Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.2. Tổng quan về thực tiễn
1.2.6. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Từ khi thực hiện cải cách thuế đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác quản lý thuế GTGT như:
1.2.6.1. Đề tài nghiên cứu:
“ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế đối với Thuế giá trị gia tăng (GTGT)". " ThS. Đỗ Ngọc Tú Nguồn tin: Viện Nghiên cứu lập pháp. Năm 2012.
Nội dung đề tài: Cần tập trung cải cách 04 yếu tố là đối tượng đánh thuế, thuế suất, phương pháp tính thuế và việc hoàn thuế.
- Về đối tượng đánh thuế, Luật hiện hành quy định 25 nhóm đối tượng không thuộc diện chịu thuế thay cho 28 nhóm như trước đây. Trong thời gian tới cần sắp xếp lại các đối tượng chịu thuế và không chịu thuế theo hướng tiếp tục quan tâm và hỗ trợ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, không thu thuế GTGT ở khâu trực tiếp bán ra đối với các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. Bên cạnh đó, cần đưa ra khỏi diện chịu thuế đối với các hoạt động khuyến nông, hoạt động cung cấp dịch vụ, thông tin, kỹ thuật, giúp nông dân áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất. Đồng thời, cần nghiên cứu xây dựng chính sách thuế đối với hoạt động xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, ký túc xá cho học sinh, sinh viên.
- Về thuế suất, quy định hiện hành gồm 2 mức (5% và 10%, ngoài ra mức 0% được áp dụng cho mặt hàng, dịch vụ xuất khẩu). Trước mắt, để tránh ảnh hưởng xấu đến sự ổn định giá cả hàng hoá, dịch vụ, từ nay đến 2020 vẫn nên tiếp tục duy trì 3 mức thuế suất, nhưng cần điều chỉnh theo hướng giảm. Tuy nhiên, về lâu dài, ngoài thuế suất 0%, cần nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện Luật thuế GTGT, áp dụng một mức suất thuế duy nhất để thay thế thuế suất hiện hành nhằm bảo đảm sự liên hoàn của hệ thống thuế; đơn giản hoá chính sách thuế đảm bảo dễ hiểu, dễ thực
hiện, tránh vận dụng tuỳ tiện. Để xây dựng mức thuế suất mới có căn cứ khoa học, phù hợp thực tiễn, cần phải thông qua điều tra, khảo sát cụ thể về khả năng đóng góp cũng như sự ảnh hưởng đến số thu cho ngân sách nhà nước.
- Về phương pháp tính thuế, Luật hiện hành quy định 2 phương pháp tính thuế: Phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp. Theo quy định, hoá đơn, chứng từ và sổ sách kế toán là căn cứ quan trọng để thực hiện việc thu thuế. Do đó, thuế GTGT chỉ nên áp đụng với các cơ sở kinh doanh có điều kiện thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ và chế độ kế toán để có căn cứ pháp lý cho việc khấu trừ đúng thuế GTGT đã nộp ở khâu trước. Vì vậy, cần nghiên cứu, xây dựng ngưỡng doanh thu tính thuế.
- Về việc hoàn thuế, để khuyến khích đầu tư, cần có chế độ ưu đãi đối với tài sản cố định mua sắm hoặc xây dựng mới được khấu trừ thuế hoặc được hoàn thuế GTGT đầu vào, làm giảm giá thành công trình xây dựng. Đối với máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng loại trong nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, cần đưa vào diện không chịu thuế GTGT. Đối với các công trình đầu tư bằng nguồn vốn ODA được hoàn thuế GTGT đầu vào nhằm khuyến khích thu hút vốn vào Việt Nam. Để đảm bảo hoàn thuế nhanh, đáp ứng yêu cầu về vốn cho doanh nghiệp, cần quy định rõ những điều kiện cần thiết được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý hoặc năm. Riêng với hàng xuất khẩu, có quy định những điều kiện thật cụ thể, rõ ràng để việc hiểu và thực hiện được thống nhất.
1.2.6.2. Đề tài nghiên cứu
“Vai trò Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt nam”, luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2006); đề tài nêu lên thực trạng và vai trò của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay. Đồng thời đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý công tác quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian tới.
1.2.6.3. Tình hình thực hiện nhiệm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác quản lý thu thuế GTGT tại Chi cục thuế huyện Diễn Châu (Nguồn theo báo cáo tổng kết công tác thuế của Chi cục Thuế huyện Diễn Châu qua các năm):
Năm 2009: Tổng thu NSNN trên địa bàn 117,457 tỷ đồng/ 53,800 tỷ đồng, đạt 218% dự toán UBND huyện giao; trong đó thu từ thuế GTGT 12,735 tỷ đồng/9,5 tỷ đồng, đạt 134 %.
Năm 2010: Tổng thu NSNN trên địa bàn 168,603 tỷ đồng/ 79,025 tỷ đồng, đạt 213% dự toán UBND huyện giao; trong đó thu từ thuế GTGT 17,455 tỷ đồng/13,1 tỷ đồng, đạt 133 %.
Năm 2011: Tổng thu NSNN trên địa bàn 164,589 tỷ đồng/ 100,750 tỷ đồng, đạt 163% dự toán UBND huyện giao; trong đó thu từ thuế GTGT 31,245 tỷ đồng/
20,2 tỷ đồng, đạt 155 %.
Năm 2012: Tổng thu NSNN trên địa bàn 132,977 tỷ đồng/ 107,900 tỷ đồng, đạt 123% dự toán UBND huyện giao; trong đó thu từ thuế GTGT 41,842 tỷ đồng/
32 tỷ đồng, đạt 131 %.
Năm 2013: Tổng thu NSNN trên địa bàn 100,954 tỷ đồng/ 109,250 tỷ đồng, đạt 92% dự toán UBND huyện giao; trong đó thu từ thuế GTGT 46,155 tỷ đồng/
44,975 tỷ đồng, đạt 103 %.
Các đề tài trên có đề cập ở mức độ nhất định về quản lý thu thuế GTGT và vai trò của nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt nam. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu độc lập về công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại huyện Diễn Châu kể từ khi có Luật quản lý thuế. Đối với địa bàn huyện Diễn Châu thì công trình khoa học dưới dạng luận văn thạc sĩ, tiến sĩ về đề tài này sẽ rất hữu ích cho công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại đây. Vì vậy tác giả thấy đề tài này mang tính thời sự và cấp thiết đối với sự phát triển của các huyện ở vùng đồng bằng như huyện Diễn Châu.
Kết luận chương 1
Nội dung Chương 1 đã làm rõ được một số vấn đề sau: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Thuế GTGT trong nền kinh tế; nội dung cơ bản của Luật thuế Giá trị
gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH ra đời đã đánh dấu sự phát triển mới về chính sách thuế giá trị gia tăng của Việt Nam. Thuế giá trị gia tăng đã trở thành một sắc thuế tiên tiến góp phần làm cho hệ thống thuế của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, cũng còn những tồn tại cần khắc phục. Những nội dung trên làm cơ sở cho việc phân tích những lợi thế và chỉ ra những tồn tại, hạn chế về công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An nhằm đưa ra những giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Chương 2