Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ KHAI THÁC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại các NHTM
1.3.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguốn vốn và hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn của NHTM như: các nghiên cứu về nghiệp vụ NHTM của tác giả Nguyễn Minh Kiều, Phan Thị Cúc, Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nga, Th.S Nguyễn Thị Ngọc Loan, TS. Trần Hoàng Ngân, quản trị ngân hàng của TS.
Nguyễn Thị Mùi, PGS.TS. Phan Thu Hà, PGS.TS Đàm Văn Huệ, các nghiên cứu lý thuyết tài chính tiền tệ của các tác giả Sử Đình Thành, Trương Minh Thông, Vũ Thị Minh Hằng, Trần Huy Hoàng, TS. Nguyễn Hữu Tài, Nguyễn Thanh Nam, nguồn vốn của NHTM của tác giả Trần Hoài Nam,...
Ngoài ra có thể kể đến các luận văn thạc sỹ chuyên ngành ngân hàng, tài chính tiền tệ như:
- Luận văn thạc sỹ: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội –HABUBANK của tác giả Đỗ Thị Ngọc Trang (2011). Đề tài này đã phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội giai đoạn 2008-2011 và đưa ra các nhóm giải pháp: hoàn thiện chính sách lãi suất theo hướng linh hoạt để tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như đảm bảo bằng vàng hay ngoại tệ, phát triển dịch vụ gia tăng; phát triển các dịch vụ liên quan đến huy động vốn như internet banking, home banking, dịch vụ thu hộ tiền điện, tiền cước điện thoại, tiền sử dụng nước sinh hoạt,....
- Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm của tác giả Phạm Thị Thanh Thủy (2009).
Luận văn này đã hệ thống các vấn đề cơ bản về hiệu quả huy động vốn của NHTM, phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2006-2008 và đưa ra nhóm giải pháp nâng cao hiejeu quả huy động vốn tại Ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh Hoàn
Kiếm: Xây dựng chiến lược cơ cấu huy động vốn theo hướng tập trung vào nguồn vốn trung và dài hạn; tăng cường các hoạt động tiếp thị quảng cáo để tiếp cận huy động vốn; xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, mở rộng mạng lưới dịch vụ, ...
- Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP công thương Lạng Sơn của tác giả Nguyễn Thị Hường (2012). Luận văn đã hệ thống một số vấn đề cơ bản về hiệu quả huy động vốn của các NHTM, phân tích thực trạng huy động vốn tại NHTM CP Công thương Lạng Sơn giai đoạn 2009-2011, đưa ra nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Công thương Lạng Sơn: mở rộng mạng lưới kinh doanh; thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; đẩy mạnh hoạt động marketing,...
- Luận văn thạc sỹ: Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Quảng Ninh của tác giả Trần Thu Trang (2010).
Luận văn này đã hệ thống một số vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn của NHTM, phân tích thực trạng huy động vốn tại Vietcombank Quảng Ninh và đưa ra nhóm giải pháp tăng cường huy động vốn tại Vietcombank chi nhánh Quảng Ninh như: giải pháp về lãi suất đảm bảo lãi suất dương, công cụ lãi suất linh hoạt; mở rộng kênh phân phối sản phẩm và đa dạng hóa các hình thức huy động; xây dựng chiến lược khách hàng và đổi mới mô hình tổ chức; thúc đẩy thanh toán biên mậu,...
Các giáo trình, sách nghiên cứu các vấn đề liên quan đến huy động vốn, khai thác vốn của các NHTM có thể kể đến như:
- PGS.TS. Phan Thị Cúc(2008), Đại học công nghiệp TP Hồ Chí Minh, Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.
- TS Phan Thị Thu Hà (2004), Đại học kinh tế Quốc dân, Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.
- TS. Nguyễn Minh Kiều (2005), Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Nghiệp vụ Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
- PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2005), Học viện Tài chính, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính.
- Lê Trung Thành (2002), Đại học Đà Lạt, giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.
1.3.2. Nghiên cứu ngoài nước
Các công trình nghiên cứu về quản trị ngân hàng và nghiệp vụ ngân hàng ở ngoài nước có thể kê đến như:
- Quản trị ngân hàng thương mại của tác giả Peter S. Rose (bản dịch của Nguyễn Đức Hiển, Nguyễn Huy Hoàng, Phạm Long), Nhà xuất bản tài chính (2004).
- Quản trị Ngân hàng của tác giả George H. Hempel & Donald G. Simonson (Bản dịch của TS. Nguyễn Duệ), Nhà xuất bản thống kê (2001).
- Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính của tác giả Frederic S. Mishkin (bản dịch của Nguyễn Quang Cư, TS. Nguyễn Đức Dy), nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội (2001).
- Tiền tệ, thị trường tài chính và nền kinh tế, của tác giả Robert Haney Scott, Prentice Hall College Div (1995).
- Quản lý nguồn vốn ngân hàng của tác giả Chris Matten (2000), nhà xuất bản Wiley, Hoa Kỳ.
1.3.3. Bình luận của tác giả
Các công trình nghiên cứu trên đã xây dựng, khái quát hóa lý luận về hiệu quả nghiệp vụ huy động vốn và khai thác vốn nói chung và thực trạng cũng như một số giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn nói riêng ở một số NHTM cụ thể:
- Các công trình trên đã xây dựng và hệ thống lý luận cơ bản về huy động vốn và sử dụng vốn, các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả khai thác vốn tại các NHTM.
- Các luận văn trên đã đi sâu phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại một số NHTM như Viettinbank Hoàn Kiếm, Vietinbank Lạng Sơn, Vietcombank Quảng Ninh, Habubank Hà Nội,...
- Các công trình trên cũng đã đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm tăng cường hoặc nâng cao nghiệp vụ huy động vốn tại các NHTM như Vietinbank Hoàn Kiếm, Vietinbank Lạng Sơn, Vietcombank Quảng Ninh, Habubank Hà Nội,..
Về vấn đề hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn, các công trình trên mới chỉ dừng lại ở góc độ lý luận chung, các luận văn đã chỉ ra ở trên chỉ đi sâu vào nghiệp vụ huy động vốn tại một số NHTM nhưng chưa có nghiên cứu nào thực hiện tại các NHTM trên địa bàn thành phố Móng Cái, Quảng Ninh. Bên cạnh đó, hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn không chỉ là huy động vốn mà nó bao hàm cả hoạt động huy động, sử dụng vốn và hoạt động khác. Đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Móng Cái” trên cơ sở kế thừa hệ thống lý luận của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn, đã đi sâu phân tích thực trạng hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại Agribank Móng Cái, từ đó xây dựng nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại Agribank Móng Cái. Chính vì vậy có thể khẳng định là chưa có công trình nào thực hiện nghiên cứu về đề tài này tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Móng Cái.
Kết luận chương 1
Như vậy, trong Chương 1, tác giả trước hết đề cập đến khái niệm NHTM, các hoạt động chủ yếu của NHTM và hệ thống NHTM tại Việt Nam. Sau đó, tác giả tập trung vào việc phân tích hoạt động kai thác vốn của các NHTM. Cuối cùng , tác giả đã đưa ra và phân tích các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Các yếu tố khách quan bao gồm tình hình chính trị xã hội, sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân và các chính sách quản lý của Nhà nước. các yếu tố chủ quan bao gồm lãi suất huy động, sản phẩm huy động, các hoạt động marketing, xơ sở vật chất và uy tín của ngân hàng và chất lượng dịch vụ của đội ngũ nhân viên. Nội dung đã trình bày trong Chương 1 này sẽ được sử dụng làm cơ sở lý luận để phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại NHNo&PTNT Chi Nhánh Móng Cái trong Chương 2.
CHƯƠNG 2