Giải pháp về quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 109 - 132)

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý thuế

3.2.5. Giải pháp về quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế

Để động viên kịp thời nguồn thu cho ngân sách, khắc phục tình trạng nợ đọng thuế, cần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với Ngân hàng, Kho bạc để đôn đốc các doanh nghiệp nộp thuế kịp thời; Các doanh nghiệp nào có tài khoản tại ngân hàng, kho bạc thì yêu cầu Ngân hàng, Kho bạc trích nộp ngay tiền thuế nợ tại tài khoản của doanh nghiệp. Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời những doanh nghiệp nợ đọng kéo dài. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra và đôn đốc thu nộp.

Hàng tháng hoặc hàng quý, Chi cục thuế nên tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ quản lý thu ở từng doanh nghiệp, đưa ra các biện pháp, sáng kiến hay, có hiệu quả, cách nhận biết các hành vi trốn thuế phổ biến đối các doanh nghiệp theo từng ngành nghề kinh doanh. Coi đây là một trong những giải pháp nhằm nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ.

Chuyển sang làm công tác khác hoặc không xét thi đua, khen thưởng những cán bộ quản lý thiếu tinh thần trách nhiệm không xử lý kịp thời dẫn đến để các doanh nghiệp nợ đọng kéo dài không có khả năng thu.

Thực hiện hai biện pháp trên tức là gắn quyền lợi chính trị và kinh tế của cán bộ (người chịu trách nhiệm đôn đốc thu nộp) với việc thực hiện nhiệm vụ của họ.

Do vậy, tăng cường ý thức trách nhiệm với công việc của cán bộ. Đây là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của công tác đôn đốc thu nộp.

Tăng cường phối hợp với các Ngân hàng để thực hiện lệnh thu trên tài khoản khi cần thiết. Cụ thể là cử cán bộ thường xuyên làm việc với các Ngân hàng để nắm bắt số liệu và đề nghị ngân hàng trích nộp thuế theo quy định của luật.

Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan để tổ chức các đợt truy thu thuế và xử lý phạt các công ty nợ đọng kéo dài, chây ỳ trong nộp thuế.

Với cơ chế thành lập doanh nghiệp thông thoáng như hiện nay, nhiều cá nhân và tổ chức đã lợi dụng vấn đề này để thành lập doanh nghiệp để kinh doanh khi kê khai phát sinh thuế nhưng chây ỳ, nợ đọng thuế kéo dài, gây khó khăn trong công tác quản lý thu thuế và thất thu ngân sách Nhà nước. Để kiểm soát và hạn chế được nợ đọng thuế, cần phải áp dụng những biện pháp sau:

Một là, cần xác định chính xác nhân thân, nơi cư trú theo hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người đứng đầu doanh nghiệp, đặc biệt quan tâm xác minh nhân thân thông qua việc cấp phiếu lý lịch tư pháp xác định tình trạng tiền án, tiền sự.

Bởi vì nhiều trường hợp người đứng đầu doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định như về trình độ, năng lực, hành vi dân sự, bị cấm kinh doanh, có tiền án, tiền sự về tội trốn thuế, buôn lậu hoặc chủ doanh nghiệp sau khi vi phạm lẩn trốn một thời gian lại tiếp tục đứng ra xin thành lập doanh nghiệp với tên mới.

Hai là, cần có các biện pháp tích cực, kiên quyết để cưỡng chế và truy thu thuế như phong toả tài khoản, kê biên tài sản bán đấu giá để truy thu nợ thuế. Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng cần xử lý hình sự theo quy định của Luật Quản lý Thuế. Có như vậy mới có tác dụng răn đe, ngăn chặn được các trường hợp vi phạm.

Ba là, giao chỉ tiêu thu nợ thuế cho từng cán bộ trực tiếp quản lý nợ, coi đây là tiêu chí để đánh giá, bình xét xếp loại hàng năm của từng cá nhân. Đồng thời có chính sách động viên kịp thời cho những cán bộ thực hiện tốt công tác thu nợ.

Bốn là, phát lệnh thu qua hoàn thuế. Các doanh nghiệp có nợ đọng nhưng được hoàn thuế thì cần phải phát lệnh thu số tiền thuế còn nợ đọng nhằm đảm bảo thu hồi nợ ngay.

Năm là, cần tăng cường công tác phân loại nợ thuế để có biện pháp xử lý số thuế nợ đọng. Đối với những khoản nợ do những doanh nghiệp đã giải thể, mất tích cần lập hồ sơ trình Bộ Tài chính làm thủ tục xoá nợ thuế, đối với những khoản nợ có khả năng thu cần áp dụng các biện pháp mạnh như phát lệnh thu qua ngân hàng để trích tiền từ tài khoản nhằm đảm bảo thu đủ tiền thuế.

Kiểm tra thuế là một trong những chức năng quan trọng của cơ quan thuế và luôn được quy định trong các Luật thuế. Đặc biệt, khi thực hiện mô hình quản lý thuế theo chức năng thì chức năng kiểm tra lại càng đóng vai trò quan trọng. Để đảm bảo cho cơ chế tự khai, tự nộp thuế hoạt động hiệu quả, chức năng kiểm tra càng cần phải được nâng cao. Trong đó mục tiêu của công tác kiểm tra không chỉ nhằm phát hiện các hành vi gian lận thuế mà còn nhằm đánh giá ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế.

Xuất phát từ mục tiêu của công tác kiểm tra thuế trong cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế gặp rất nhiều khó khăn cho nên về phương diện pháp lý cần quy định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của người thừa hành công tác kiểm tra; cách thức xử lý kết quả kiểm tra…

Tất cả những vấn đề trên hầu hết đã được quy định trong các văn bản pháp lý liên quan đến công tác kiểm tra hiện hành. Tuy nhiên, quy trình và thủ tục xác định đối tượng, kiểm tra và việc xử lý kết quả kiểm tra trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế đã có sự khác biệt căn bản. Theo cơ chế này, công tác kiểm tra sẽ phải tiến hành thường xuyên hơn. Theo đó, đối tượng kiểm tra được xác định dựa trên nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhưng cơ bản nhất vẫn là nguồn thông tin phân tích rủi ro từ phía cơ quan thuế. Tuy nhiên, để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trong hoạt động kiểm tra đối với đối tượng nộp thuế, hoạt động kiểm tra nên có quy chế rõ ràng về số lần kiểm tra tối đa hoặc tối thiểu trong một khoảng thời gian nhất định cho từng loại đối tượng nộp thuế.

Công việc kiểm tra phải tiến hành theo phương thức có hiệu quả nhất. Tuỳ từng đối tượng cụ thể mà có phương pháp kiểm tra khác nhau cho phù hợp: kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra theo thời vụ, thời điểm phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh, kiểm tra từng vụ việc, kiểm tra thường xuyên hay kiểm tra đột xuất. . . Lực lượng kiểm tra phải đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, có tinh thần trách nhiệm cao, kiên quyết đấu tranh xử lý với những trường hợp sai phạm;

quyết. Chi cục thuế cần có những quy định cụ thể hơn trong việc xử phạt đối với từng trường hợp vi phạm.

Sử dụng kỹ thuật phân tích rủi ro và phân loại doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch kiểm tra theo kế hoạch, cụ thể: Đối với những doanh nghiệp thường xuyên sai phạm thì cần phải có kế hoạch kiểm tra tại trụ sở mỗi năm một lần hoặc kiểm tra đột xuất; Đối với những doanh nghiệp có sai phạm nhưng không thường xuyên thì 2 năm kiểm tra một lần; Các doanh nghiệp còn chấp hành tốt, ít sai phạm thì 3 đến 5 năm kiểm tra một lần. Với việc lập kế hoạch kiểm tra như vậy vừa đảm bảo hiệu quả của công tác kiểm tra vừa chống gian lận về thuế vừa không gây khó khăn cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ngành, chú trọng đến đến đạo đức tác phong, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật của cán bộ thuế. Xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp cán bộ thuế tham nhũng, lấy tiền thuế làm của riêng, thông đồng với đối tượng nộp thuế để “chia tiền thuế”, gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người nộp thuế khi thực thi công vụ làm mất lòng tin của nhân dân, gây nhiều dư luận xấu đến hình ảnh người cán bộ thuế, làm cho tâm lý chung của các doanh nghiệp là sợ bị kiểm tra.

Cần có chính sách khen thưởng kịp thời đối với những doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế và những cán bộ thuế có những sáng tạo trong công tác quản lý thu thuế.

3.2.7. Giải pháp kiểm tra, đối chiếu xử lý vi phạm trong lĩnh vực hóa đơn GTGT

Việc kiểm tra, đối chiếu sử dụng hóa đơn GTGT của các doanh nghiệp là hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi Nhà nước đã có cơ chế tạo điều kiện cho các DN tự in hóa đơn, đặt in hóa đơn, với quan điểm DN phải viết hóa đơn và sử dụng hóa đơn một các trung thực, phản ánh đúng với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhưng một số DN đã lợi dụng chính sách này để viết hóa đơn khống, mua bán hóa đơn, kê lót hóa đơn để nhằm rút tiền hoàn thuế từ Ngân sách Nhà nước. Trước

quan thuế, nên mất rất nhiều thời gian và chi phí cho DN, việc kiểm tra, đối chiếu, giám sát thường xuyên của cơ quan thuế nhằm phát hiện ra những sai phạm về hóa đơn, và xử lý kịp thời nhằm răn đe, ngăn chặn ngay những hành vi vi phạm gây thất thoát cho Ngân sách Nhà nước. Hiện nay ngành thuế đã có phần mềm đối chiếu hóa đơn trên toàn quốc, nên việc phát hiện các lỗi vị phạm về sử dụng hóa đơn của các DN được phát hiện và xử lý kịp thời. Các chế tài xử phạt về hóa đơn cũng được quy định mức xử phạt vi phạm hành chính cũng cao hơn.

Chi cục thuế Diễn Châu đã chỉ đạo cho hai Đội kiểm tra là Đội kiểm tra QLN&CCNT, Đội kiểm tra tại trụ sở NNT, thường xuyên kiểm tra đối chiếu hóa đơn của các DN có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, xử lý các lỗi vi phạm một cách cương quyết và nghiêm minh. Các DN có dấu hiệu tội phạm sẽ hoàn chỉnh hồ sơ chuyển sang cơ quan Công An để điều tra và xử lý theo quy định của Pháp luật.

3.2.8. Các giải pháp khác

3.2.8.1. Áp dụng giải pháp về công tác chỉ đạo điều hành

Ngay từ đầu năm, Cấp ủy Đảng bộ cùng Ban lãnh đạo Chi cục đã chỉ đạo triển khai ngay việc giao dự toán thu cho các Đội, các bộ phận đồng thời chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong chỉ đạo và điều hành thu: Xây dựng chương trình công tác cụ thể từng tuần, từng tháng, từng quý để thực hiện. Tiếp tục điều hành theo sự thống nhất của ngành; tăng cường công tác kiểm tra giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ, từng đơn vị theo đúng quy trình quản lý thuế và quy chế công tác theo hướng làm rõ trách nhiệm cá nhân từng người trên từng nội dung công việc. Chủ động tổ chức rà soát, đánh giá, phân tích, dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu của NSNN trên địa bàn, làm rõ những khoản thu còn thất thoát, các nguồn thu còn tiềm năng; đề ra các giải pháp cụ thể để kiến nghị với UBND huyện chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp thực hiện. Cùng với việc giám sát chặt chẽ hồ sơ kê khai thuế của NNT, Chi cục đã chỉ đạo các Đội, các bộ phận chức năng hướng dẫn, giải quyết kịp thời các hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, giải quyết thủ tục hành

nâng cao trách nhiệm, bảo đảm sự thống nhất, tính chủ động và hiệu quả trong chỉ đạo điều hành, góp phần vào việc tăng thu ngân sách cho địa phương, là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN.

Để quản lý thu thuế sát với tình hình phát triển kinh tế của huyện Diễn Châu, Chi cục đã chỉ đạo các Đội thuế theo giõi nắm bắt kịp thời các nguồn thu phát sinh trên địa bàn, tình hình kê khai thuế của các DN, chú trọng các nguồn thu lớn, địa bàn trọng điểm, tăng cường khai thác các nguồn thu thuộc các lĩnh vực, ngành nghề có điều kiện để bù đắp các khoản giảm thu; tập trung quyết liệt cho công tác thu nợ;

đôn đốc kịp thời số thuế phát sinh và số thuế đã hết thời gian gia hạn nộp NSNN.

Tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo chỉ đạo kịp thời của cấp uỷ, chính quyền địa phương; sự phối hợp của các ngành để đề ra các giải pháp khai thác các nguồn thu còn tiềm năng, đặc biệt là các khoản thu từ đất để bù đắp nguồn thu thiếu hụt và hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN theo mục tiêu đã đề ra.

3.2.8.2. Về công tác tuyên truyền và giáo dục việc thực hiện nghĩa vụ thuế - Hiện nay tình trạng trốn thuế, lậu thuế, gian lận thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu cho NSNN, vừa không đảm bảo công bằng xã hội. Nguyên nhân trước hết là do người nộp thuế chưa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ nộp thuế và đặc biệt là chưa hiểu được việc thụ hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; chưa hiểu rõ về nội dung, chính sách thuế; chưa nhận thức đúng trách nhiệm về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình. Do đó tính tuân thủ tự nguyện chưa cao. Vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của doanh nghiệp về thực hiện nghĩa vụ thuế. Công tác giải đáp vướng mắc, hướng dẫn cho doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và giúp doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế của mình cần đạt được mục tiêu cụ thể là:

- Giúp các đối tượng nộp thuế nắm vững chính sách, quy trình, thủ tục thu nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện việc nộp thuế đúng, đủ, kịp thời vào NSNN.

- Tạo điều kiện để đối tượng nộp thuế thực hiện tự khai, tự tính, tự nộp thuế, giảm dần những sai phạm mà đối tượng nộp thuế thường mắc phải.

nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

- Để thực hiện được các yêu cầu đó cần đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế tại Chi cục Thuế. Giải đáp thắc mắc của các đối tượng nộp thuế có thể là ở tại Đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế và trực tiếp tại các trung tâm giao dịch một cửa, hoặc qua điện thoại, fax, mạng máy tính…

- Cần đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác tuyên tryền, phổ biến pháp luật thuế, chính sách thuế khi có thay đổi. Đồng thời, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế vừa tinh thông nghiệp vụ vừa có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng truyền đạt để nâng cao chất lượng công tác tập huấn cho doanh nghiệp.

- Cung cấp dịch vụ thuế gồm nhiều nội dung như:

+ Hướng dẫn, giải thích nội dung của các Luật thuế, giúp các đối tượng nộp thuế cập nhật nhanh những thay đổi bổ sung trong Luật để thực hiện cho đúng.

+ Hướng dẫn về cách tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế.

+ Giải đáp những thắc mắc của đối tượng nộp thuế xung quanh việc thực hiện Luật thuế như: cách sử dụng hóa đơn chứng từ, cách ghi chép số sách kế toán liên quan đến hạch toán các nghiệp vụ phát sinh thuế...

+ Cung cấp những thông tin liên quan như: những doanh nghiệp ma, những doanh nghiệp ngừng nghỉ hoạt động, các hóa đơn không còn giá trị sử dụng…

+ Cung cấp một số dịch vụ tư vấn khác về thuế và liên quan đến thuế.

Nếu quy định của các Luật thuế quá phức tạp hoặc thay đổi thường xuyên thì khối lượng công việc của cơ quan Thuế sẽ rất lớn, điều này sẽ chiếm một khối lượng lớn về thời gian và nhân lực của cơ quan Thuế. Vì vậy, để giảm bớt gánh nặng này cần có sự phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp, nên khuyến khích loại hình kinh doanh mới làm dịch vụ tư vấn pháp luật về thuế. Khi đó cơ quan Thuế có điều kiện để tập trung vào việc biên soạn các tài liệu hướng dẫn về nghĩa vụ nộp thuế một cách chi tiết và cụ thể, đồng thời tổng kết những vướng mắc của người nộp thuế, định hướng các nội dung cần hỗ trợ cho đối tượng nộp thuế một cách kịp thời.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 109 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)