Tổng quan thực tiễn về hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn của NHTM

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh móng cái (Trang 38 - 42)

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ KHAI THÁC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Tổng quan thực tiễn về hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn của NHTM

NHTM hoạt động chủ yếu không phải bằng nguồn vốn tự có mà chủ yếu bằng nguồn vốn huy động, vì vậy hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của mọi NHTM.

1.2.1.1. Về các hình thức huy động vốn

Nguồn vốn huy động là số vốn chủ yếu trong tổng nguồn vốn của các NHTM, các NHTM Việt Nam đã xây dựng chiến lược huy động vốn bằng nhiều hình thức: Nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, ngoài ra còn có các hình thức huy động khác như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi có kì hạn.

- Tiền gửi không kì hạn: Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rót ra bất cứ lúc nào. Ở nhiều nước thì phần lớn các giao dịch thanh toán được thực hiện bằng séc còn Việt Nam thì tài khoản được thực hiện thường gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán gồm tài khoản thanh toán dùng cho doanh nghiệp và tài khoản thanh toán cho cá nhân. Hiện nay các NHTM trả lãi thanh toán cho loại tiền gửi này.

- Tiền gửi không có kì hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rútt ra sau một thời hạn nhất định ở Việt Nam trong nhưng năm qua thì tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn cũng có xu hướng tăng lên trong tổng số vốn tiền gửi có 2 loại tiền gửi có kỳ hạn đã được áp dụng:

+ Tiền gửi: Có kỳ hạn theo tài khoản:

+ Tiền gửi: Có kỳ hạn dưới hình thức phát hành trái phiếu Ngân hàng trong đó Ngân hàng chủ động phát hành phiếu nợ để huy động vốn thường nhằm mục đích đã định và được huy động theo 2 phương thức.

+ Phát hành theo mệnh giá: người mua trả tiền mua kì phiếu mệnh giá đã được ghi trên kỳ phiếu khi đến hạn Ngân hàng sẽ hoàn trả vốn gốc và thanh toán lãi cho người mua kỳ phiếu.

+ Phát hành dưới hình thức chiết khấu.

- Tiền gửi tiết kiệm: Nước ta đã có các loại tiền gửi tiết kiệm sau:

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi, rút nhiều lần vào bất cứ lúc nào.

+ Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn là loại tiền gửi được rút ra sau một thời gian nhất định, nếu khách hàng rút trước thì phải có điều kiện là hưởng lãi suất thấp.

+ Tiền gửi tiết kiệm có mục đích là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn nhằm mục đích xây dựng nhà ở. Ngoài số tiền lãi khách hàng còn được Ngân hàng cho vay nhằm mục đích bổ sung vốn cho xây dựng nhà ở.

+ Tiền gửi có kì hạn và tiền gửi tiết kiệm được gọi chung là tiền gửi phi giao dịch.

Khi nguồn vốn huy động và nguồn vốn tự có không đủ cho nhu cầu sử dụng vốn của mình thì các NHTM còn được phép huy động phát hành kì phiếu, trái phiếu và các chứng chỉ tiền gửi có kì hạn để bổ sung nguồn vốn huy động của mình.

1.2.1.2. Về khối lượng khai thác vốn

Bằng các hình thức huy động vốn của mình, các NHTM đã huy động được một số lượng vốn lớn để đáp ứng cho các nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình.

Đây là một số kết quả huy động vốn của các NHTM.

+ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Viettin Bank) có quan hệ truyền thống lâu năm với các doanh nghiệp ở mọi ngành, mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư, nên Vietin Bank luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng vốn huy động ổn định. Nguồn vốn huy động được năm 2012 là 460.082 tỷ đồng, tăng trưởng 9,3%

và đạt 107% so với kế hoạch, chiếm khoảng 12% vốn huy động toàn ngành ngân hàng.

Trong đó nguồn vốn huy động bằng VND chiếm 81% tổng nguồn vốn. Tổng dư nợ cho vay và đầu tư đạt gần 468 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 8,8% so với năm 2011.

+ Tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcom Bank) đạt 241.688 tỷ đồng VN tăng 25,76% so với năm 2011, đạt 106,57% so với kế hoạch huy động vốn 2012 và chiếm khoảng 8,8% vốn huy động của toàn ngành NH. Trong đó huy động vốn từ các TCKH đạt 141,9 nghìn tỷ đồng tăng 18,1% so với năm 2011, huy động vốn từ dân cư đạt 162,1 nghìn tỷ đồng, tăng 33,3% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 54% vốn huy động từ nền kinh tế. Cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp với định hướng chiến lược của Vietcom Bank. Đó là tăng tỉ lệ vốn huy động bằng VNĐ đặc biệt là tỉ lệ huy động vốn từ nền kinh tế. Huy động vốn băng VND tăng 33,3% so với năm

2011, huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 4,35 so với năm 2011, tỷ trọng VND trong cơ cấu huy động vốn chiếm khoảng 77%.

+ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong năm 2012 cũng đã huy động từ nền kinh tế đạt 358.019 tỷ đồng, tăng 26,5% so với năm 2011 và đạt 106% so với chỉ tiêu kế hoạch, chiếm khoảng 10% thị phần toàn ngành ngân hàng. Tỷ trọng vốn huy động trong dân cư đạt 50% tổng nguồn vốn huy động. Dư nợ tín dụng 324.254 tỷ đồng, tăng 16,2% so với năm 2011 và đạt 99%

so với kế hoạch.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho NHNo&PTNT Chi nhánh Móng Cái

Từ thực tiễn về công tác huy động vốn và hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại các NHTM nói chung có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm áp dụng cho chi nhánh NH No&PTNT Móng Cái như sau:

Một là, xây dựng chiến lược huy động và khai thác vốn đúng đắn, phù hợp với gian đoạn phát triển và đặc thù của môi trường khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái để tạo điều kiện cho Ngân hàng đạt mục tiêu tăng trưởng kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận tối đa. Sự hài hòa giữa huy động và sử dụng vốn là hết sức quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của ngân hàng. Cần thực hiện tốt việc cân đối vốn, thông qua bảng cân đối vốn các cán bộ ngân hàng sẽ xem xét, phân tích cơ cấu, tỉ trọng các nguồn và từng khoản sử dụng để dự đoán nhu cầu vốn biến động trong tương lai, từ đó có nghiệp vụ khai thác vốn hiệu quả.

Hai là, cân đối quy mô vốn huy động và nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng. Huy động vốn quá nhiều sẽ gây lãng phí, trong khi huy động quá ít sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đầu tư, làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Quy mô huy động vốn phải đủ lớn để đáp ứng các nhu cầu về tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.

Ba là, kỳ hạn huy động vốn phải phù hợp với kỳ hạn sử dụng, đồng thời tạo sự ổn định của nguồn vốn. Vốn sau khi huy động sẽ hình thành nên tài sản của ngân hàng vì thế cần xem xét khía cạnh phù hợp về thời hạn giữa tài sản có và tài sản nợ

nhằm tránh những rủi ro tiềm ẩn như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh móng cái (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)