Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Diễn Châu

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 69 - 74)

Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Diễn Châu

Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm ở toạ độ 105,30 - 105,45 vĩ độ Bắc, 18,20 - 19,50 kinh độ Đông. Địa bàn huyện trải dài theo hướng Bắc - Nam. Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Thành, phía Đông giáp biển đông. Diện tích tự nhiên là 30 492,36ha, trong đó đất dùng cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chiếm hơn một nửa.

Đất đai ở vùng ven biển nhìn chung độ màu mỡ không cao, vùng bán sơn địa đa số là đất bạc màu, nhưng nhân dân Diễn Châu giàu kinh nghiệm trong sáng tạo đất và thâm canh nên nông nghiệp Diễn Châu vẫn là một trong những huyện phát triển nhất của Nghệ An.

Bản đồ huyện Diễn Châu

Diễn Châu có 25 km bờ biển, chạy dài từ xã Diễn Trung ra đến Diễn Hùng tạo thành hình cánh cung lõm vào đất liền tạo thành một vĩnh nhỏ, một số người gọi đó là Vịnh Diễn Châu. Thiên nhiên ban tặng cho Diễn Châu nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu biển mát lành. Biển Diễn Châu giàu hải sản, thềm lục địa bằng phẳng, có bãi tắm và khu nghỉ mát Diễn Thành thuộc loại đất tốt trong khu vực miền Trung.

Vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên Diễn Châu quanh năm nhiều nắng, độ ẩm không khí cao (trên 80%), khí hậu mát mẻ (Nhiệt độ bình quân năm từ 22-250C). Đây là điều kiện rất thuận tiện để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Về giao thông, Diễn Châu có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt chạy dọc Bắc - Nam, là điểm khởi đầu của Quốc lộ 7 nối với các huyện miền tây và nước ban Lào, Quốc lộ 47 lên các huyện vùng tây bắc của tỉnh, các tuyến giao thông nội huyện và liên huyện rất thuận tiện và hiện đại. Về đường thủy, có tuyên kênh nhà Lê theo hướng Bắc Nam nối liền với sông Cấm. Sông bùng chảy qua 10 xã trong huyện đổ ra biển đông. Có Cửa Vạn, Cửa Hiền và 28 km bờ biển nối liền với các huyện trong nước.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Toàn huyện có 38 xã và 1 thị trấn, trong đó có 1 xã miền núi (Diễn Lâm), 4 xã vùng bán sơn địa (Diễn Phú, Diễn Lợi, Diễn Thắng và Diễn Đoài), 8 xã vùng biển (Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Thành, Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Kim, Diễn Hải và Diễn Hùng), số còn lại là các xã vùng lúa và vùng màu. Dân số đến hết năm 2013 là 221.126 người, trong đó đồng bào theo đạo Thiên Chúa là 5.011 hộ với 28.076 người phân bố ở 22 xã. Giáo dân Diễn Châu có truyền thống sống tốt đời đẹp đạo, đoàn kết xây dựng quê hương giàu đẹp.

Diễn Châu là huyện có truyền thống lịch sử văn hoá. Tên gọi Diễn Châu ra đời năm Trinh Quán thứ nhất (627) đời Đường Thái Tông cách ngày nay 2014 là 1387 năm. Trải qua gần 14 thế kỷ đấu tranh để tồn tại và xây dựng quê hương, Diễn Châu nổi tiếng là vùng đất "Địa linh nhân kiệt".

Diễn Châu xưa là vùng đất "Phên dậu" của các triều đại Nhà nước phong kiến Việt Nam và là vùng đất giàu truyền thống khoa bảng. Diễn Châu nay là hậu

phương vững chắc của cả nước trong đấu tranh giải phóng dân tộc được Đảng và Nhà nước phong tặng đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và là điểm sáng nhiều mặt trong phát triển kinh tế - xã hội xây dựng quê hương văn minh, giàu mạnh. Kinh tế tăng trưởng bình quân hàng năm từ 17 - 17,5%, thu nhập bình quân đầu người 2013 trên 7,5 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ trong nền kinh tế ngày càng tăng. Huyện đã xây dựng được Khu công nghiệp nhỏ Diễn Hồng. Hơn 300 Doanh nghiệp và gần 200 hộ hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực kinh tế. Khu du lịch biển Diễn Thành đang được đầu tư phát triển, thu hút hàng chục ngàn lượt du khách mỗi năm. Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, Quốc phòng - An ninh được giữ vững.

Bảng 2.1. Diện tích, dân số, lao động huyện Diễn Châu giai đoạn 2009 – 2013

TT Chỉ

tiêu ĐVT Năm So sánh % Tăng

B/Q 2009 2010 2011 2012 2013 10/09 11/10 12/11 13/12 % 1 Diện

tích km2 304,92 304,92 304,92 304,92 304,92 100,0 100,0 100,0 100,0 0,00

2

Dân số trung

bình

người 210.689 213.589 216.437 218.227 221.126 101,3 101,3 100,8 101,3 1,17

-

Trong độ tuổi LĐ

người 103.236 105.163 107.326 110.541 112.269 101,8 102,0 102,9 101,5 2,00

- Có khả năng

người 101.968 103.214 105.957 107.389 109.239 101,2 102,6 101,3 101,7 1,70

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Diễn Châu)

2.1.3. Khái quát tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu

Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, kinh tế huyện Diễn Châu cũng chuyển biến mạnh mẽ. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện được thành lập và phát triển một cách nhanh chóng. Theo số liệu báo cáo của Chi cục thuế huyện về số doanh nghiệp đang hoạt động SXKD tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 trên địa bàn có tổng số 392 doanh nghiệp, trong đó loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ lệ lớn nhất là 48,7%, tiếp đến doanh nghiệp tư nhân chiếm 23,5%, công ty cổ phần chiếm 20,7% và hợp tác xã chỉ chiếm 7,1%, cơ cấu các loại hình doanh nghiệp như sau:

Bảng 2.2. Cơ cấu loại hình doanh nghiệp tại huyện Diễn Châu năm 2013

STT Loại hình DN Số lượng (DN) Tỷ trọng (%)

1 Cty TNHH 191 48,7

2 Cty Cổ phần 81 20,7

3 DN Tư nhân 92 23,5

4 Hợp tác xã 28 7,1

Tổng số 392 100

(Nguồn: Chi cục Thuế Huyện Diễn Châu)

48.7%

23,5%

20,7%

7,1%

CTy TNHH DN tư nhân CTy Cổ phần HTX

Hình1. 3. Cơ cấu loại hình doanh nghiệp tại huyện Diễn Châu năm 2003 (Nguồn : Chi cục Thuế huyện Diễn Châu)

Các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực từ sản xuất, xây dựng, chế biến, dịch vụ đến thương mại, du lịch, vận tải, đồng thời bao gồm cả kinh doanh tổng hợp nhiều ngành nghề như kết hợp cả kinh doanh thương mại và dịch vụ; giữa sản xuất và dịch vụ, kinh doanh đa ngành nghề, lĩnh vực. Các doanh nghiệp đã giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều người lao động, đóng góp không nhỏ nguồn thu Ngân sách cho huyện, ổn định kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên doanh nghiệp có số vốn lớn chiếm số lượng ít, chủ yếu số vốn kinh doanh của các doanh nghiệp ở mức vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu thấp, tỷ suất lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh.

Bên cạnh các doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh, kinh doanh tuân thủ pháp luật của Nhà nước thì vẫn còn không ít các doanh nghiệp kinh doanh không trung thực, tính tuân thủ pháp luật Nhà nước về tài chính và kinh tế còn kém. Đặc biệt là lợi dụng danh nghĩa doanh nghiệp để trốn thuế, nhất là lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu. Mặt khác, do việc định hướng kinh doanh ban đầu chưa rõ ràng, nên sau khi được cấp giấy phép kinh doanh có một số DN không hoạt động, có một số doanh nghiệp chưa thật sự tổ chức kinh doanh ngay, hoặc hoạt động không có hiệu quả, có một số doanh nghiệp sau khi được thành lập một thời gian lại xin bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Từ tình hình thực tiễn về sự phát triển của các doanh nghiệp trong huyện thời gian vừa qua và xu hướng phát triển của nó. Điều này cho thấy nguồn thu từ sản xuất kinh doanh ở khu vực này có vị trí quan trọng cần được tăng cường quản lý và khai thác nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách huyện. Đồng thời phải tăng cường công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng để đảm bảo tất cả các đơn vị SXKD đều phải tuân thủ pháp luật. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu tình hình quản lý thu thuế GTGT đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết, không chỉ trên phương diện đảm bảo số thu cho ngân sách huyện, mà còn có ý nghĩa trên phương diện quản lý.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)