Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty gian đoạn 2010-2012

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty tnhh mtv vật tư vận tải và xếp dỡ vinacomin (Trang 51 - 62)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH MTV vật tư vận tải và xếp dỡ - Vinacomin

2.1.4. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty gian đoạn 2010-2012

2.1.4.1. Kết quả kinh doanh sản phẩm, dịch vụ chủ yếu

Đứng trước bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tình hình kinh doanh trong ngành than, nhưng giai đoạn 2010 - 2012 vẫn là giai đoạn được đánh giá có nhiều bước tiến vượt bậc của Công ty TNHH MTV Vật tư vận tải và xếp dỡ - Vinacomin. Công ty cùng với các đơn vị trong Tập đoàn đã có nhiều cố gắng trong việc duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.1. Doanh thu các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Dịch vụ cung ứng

1. 1 Xăng 1000 L 6.085 7.017 7.612

1. 2 Dầu Diesel 1000 L 235.865 274.118 253.328

1. 3 Dầu nhờn, mỡ máy Tấn 3.423 3.485 2.942

1. 4 Gỗ chống lò M3 11.602 16.307 11.981

2 Dịch vụ cảng

2.1 Bốc xếp Tấn 9.640.959 11.196.844 11.401.655

2.2 Vận tải thủy Tấn 957.353 1.184.505 1.038.864

3 Sản xuất dầu nhờn 1000 L 3.525 3.727 4.008

(Phòng Thương mại Công ty TNHH MTV Vật tư vận tải và xếp dỡ - Vinacomin) [2]

Bảng 2.2. Doanh thu các lĩnh vực chủ yếu của Công ty giai đoạn 2010 -2012

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012 1 Kinh doanh vật tư thiết bị

(Nhiên liệu, vật tư phụ tùng) Tr.đồng 3.998.391 6.061.919 5.892.262 2 Dịch vụ cảng

2.1 Bốc xếp Tr.đồng 81.930 106.559 112.558

2.2 Vận tải thủy Tr.đồng 50.017 60.542 69.259

3 Sản xuất dầu nhờn Tr.đồng 133.798 189.906 219.604 4 Đóng mới, sửa chữa phương

tiện thủy

Tr.đồng

13.682 11.401 2.829 5 Vận tải và dịch vụ khác Tr.đồng 56.417 67.005 62.645 Tổng cộng: Tr.đồng 4.334.235 6.497.332 6.334.590 (Phòng Thương mại Công ty TNHH MTV Vật tư vận tải và xếp dỡ - Vinacomin) [2]

Bảng 2.3. Giá trị sản xuất các lĩnh vực chủ yếu của Công ty 2010-2012

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1

Kinh doanh vật tư thiết bị (Nhiên liệu, vật tư phụ tùng)

Tr.đồng 121.779 207.271 147.252

2 Dịch vụ cảng

2.1 Bốc xếp Tr.đồng 81.930 106.559 112.558

2.2 Vận tải thủy Tr.đồng 49.219 60.542 69.259

3 Sản xuất dầu nhờn Tr.đồng 133.798 189.906 220.744 4 Đóng mới, sửa chữa

phương tiện thủy

Tr.đồng

13.682 11.401 2.829

5 Vận tải và dịch vụ khác Tr.đồng 66.021 66.963 62.048

Tổng cộng: Tr.đồng 454.084 496.212 505.826

(Phòng Kế hoạch Công ty TNHH MTV Vật tư vận tải và xếp dỡ - Vinacomin) [2]

Bảng kết quả kinh doanh các lĩnh vực chủ yếu của Công ty cho thấy doanh thu từ kinh doanh xăng dầu, vật tư phụ tùng và sản xuất dầu nhờn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ doanh thu của toàn Công ty (56,28% năm 2010; 80,04% năm 2011; 72,75% năm 2012).

Việc xem xét báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của Công ty.

Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 2010-2012

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu thuần 4.334.194.173.453 6.497.297.631.381 6.344.590.216.726 Giá vốn hàng bán 4.157.208.691.448 6.205.682.247.475 6.091.739.019.968 Lợi nhuận gộp về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 176.985.482.005 291.615.383,906 252.851.196.758 Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh 22.258.421.629 49.791.229.381 20.807.102.240 Chi phí bán hàng 87.218.631.057 135.175.966.547 107.671.191.021 Chi phí quản lý doanh

nghiệp 35.863.303.401 64.932.337.650 56.840.838.559 Thuế thu nhập doanh nghiệp

đóng góp cho Nhà nước 7.938.185.643 15.148.741.297 8.315.007.082 Lợi nhuận sau thuế TNDN 23.595.158.481 44.110.557.665 24.059.170.805

(Phòng Kế toán Công ty TNHH MTV Vật tư vận tải và xếp dỡ - Vinacomin) [2]

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 đạt 6.345tỷ đồng, giảm 97,66% so với 2011 (6.497 tỷ đồng), và tăng 143% so với 2010 (4.334 tỷ đồng) cho thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc ổn định doanh thu và giữ vững thị trường.

Từ năm 2010 đến 2012 do tình hình kinh tế, chính trị Thế giới có nhiều diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế trong nước, kéo theo các hệ quả xấu đến Công ty, mặt khác giá dầu biến động thất thường ở mức cao, hoạt động xuất khẩu than của các đơn vị trong Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn, bên cạnh các yếu tố đầu vào tăng nhanh làm cho giá vốn hàng bán tăng theo, năm 2012 là 107,671 tỷ đồng, giảm 79,65% so với 2011 (135,176 tỷ đồng), và tăng 123,45% so với 2010 (87,218 tỷ đồng).

Mặt khác, có thể thấy một trong những vấn đề quan trọng Công ty cần phải quan tâm đó là chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý năm 2012 tăng không đáng kể so với 2011, trong đó chi phí bán hàng là 107,671 tỷ (năm 2012), giảm 79,26% so với mức 135,175 tỷ (năm 2011), tăng 123 % so với mức 87,218 tỷ đồng (năm 2010); và chi phí quản lý là 56,840 tỷ đồng (năm 2012), giảm 87,69% so với mức 64,932 (năm 2011) và tăng 158,33% so với mức 35,863 tỷ đồng (năm 2010).

Tóm lại, qua việc đánh giá chung tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng ta thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang có chiều hướng ổn định tốt dần lên, từng bước vượt qua gia đoạn suy thoái kinh tế trầm trọng của nền kinh tế trong nước và thế giới.

a) Kinh doanh xăng dầu Về năng lực hiện có:

- 3 tầu chở dầu công suất 1 triệu lít/tầu - 45 xe bồn chở xăng dầu

- 2 cảng dầu chuyên dùng

- 40 kho chứa kiêm cấp phát nhiên liệu

Dầu Diesel được Công ty mua của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối (chủ yếu là của Công ty xăng dầu B12), được vận chuyển bằng tầu biển về cảng tại Cẩm Phả, vận chuyển bằng xe bồn đến các kho chứa tại khai trường các mỏ khai thác than, tại các kho thực hiện cấp phát cho các phương tiện của mỏ như ô tô, máy xúc, máy gạt... Sản lượng trên 240 triệu lít Diesel/năm.

Bảng 2.5. Sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Công ty giai đoạn 2010 - 2012 STT Sản phẩm ĐVT

2010 2011 2012

SL Doanh thu

(trđ) SL Doanh thu

(trđ) SL Doanh thu (trđ) 1 Dầu Diesel 1000 L 235.974 3.130.783 274.119 4.796.896 253.328 4.877.355 2 Dầu FO 1000 L 5.177 59.078 3.217 46.700 5.145 87.646 3 Dầu nhờn

COMINLUB 1000 L 3.525 141.313 3.727 199.924 4.008 237.466 4 Dầu nhờn khác 1000 L 2.902 147.052 2.971 194.734 2.428 173.250 5 Xăng A92 1000 L 6.080 83.048 7.017 119.183 7.613 155.472 6 Mỡ máy Kg 521,8 31.734 543,2 46.106 511,8 41.947

Tổng 3.593.008 5.403.543 5.573.136

(Phòng Thương mại Công ty TNHH MTV Vật tư vận tải và xếp dỡ - Vinacomin) [2]

b) Sản xuất dầu nhờn Về năng lực hiện có:

- Thương hiệu: Dầu nhờn COMINLUB

- 1 nhà máy sản xuất dầu nhờn công suất 6 triệu lít/năm (sản xuất được gần 40 chủng loại dầu nhờn: dầu động cơ cao cấp, dầu công nghiệp, dầu thuỷ lực, dầu truyền động…)

- 1 phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn VILAS Quốc gia

- Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2008;

ISO/TS29001 – 2007, ISO/IEC 17025:2005 - Hệ thống bồn chứa dung tích

Dầu nhờn được sản xuất từ 2 nguyên liệu chính là dầu gốc và phụ gia. Dầu gốc được công ty nhập về theo từng lô lớn (trên dưới 1 triệu lít/lần), được tồn chứa trong các bồn chứa và xuất kho cho sản xuất hàng ca, hàng ngày. Dầu nhờn sản xuất ra được đóng trong phuy tiêu chuẩn và được vận chuyển đến nơi tiêu thụ (chủ yếu là các công ty khai thác than sử dụng cho các phương tiện vận tải mỏ và máy mỏ) sau khi đã được kiểm nghiệm đạt chất lượng tại phòng thí nghiệm. Sản lượng tăng 113,67%, 4.008 nghìn lít (năm 2012) so với 3.525 nghìn lít (năm 2010), doanh thu tăng 164,13 %, 219.604 triệu đồng (năm 2012) so với 133.798 triệu đồng (năm 2010).

c) Vận tải than đường thuỷ nội địa Về năng lực hiện có:

- 10 đoàn xà lan chở than

Công ty thực hiện dịch vụ vận chuyển than tiêu thụ cho các công ty than từ các cảng than đi các hộ tiêu thụ trong nước như các nhà máy nhiệt điện, nhà máy xi măng, nhà máy đạm... và vận chuyển than xuất khẩu (từ cảng ra tầu than xuất khẩu).

Ngoài ra Công ty còn thực hiện vận chuyển xi măng bịch, quặng xỉ, dăm gỗ (gỗ băm).., Khối lượng vận chuyển trên 1 triệu tấn/năm.

d) Bốc xếp than trên biển Về năng lực hiện có:

- Công ty có 1 cảng nổi phục vụ bốc xếp chuyển tải than trên biển.

Than xuất khẩu được vận chuyển đi nước ngoài bằng các tầu lớn (thường là tầu nước ngoài). Do các tầu lớn không vào được các cảng để nhận than trực tiếp mà chỉ neo đậu ngoài khơi và dùng các đoàn xà lan chở than ra để đưa lên tầu. Công ty đảm nhận công đoạn bốc xếp than từ xà lan lên tầu bằng hệ thống cẩu của tầu hoặc cẩu nổi của Công ty xây dựng trên biển.

2.1.4.2. Lực lượng lao động

Bảng 2.6. Lực lượng lao động Công ty năm 2012

TT Các đơn vị xí nghiệp 2010 2011 2012

1 Vật tư Cẩm Phả 270 370 361

2 Vật tư Hòn Gai 171 173 170

3 Xí nghiệp Xếp dỡ 251 272 270

4 Xí nghiệp Dầu nhờn 92 92 98

5 Xí nghiệp Vận tải thủy 208 219 211

6 Chi nhánh Hà Nội 16 16 17

7 Cơ quan Văn phòng Công ty 94 101 100

Tổng số CBCNV 1102 1243 1227

(Phòng Tổ chức Công ty TNHH MTV Vật tư vận tải và xếp dỡ - Vinacomin) [2]

Trong đó, quỹ lương toàn Công ty tăng 121%, đạt 127 tỷ đồng (năm 2012) so với mức 105 tỷ đồng (năm 2010); mức lương trung bình của cán bộ công nhân viên năm 2012 đạt 8,63 triệu đồng/người/tháng, tăng 110% so với mức 7,84 triệu

đồng/người/tháng năm 2010. Như vậy, Công ty đã giúp cho Nhà nước và xã hội giải quyết được việc làm cho 1227 người với mức thu nhập ổn định.

2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010-2012

2.2.1. Phân tích các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010-2012

Việc sử dụng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã nêu trong Chương 1 sẽ giúp chúng ta nghiên cứu toàn diện, và phân tích sự ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, các nhóm chỉ tiêu được sử dụng tùy theo mục đích nghiên cứu, đánh giá khác nhau. Và đối với phạm vi nghiên cứu của bài luận này, để phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao thêm hiệu quả hoạt động của Công ty, tác giả lựa chọn các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp thể hiện trên Bảng 2-7.

Bảng 2.7. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh chủ yếu của DN TT Các chỉ tiêu HQKD tổng hợp Công thức tính

1.

2.

3.

4.

Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh Doanh lợi của vốn tự có

Doanh lợi của doanh thu bán hàng Hiệu quả tiềm năng

DVKD (%) = (ΠR + TLV)x100/VKD DVTC (%) = ΠR x100/VTC

DDT (%) = ΠR x100/DT

HTN (%) = TCKDTt x100/TCKDKH

Lợi nhuận là một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại và thực hiện các mục tiêu của mình nếu không có lợi nhuận, hơn nữa tình trạng thua lỗ vốn liên tục sẽ làm cạn kiệt tài sản của doanh nghiệp, làm tiêu hao vốn chủ sở hữu và làm doanh nghiệp phải phụ thuộc vào chủ nợ. Bên cạnh đó, chỉ tiêu Hiệu quả tiềm năng đem lại cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh, cho thấy trình độ lập kế hoạch của Công ty và đặc biệt có ý nghĩa khi sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động cho mọi bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp mà không cần biết trung tâm đó có tạo ra lợi nhuận hay không. Chính vì vậy hệ thống chỉ tiêu HQKD tổng hợp là một cơ sở để các nhà quản trị đưa ra quyết định tài chính, kinh doanh trong tương lai.

Bảng 2.8. Hệ thống chỉ tiêu HQKD tổng hợp của Công ty giai đoạn 2010 - 2012

TT Chỉ tiêu ĐVT

Năm So sánh

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 2012/2010

+/- % +/- % +/- %

1 Lợi nhuận thuần (LNST) tỷ đ. 23.595 44.110 24.060 20.515 186.95 (20.050) 54.55 0.465 101.97 2 Tiền trả lãi vay tỷ đ. 32.111 42.891 68.600 10.78 133.57 25.709 159.94 36.489 213.63 3 Tổng vốn kinh doanh bq tỷ đ. 223.078 237.033 303.086 13.955 106.26 66.053 127.87 80.008 135.87 4 Vèn tù cã tû ®. 85.000 107.000 113.552 22 125.88 6.552 106.12 28.552 133.59 5 Doanh thu thuÇn tû ®. 4,334.24 6,497.30 6,344.59 2,163.07 149.91 (152.71) 97.65 2,010.355 146.38 6 Chi phÝ kinh doanh thùc tÕ tû ®. 422.551 575.329 571.76 152.778 136.16 (3.566) 99.38 149.212 135.31 7 Chi phí kinh doanh kế hoạch tỷ đ. 364.670 464.452 492.626 99.782 127.36 28.174 106.07 127.956 135.09 I Doanh lợi vốn kinh doanh (DVKD) 24.97 36.7 30.57 11.73 146.98 (6.130) 83.3 5.600 122.43 II Doanh lợi vốn tự có (DVTC) 27.76 41.22 21.19 93.25 148.49 (20.030) 51.41 (6.570) 76.33 III Doanh lợi doanh thu bán hàng (DDT) 0.54 0.68 0.38 0.5 125.93 (0.300) 55.88 (0.160) 70.37 IV Hiệu quả tiềm năng (HTN) 115.87 123.87 116.06 9.13 106.9 (7.810) 93.7 0.190 100.16

(Phòng Kế toán Công ty TNHH MTV Vật tư vận tải và xếp dỡ - Vinacomin) [2]

Hình 2.2 Sự biến đổi của DDT Hình 2.3. Sự biến đổi của HTN

0 10 20 30 40 50

2010 2011 2012

Doanh lợi vốn kinh doanh Doanh lợi vốn tự có

Hình 2.4. Sự biến đổi của DVKD và DVTC

- Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh (DVKD)

Sự biến đổi của chỉ tiêu này được thể hiện qua Bảng 2-8 và Hình 2-5. Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh cho ta biết cứ bỏ ra một đồng vốn kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh nghiệp cứ bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh lại thu được 24,97 đồng lợi nhuận (năm 2010), 36,7 đồng (năm 2011), 30,57 đồng (năm 2012). Có thể thấy từ 2010 - 2012, chỉ tiêu này có xu hướng biến đổi không đều, năm 2011 tăng cao hơn năm 2010 đạt 146,98% trong khi năm 2012 chỉ bằng 83,3% năm 2011. Có thể nói năm 2011 Công ty sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả hơn năm 2010 và năm 2012. Tuy nhiên nhìn chung từ năm 2010 đến năm 2012, chỉ tiêu này vẫn đạt được mức tăng đáng kể (tăng 22%). Qua đó chúng ta có thể thấy các yếu tố lợi nhuận thuần, tiền trả lãi vay, tổng vốn kinh doanh bình quân của Công ty có sự biến đổi mạnh mẽ trong giai đoạn 2010 - 2012. Trong khi lợi nhuận thuần của Công ty có sự tăng giảm thay đổi trong giai đoạn 2010 - 2012, thì hai yếu tố tiền trả lãi vay và tổng vốn kinh doanh bình quân đều liên tục tăng. Tuy nhiên nếu tiền trả lãi vay có sự gia tăng mạnh mẽ thì sự biến đổi của tổng vốn kinh doanh được xem như không đáng kể. Vì thế mà chỉ tiêu DVKD năm 2011 tăng lên mạnh mẽ so với năm 2010 còn DVKD năm 2012 lại giảm không đáng kể so với năm 2011.

- Chỉ tiêu Doanh lợi vốn tự có (DVTC)

Sự biến đổi của doanh lợi vốn tự có cũng được thể hiện qua Bảng 2-8 và Hình 2-5. Nếu như chỉ tiêu Doanh lợi vốn kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa tổng lợi nhuận ròng và tiền lãi vay với tổng vốn kinh doanh trong kỳ, cho biết mức sinh lời của tổng vốn kinh doanh trong kỳ thì chỉ tiêu Doanh lợi vốn tự có lại phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng (kết quả) với vốn tự có (nguồn lực tài chính), cho biết mức sinh lời của vốn tự có. Trong năm 2010, doanh nghiệp cứ bỏ ra 100 đồng vốn tự có sẽ thu lại 27,76 đồng doanh thu, năm 2011 là 41,22 đồng, năm 2012 là 21,19 đồng. Như vậy, tương tự với chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh, chỉ tiêu này cũng có xu hướng biến đổi không ổn định. Năm 2011 vẫn là năm Công ty sử dụng vốn tự có nói riêng và tổng vốn kinh doanh nói chung hiệu quả nhất trong 3 năm.

Năm 2011 DVTC tăng cao hơn năm 2010 đạt 148,5% trong khi năm 2012 chỉ bằng

51,4% năm 2011. So về mức độ biến đổi thì doanh lợi vốn tự có có mức độ biến đổi mạnh mẽ hơn so với sự biến đổi của doanh lợi vốn kinh doanh. Do doanh lợi vốn tự có chỉ có hai yếu tố ảnh hưởng là lợi nhuận thuần (lợi nhuận sau thuế) và vốn tự có.

Ngược với mức tăng không đáng kể của vốn tự có thì lợi nhuận thuần lại có sự tăng (giảm) rõ rệt. Năm 2011, trong khi lợi nhuận thuần tăng gần 87% thì vốn tự có chỉ tăng 26% so với năm 2010. Tuy nhiên năm 2012, lợi nhuận thuần giảm gần 45% thì vốn tự có cũng chỉ tăng 6%.

Như vậy, khả năng sinh lời tổng vốn kinh doanh cũng như vốn tự có của Công ty trong năm 2011 là tốt nhất, và năm 2012 đang có xu hướng giảm đáng kể so với năm 2011, hay nói cách khác năm 2012 tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty chưa được tốt bị giảm sụt so với năm 2011, Công ty cần có những biện pháp khắc phục kịp thời.

- Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu bán hàng DDT

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa hai yếu tố là doanh thu và lợi nhuận thuần, cho biết một đơn vị doanh thu sẽ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Năm 2010, trong 100 đồng doanh thu có 0,54 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2011 một trăm đồng doanh thu có 0,68 đồng lợi nhuận sau thuế, và năm 2012 một trăm đồng doanh thu có 0,38 đồng lợi thuận sau thuế. Như vậy năm 2011 chỉ tiêu này tăng 26% so với năm 2010 và tăng 44% so với năm 2012. Sở dĩ có sự biến đổi không ổn định như trên là do xu hướng biến động ngược chiều của hai yếu tố: doanh thu thuần và lợi nhuận thuần (lợi nhuận sau thuế). Như sự phân tích ở trên, lợi nhuận thuần có sự xu hướng thay đổi không ổn định, tăng giảm mạnh mẽ trong khi doanh thu thuần có xu hướng tăng mạnh từ năm 2010 đến năm 2011 (tăng gần 50%), trong khi yếu tố này lại có giá trị gần như không đổi từ năm 2011 đến năm 2012 (giảm không đáng kể 2,35%).

Với sự biến động và mức độ biến động của các yếu tố cấu thành như trên, cũng như qua sự phân tích về doanh lợi vốn kinh doanh và doanh lợi vốn tự có, nói chung năm 2011 Công ty hoạt động hiệu quả hơn so với năm 2010 và năm 2012.

Công ty cần có những biện pháp kịp thời để tránh sự sụt giảm về lợi nhuận sau thuế, và đẩy mạnh tốc độ tăng của vốn kinh doanh và doanh thu thuần.

- Hiệu quả tiềm năng HTN

Chỉ tiêu Hiệu quả tiềm năng phản ánh mối quan hệ giữa Chi phí kinh doanh kế hoạch và Chi kinh doanh thực tế, qua đó cho thấy trình độ lập phí kế hoạch của Công ty. Năm 2010 Hiệu quả tiềm năng đạt 115,87%, năm 2011 hiệu quả tiềm năng đạt 123,87%, năm 2012 hiệu quả tiềm năng đạt 116,06%. Như vậy hiệu quả tiềm năng cả 3 năm đều lớn hơn 1 và gần 1. Do đó có thể thấy trình độ lập kế hoạch của Công ty rất tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty tnhh mtv vật tư vận tải và xếp dỡ vinacomin (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)