Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.2. Tổng quan về thực tiễn
1.2.5. Kinh nghiệm quản lý thuế GTGT ở một số nước
1.2.5.1. Động viên ngân sách từ thuế giá trị gia tăng các nước
Một trong những đặc điểm đáng chú ý của quá trình cải cách hệ thống chính sách thuế của các nước trên thế giới thời gian qua là vai trò của thuế tiêu dùng ngày càng gia tăng. Đặc biệt, thuế GTGT đã không ngừng được mở rộng và áp dụng ở nhiều quốc gia. Nếu như năm 1989 chỉ có 43 quốc gia áp dụng thuế GTGT thì đến năm 2012 đã có trên 150 nước áp dụng sắc thuế này.
Bảng 1.1. Thuế suất thuế GTGT và mức động viên ngân sách từ thuế GTGT theo nhóm nước (2010)
Nhóm nước Thuế suất phổ thông bình quân (%)
Mức độ động viên (% GDP)
1 Các nước thu nhập cao 17,1 6,7
2 Các nước thu nhập trung bình cao
17,3 6,6
3 Các nước thu nhập trung bình thấp
17,4 6,6
4 Các nước thu nhập thấp 16,4 5,5
(Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế - 2011) Thu từ thuế GTGT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thu ngân sách của nhiều nước, kể cả những nước phát triển và đang phát triển. Ở Trung Quốc thu từ thuế GTGT bằng khoảng 5,5% GDP (thuế GTGT khâu nội địa), ở Nga bằng khoảng 6,77% GDP. Tỷ lệ động viên từ thuế GTGT ở các nước trong khu vực EU đặc biệt cao, ví dụ, ở Đan Mạch là 9.9% GDP, ở Phần Lan là 8,5% GDP.
Bảng 1.2. Mức động viên ngân sách từ thuế GTGT ở một số quốc gia Thu từ thuế
GTGT (%GDP)
Thuế GTGT so tổng thu từ thuế (%) Một số nước OECD (năm 2010)
Áo 8,0 18,9
Bỉ 7,1 16,3
Ca-na-đa (Liên bang) 3,4 11,0
Chi-Lê 8,1 38,7
Cộng hòa Séc 7,2 20,6
Đan Mạch 9,9 20,6
Phần Lan 8,5 20,1
Pháp 7,0 16,3
Đức (Liên bang) 7,3 20,1
Anh 6,6 18,8
Một số nước khác
Trung Quốc (2010) 5,5 30,3
Hàn Quốc 4,4 17,6
In-đô-nê-xi-a (2007) 5,27 31,8
Nga 6,83 18,17
(Nguồn: OCEC (2012), IMF (2010) và từ số liệu Bộ Tài chính một số nước) 1.2.5.2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng và cơ cấu biểu thuế
a. Về mức thuế suất thuế giá trị gia tăng
Theo Ngân hàng Thế giới (2012), qua thống kê mức thuế suất của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12% đến 25% (trong đó 56 nước có mức thuế suất từ 17% đến 25%), còn lại 24 nước phổ biến ở mức hơn 10%. Các nước xung quanh Việt Nam như Lào, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia cũng có mức thuế suất phổ biến là 10%; Trung Quốc có mức thuế suất phổ thông là 17% và mức ưu đãi là 13%. Phi- líp-pin có mức thuế suất 12%. Ở một số quốc gia, ví dụ Ca-na-da, bên cạnh việc chính quyền trung ương thu thuế GTGT, chính quyền địa phương của một số bang cũng thu thêm loại thuế này. Hàn Quốc từ năm 2012 cũng đã điều chỉnh tăng thuế suất thuế GTGT từ 10% lên 10,5%, trong đó số thu thuế GTGT từ 0,5% thuế suất tăng thêm được chuyển giao cho địa phương (ngoài số phân cấp nguồn thu từ thuế GTGT chung).
Mức thuế suất thuế GTGT có sự khác biệt khá lớn giữa các quốc gia. Mức thuế suất thuế GTGT đặc biệt cao ở các nước phát triển ở trong EU và thuộc Đông Âu. Cũng có quốc gia có mức thuế suất thuế GTGT thấp hơn 10%, ví dụ như ở
Nhật Bản là 5%, ở Singapore và Thái Lan là 7%. Đối với Nhật Bản, Hạ viện đã thông qua kế hoạch nâng mức thuế suất lên 8 - 10%.
Xu hướng chung của các nước hiện nay là tăng cường vai trò của thuế GTGT, đồng thời từng bước giảm dần thuế suất thuế thu nhập để tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Trong 3 năm gần đây (2009-2011) đã có 13 trong tổng số 27 quốc gia trong EU đã điều chỉnh tăng mức thuế suất phổ thông thuế giá trị gia tăng của mình. Theo Nghị quyết của Hội đồng Châu Âu 006/112/EC ngày 28/11/2006 về hệ thống thuế GTGT chung thì trong giai đoạn 1/1/2006-31/12/2010, các nước thành viên EU phải đảm bảo mức thuế suất thuế GTGT tối thiểu là 15% (kéo dài đến 31/12/2015) (Điều 97).
Bảng 1.3. Mức thuế suất và số lượng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng của một số quốc gia tại thời điểm năm 2011 (%)
Quốc gia Thuế suất phổ thông (%) Thuế suất khác (trừ mức thuế suất 0%) 1 Các nước phát triển
Úc 10
Áo 20 10/12
Bỉ 21 6/12
Ca-na-đa (tuỳ bang) 12-17
Chi-Lê 19
Cộng hòa Séc 20 10
Đan Mạch 25
Pháp 19,6 2,1/5,5
Đức 19 7
Hy Lạp 19 4,9/9
Nhật Bản 5 (tăng lên 8 từ 01/4/ 2014 và 10 từ 2015)
Hàn Quốc 10 (10,5 năm 2012)
Mê-hi-cô 16
Ba Lan 22 7
Bồ Đào Nha 20 5/12
Thụy Điển 25 6/12
Anh 20 5
2 Một số nước Châu Á
Trung Quốc 17 13
Thái Lan 7 (dự kiến lên 10 từ ngày 1/10/2014)
Singapore 7%
Phi-líp-pin 12
In-đô-nê-xi-a 10
Nguồn: IMF (2012)
Trong khu vực Châu Á, chính sách thuế GTGT cũng đang được nhiều nước xem xét sửa đổi. Tháng 7/2012, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua lộ trình điều chỉnh tăng thuế suất thuế GTGT từ 5% hiện hành lên 8% vào tháng 4/2014 và sau đó lên 10% vào tháng 10/2015. Thái Lan đang xem xét kế hoạch điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế GTGT từ 7% lên 10%.
Hình 1.2. Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng bình quân các nước (%) Nguồn: Báo cáo: “Indirect tax in 2012: A review of global indirect tax
developments and issues” của Công ty Ernst and Young.
b. Về cơ cấu biểu thuế suất thuế giá trị gia tăng các nước
Cơ cấu biểu thuế GTGT của các nước khác nhau. Theo điều tra của Ngân hàng Thế giới, hiện nay có khoảng 54% số nước áp dụng thuế GTGT có biểu thuế suất gồm 1 mức (không tính mức thuế suất 0% cho xuất khẩu); 23% số nước áp dụng biểu thuế suất thuế GTGT với hai mức thuế suất và số còn lại là nhiều hơn hai mức..
Việc áp dụng một mức thuế suất sẽ góp phần hạ thấp chi phí tuân thủ thuế, đơn giản hóa các yêu cầu về quản lý, trong khi đó, áp dụng nhiều mức thuế suất có
Đường đậm: Thuế suất bình quân EU-27 Đường nhạt: Thuế suất bình quân các nước OECD (Không bao gồm các nước trong EU)
thể làm gia tăng chi phí thu nộp thuế (đối với cả người nộp thuế và cơ quan thuế).
Có 23% số nước bên cạnh mức thuế suất phổ thông có quy định thêm mức thuế suất thuế GTGT thấp hơn đối với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ nhà nước cần khuyến khích và tiêu dùng hay là đối với những nhóm hàng hóa và dịch vụ mà những người có thu nhập thấp thường phải dành một phần thu nhập lớn hơn cho việc tiêu dùng. Danh mục các nhóm hàng hóa, dịch vụ được áp dụng mức thuế suất thấp cũng rất khác nhau giữa các nước. Nhìn chung, mức thuế suất thấp thường được áp dụng đối với những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như: i) thực phẩm; ii) sản phẩm y tế; iii) sản phẩm nông nghiệp... và đây là những sản phẩm mà những người có thu nhập thấp trong xã hội sử dụng nhiều (xét trong mối tương quan với thu nhập của họ).
Nhóm hàng hóa và dịch vụ được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT thấp hơn mức thuế suất phổ thông ở một số quốc gia như sau:
- Trung Quốc: Mức thuế suất thuế GTGT phổ thông là 17%; mức thuế suất thấp 13% được áp dụng đối với một số nhóm hàng và dịch vụ thiết yếu như thực phẩm, ngũ cốc, nước sạch, phân bón, thức ăn gia súc...;
- Nga: Mức thuế suất thấp 10% (mức thuế suất phổ thông là 18%) được áp dụng đối với ba nhóm hàng hóa cơ bản là: Thực phẩm thiết yếu; một số sản phẩm dành cho trẻ em và sản phẩm y tế...;
- Anh: Mức thuế suất thấp 5% (mức thuế suất phổ thông là 20%) được áp dụng đối với ghế ngồi cho trẻ em trong ô tô; sản phẩm cai thuốc lá…;
- Đức: Mức thuế suất thấp 7% (mức thuế suất phổ thông là 19%) được áp dụng đối với: thực phẩm, cây trồng và vật nuôi; sách giáo khoa và báo; sản phẩm nghệ thuật và sưu tầm; phí tham quan vào các di sản văn hóa...;
Về việc xác định mức thuế suất thấp, Ủy ban Châu Âu có khuyến nghị mức thuế suất này không nên thấp hơn 5%.
1.2.5.3. Phạm vi áp dụng thuế suất 0%
Pháp luật về thuế GTGT của các nước đều có quy định mức thuế suất 0% áp dụng đối với các giao dịch xuất khẩu hàng hóa và các loại hình dịch vụ thực hiện trong nước nhưng được sử dụng ở nước ngoài (cung cấp dịch vụ qua biên giới hay
được coi là xuất khẩu dịch vụ). Nguyên tắc chung để xác định hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là nơi tiêu dùng ở ngoài lãnh thổ hải quan của nước đó.
Tuy nhiên, phạm vi áp dụng quy định về áp dụng thuế suất 0% đối với dịch vụ “xuất khẩu” của các nước cũng khác nhau, ví dụ: Trung Quốc áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 0% đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển, hoạt động thiết kế thực hiện cho các chủ thể ở nước ngoài. Các loại hình dịch vụ vận tải biển và hàng không quốc tế; hàng hóa tạm nhập để sửa chữa, bảo dưỡng cũng được một số quốc gia xếp vào nhóm hàng hóa dịch vụ được áp dụng thuế suất 0% (In-đô-nê-xia, Thái Lan, Nga...). In-đô-nê-xi-a cho phép áp dụng thuế suất 0% đối với dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng liên quan đến các loại hàng hóa có thể di dời (movable goods) được tiêu dùng ở ngoài “lãnh thổ hải quan” của In-đô-nê-xi-a và đối với hoạt động xây dựng (bao gồm lập quy hoạch, tổ chức thực hiện xây dựng, dịch vụ giám sát và tư vấn) nếu như các hoạt động đó được gắn với các hàng hóa không thể di dời (immovable goods) ở ngoài “lãnh thổ hải quan” của In-đô-nê-xi-a.
Ngoài ra, ở hầu hết các quốc gia, các hoạt động cung ứng hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài vào khu chế xuất (khu phi thuế quan) được xếp vào diện áp dụng thuế suất 0%.
1.2.5.4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
Hầu hết pháp luật thuế GTGT của các nước đều có quy định về một số nhóm hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế GTGT. Nhìn chung, các hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế GTGT chủ yếu liên quan đến nhóm các hàng hóa mà nhà nước khuyến khích tiêu dùng hoặc nhà nước cần có chính sách hỗ trợ (y tế cơ bản, giáo dục hay sản xuất nông nghiệp...) và những loại dịch vụ mà việc đánh thuế GTGT trên thực tế không thực hiện được (ví dụ như một số loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng,...).
Tuy nhiên, phạm vi các nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT cũng có sự khác biệt giữa các nước và phụ thuộc vào quan điểm trong thiết kế chính sách của từng nước. Nhìn chung số lượng nhóm hàng hoá dịch vụ không chịu thuế đều ít hơn nhiều so với Việt Nam.
Nhóm hàng hóa không chịu thuế GTGT của một số nước như sau:
- Hàn Quốc: Nhóm hàng hóa không chịu thuế gồm 16 nhóm: các loại thực phẩm chưa qua chế biến; nước sạch; dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe; sách, báo;
dịch vụ tài chính, ngân hàng; hoạt động cho thuê nhà và đất gắn với nhà; đất...;
- Thái Lan: Danh mục hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế GTGT gồm:
mua bán hoặc nhập khẩu hàng hóa nông sản chưa qua chế biến; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc trừ sâu; báo, tạp chí và sách giáo khoa; dịch vụ cơ bản (dịch vụ y tế và giáo dục);
- Trung Quốc: Danh mục nhóm hàng hóa không chịu thuế GTGT bao gồm:
sản phẩm nông nghiệp do nông dân tự sản xuất; dụng cụ và thuốc tránh thai; sách cổ; máy móc, dụng cụ nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động khoa học và công nghệ; nhập khẩu máy móc, thiết bị từ các tổ chức, chính phủ nước ngoài thông qua hình thức viện trợ; hàng hóa do các tổ chức người tàn tật cho mục đích sử dụng của người tàn tật;
Nhiều nước quy định dịch vụ tài chính, ngân hàng tuy không thuộc diện chịu thuế GTGT nhưng lại thu loại thuế khác, ví dụ như thuế kinh doanh (business tax) với mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất thuế GTGT (không phát sinh việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào). Ví dụ, Trung quốc áp dụng thuế suất 3% đối với dịch vụ tài chính và ngân hàng; Đài Loan áp dụng mức thuế suất 2% hoặc 5% đối với hoạt động cung ứng dịch vụ do các tổ chức tài chính trong nước thực hiện (đối với tổ chức tài chính không thường trú là 3% hoặc 5%); Thái Lan áp dụng thuế kinh doanh ở mức 3% đối với dịch vụ tài chính, ngân hàng, chứng khoán.
1.2.5.5. Ngưỡng doanh thu kê khai thuế giá trị gia tăng a. Ngưỡng doanh thu
Phần lớn quốc gia có quy định ngưỡng doanh thu kê khai thuế GTGT, bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển (phần lớn các nước trong EU đều quy định ngưỡng, các nước trong ASEAN như Thái Lan, In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin...
cũng có quy định ngưỡng; nhiều quốc gia Châu Phi khi đưa vào áp dụng thuế GTGT cũng đều có quy định ngưỡng). Mục tiêu của việc quy định ngưỡng là để giảm thiểu các quy trình thủ tục không cần thiết cho các đối tượng kinh doanh nhỏ và cho cơ quan thuế (số thuế thu được từ các đối tượng này chỉ chiếm một phần nhỏ
trong tổng thu từ thuế GTGT trong khi đó số lượng đối tượng nộp thuế thường rất lớn). Tuy nhiên, cũng có quốc gia không quy định ngưỡng (ví dụ, Chi Lê, Nigêria, Mê-hi-cô, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Paraguay, Nga...).
Bảng 1.4. Ngưỡng doanh thu kê khai thuế GTGT của một số nước
TT Tên nước Ngưỡng doanh thu
Thời gian Theo đồng bản tệ Quy ra USD
1 Trung Quốc
Cung ứng hàng hóa bình quân tháng: 5.000-20.000 NDT; cung ứng dịch vụ bình quân tháng: 5.000 đến 20.000 NDT (mức cụ thể do cơ quan thuế địa phương quy định)
Cung ứng hàng hóa: (790-3162 USD); cung ứng dịch vụ: (790- 3162 USD)
Bình quân tháng
2 Thái Lan 1,8 triệu Bath 59,1 nghìn USD Năm tài khóa 3 Phi-líp-pin 1,9195 triệu Peso 35,9 nghìn USD Trong 12 tháng 4 Singapore 1 triệu SGD 795 nghìn USD Trong 4 quý 5 In-đô-nê-xi-
a 600 triệu Rupi 64 nghìn USD Năm tài khóa
6 Nam Phi 1 triệu RAND 137,8 nghìn
USD Trong 12 tháng
7 Anh 73 nghìn Bảng 114,7 nghìn
USD Trong 12 tháng
9 Cộng hòa
Séc 1 triệu CZK 50,1 nghìn USD Trong 12 tháng
10 Ba Lan 150 nghìn PLN 44,2 nghìn USD Năm tài khóa 11 Nhật Bản 10 triệu Yên 126,1 nghìn
USD Năm tài khóa
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo “The 2011 Worldwide GTGT, GST and Sales Tax Guide” của Công ty Ernst and Young và tài liệu của Ủy ban EC.) b. Chính sách thuế đối với đối tượng kinh doanh có doanh thu dưới mức ngưỡng kê khai thuế GTGT
Chính sách thuế đối với đối tượng kinh doanh có doanh thu dưới mức ngưỡng kê khai thuế GTGT của các nước cũng có sự khác biệt. Một số quốc gia không quy định thêm bất kỳ khoản thu nào để thay thế cho thuế GTGT (ví dụ như các nước trong EU, Thái Lan...). Đặc biệt, Thái Lan còn có quy định cụ thể hơn là xếp các đối tượng kinh doanh có doanh thu dưới ngưỡng vào nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT như một số loại hàng hóa và dịch vụ khác.
Tuy nhiên, cũng có quốc gia quy định những đối tượng nộp thuế có doanh thu dưới ngưỡng kê khai phải chịu thuế tính trên doanh thu nhưng với mức thuế suất thấp hơn (ví dụ Đài Loan, In-đô-nê-xi-a hay Phi-líp-pin) và không được khấu trừ thuế đầu vào. Mức thuế suất áp dụng chủ yếu từ 1-4% và có nước phân theo ngành, nghề kinh doanh.
Anh cũng áp dụng quy định thu thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu tương tự (flat rate scheme) cho người nộp thuế có quy mô nhỏ. Theo đó, người nộp thuế GTGT có doanh thu dưới 150 nghìn bảng mỗi năm có thể lựa chọn nộp thuế theo phương pháp tỷ lệ % tính trên doanh thu và không được khấu trừ thuế đầu vào, các mức tỷ lệ áp dụng tùy theo ngành nghề kinh doanh (trong khoảng từ 4% (kinh doanh thực phẩm, đồ ăn, quần áo trẻ em..) đến 14,5% (xử lý dữ liệu, tư vấn công nghệ thông tin, kiến trúc, khảo sát điều tra...). Ca-na-da cũng áp dụng phương pháp tương tự, theo đó những đối tượng nộp thuế có doanh thu dưới ngưỡng kê khai thuế GTGT (dưới 200 nghìn CAD có thể lựa chọn để nộp thuế theo phương pháp tính trên doanh thu theo mức thuế suất 3% hoặc 5%).
1.2.5.6. Khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng
a. Thời hạn kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng:
Về nguyên tắc, thuế GGT đầu vào sẽ được khấu trừ nếu đáp ứng được điều kiện được khấu trừ, theo đó người nộp thuế kê khai càng muộn thì càng bị thiệt.
Việc quy định thời hạn khấu trừ là cần thiết nhằm mục đích tạo điều kiện cho việc đối chiếu, xác minh của cơ quan thuế (càng để lâu càng khó thực hiện do các chủ thể liên quan khác có thể không còn tồn tại do giải thể, phá sản…).
Tuy nhiên, trên thực tế quy định về thời hạn kê khai khấu trừ thuế GTGT của các nước khác nhau, có quốc gia quy định chỉ là 3 tháng, song có nước kéo dài đến 4 năm. Thời hạn kê khai khấu trừ thuế GTGT của Trung Quốc hiện nay là 180 ngày tính từ ngày phát hành hóa đơn (trước đây là 90 ngày), thời hạn kê khai khấu trừ thuế GTGT của Bun-ga-ry hiện là 12 tháng (trước đây là 3 tháng). Trong khi đó, đối với Anh, thời hạn kê khai thuế GTGT từ 1/4/2009 được kéo dài đến 4 năm (trước đó là 3 năm). Nhìn chung xu hướng của các nước là nâng dần thời hạn kê khai, khấu trừ.