khâu, cho nên muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh phải giải quyết tổng hợp, đồng bộ nhiều vấn đề, nhiều biện pháp có hiệu lực. Trước hết các mặt hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải luôn giải quyết tốt những vấn đề cơ bản sau:
Nắm bắt nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp nhất.
Chuẩn bị các điều kiện, yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh, cho sản phẩm chất lượng cao và hạ giá thành sản phẩm.
Tổ chức quá trình tiêu thụ để đạt doanh thu lớn nhất với chiphí thấp và trong thời gian ngắn nhất.
Như vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh, trên góc độ chung thì doanh nghiệp phải thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau:
Bằng mọi biện pháp có thể để tăng kết quả sản xuất kinh doanh cả về hiện vật và giá trị.
Giảm chi phí bỏ ra cả về hiện vật và giá trị để đạt được kết quả ấy.
Giảm độ dài thời gian trong việc đạt được những kết quả sản xuất kinh doanh trên một đơn vị chi phí.
Đi vào chi tiết từng chỉ tiêu hiệu quả, để nâng cao hiệu quả về một mặt nào tương ứng với chỉ tiêu hiệu quả nào đó ta lại có những biện pháp cụ thể khác nhau:
Tăng sản lượng sản phẩm sản xuất nhằm giảm chi phí cố định cho một đơn vị sản phẩm.
Qua nghiên cứu thực tế đi đến một kết luận căn bản như sau: hầu hết các doanh nghiệp đều có hàm tổng chi phí trong ngắn hạn là hàm tuyến tính ứng với từng khoảng sản lượng nhất định.
TC = FC + Q. AVC
Với hàm tổng phí là tuyến tính do đó hàm chi phí bình quân có dạng hypecbol (giảm dần theo sản lượng):
Vậy mức sản lượng sản xuất có hiệu quả nhất của doanh nghiệp là theo công suất tối đa của thiết kế. Ở góc độ sản xuất thì mức sản lượng tối ưu là công suất thiết kế, nhưng trong thực tế để tiêu thụ được sản lượng sản phẩm thì còn tuỳ thuộc vào thị trường có thể chấp nhận được hay không. Chính vì vậy, trong cơ chế thị trường một yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là với một mức giá của thị trường đã ấn định, người quản lý doanh nghiệp làm sao tiêu thụ được càng nhiều sản phẩm (trong giới hạn của công suất thiết kế) thì càng có hiệu quả. Việc tiêu thụ sản lượng càng nhiều càng tốt, không chỉ phụ thuộc vào công việc sản xuất mà còn phụ thuộc vào công tác tiếp thị của doanh nghiệp.
Một trong các hướng để tăng sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp đó là:
Tăng cường công tác quảng cáo.
Mở rộng hệ thống đại lý bán hàng và cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Thực hiện kinh doanh tổng hợp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Giảm giá bán sản phẩm.
Nâng cao chất lượng bán hàng.
Làm tốt công tác dịch vụ sau bán hàng.
Tiết kiệm tổng chi phí cố định và chi phí biến đổi bình quân ( giảm tiêu hao lao động sống và lao động vật hoá) bằng các giải pháp:
Tiết kiệm tổng chi phí cố định và chi phí biến đổi bình quân ( giảm tiêu hao lao động sống và lao động vật hoá) bằng các giải pháp:
Đổi mới công nghệ sản xuất.
Cải tiến tổ chức sản xuất và tổ chức lao động.
Đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp. Một trong các hướng đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp đó là tiến hành hạch toán chi phí nội bộ.
Từ những phân tích tổng quan trên rút ra những nhận xét sau:
Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Nhiệm vụ đặt ra là phải làm sáng tỏ mức độ hiệu quả đạt được hiện nay của các doanh nghiệp, để đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ lâu trong lý luận đã có khá đầy đủ các phương pháp phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, song trên thực tiễn phương pháp đánh giá hiệu quả còn chưa được sự quan tâm hướng dẫn đúng đắn, hợp lý bởi các văn bản pháp quy nhất là đánh giá hiệu quả hoạt động thực tế của các doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, để đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH Thanh Bình, học viên sẽ chủ yếu sử dụng chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp như: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn … Đồng thời để xem xét một cánh toàn diện, luận văn sẽ phân tích các chỉ tiêu hiệu quả từng mặt.