Tình hình khai thác vốn tại Agribank Móng Cái

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh móng cái (Trang 55 - 66)

Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ KHAI THÁC VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH MÓNG CÁI

2.2. Thực trạng hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại Agribank Móng Cái

2.2.1. Tình hình khai thác vốn tại Agribank Móng Cái

2.2.1.1. Tình hình huy động vốn

Ngay từ khi thành lập Agribank Móng cái đã phát triển nguồn vốn của mình để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Bằng các biện pháp và chính sách cụ thể, nguồn vốn của Agribank Móng cái ngày càng gia tăng với khối lượng năm sau cao hơn năm trước.

a. Các hình thức huy động vốn được áp dụng tại Agribank Móng Cái

* Huy động bằng hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm

Tiết kiệm là hình thức huy động được các NHTM áp dụng từ lâu với các thời hạn và mức lãi suất quy định cho từng thời hạn đó. Trong hình thức huy động này có rất nhiều thể thức được áp dụng.

+ Thể lệ tiết kiệm bằng tiền với các loại kỳ hạn: Không kỳ hạn, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng... cũng được áp dụng rộng rãi trong thời gian đầu với mức lãi suất cao đủ sức hấp dẫn người gửi tiền.

+ Thể lệ gửi tiền tiết kiệm bằng ngân phiếu thanh toán nhằm mục đích huy động nguồn vốn nhàn rỗi bằng ngân phiếu thanh toán vào Ngân hàng và tạo điều kiện cho dân chúng làm quen với “dấu hiệu giá trị” mới này.

+ Thể thức huy động tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ với mục đích huy động nguồn vốn nhàn rỗi bằng ngoaị tệ trong dân cư vào Ngân hàng để phát triển kinh tế.

+ Thể thức huy động tiền gửi tiết kiệm gửi một nơi lĩnh tiền nhiều nớinhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc lĩnh tiền, tạo tâm lý cho khách hàng không cần giữ tiền mặt trong người.

* Huy động bằng phát hành kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích

Phát hành kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích bằng ngoại tệ. Kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích của Agribank Móng Cái là một loại giấy nhận nợ do Agribank Móng Cái phát hành, nhằm huy độg vốn nhàn rỗi trong dân cư một cách linh hoạt, đáp ứng cho mọi chương trình, dự án kinh tế nhất định. Kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích được ghi vào thu, chi bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ (USD). Căn cứ vào tình hình nguồn vốn và yêu cầu mở rộng tín dụng theo các dự án đầu tư cụ thể của từng chi nhánh để tiến hành bán kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích này.

* Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu để bổ sung cho nguồn vốn vay trung và dài hạn đối với nền kinh tế.

* Huy động bằng việc tổ chức mở dịch vụ thanh toán, khuyến khích mọi thành phần kinh tế mở tài khoản tại các chi nhánh của Agribank. Tài khoản tiền gửi của các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân tại Ngân hàng được phân chia làm hai loại:

tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Đối với loại tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, Ngân hàng có thể sử dụng chúng một cách có kế hoạch có mục đích đầu tư của

Ngân hàng, còn loại tài khoản tiền gửi không kỳ hạn khách hàng chỉ sử dụng nó để được hưởng những tiện lợi trong thanh toán phục vụ chi trả cho các giao dịch mua bán, loại tiền gửi không kỳ hạn này chỉ có một ưu thế là lãi suất thấp nó tạo điều kiện cho Ngân hàng giảm được laĩ suất đầu vào và trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng có khả năng cạnh tranh trên thương trường.

b. Kết quả huy động vốn của Agribank Móng Cái giai đoạn 2009-2012

Agribank Móng Cái hoạt động trên địa bàn nhỏ, nhưng tính đến cuối năm 2012 chi nhánh đã thu hút được 13.953 tài khoản tiền gửi thanh toán và 190 tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân nước ngoài và 25.356 khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Mặc dù NHNN nhiều lần điều chỉnh giảm mức lãi suất huy động nhưng tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng vẫn tăng mạnh. Đến 31/12/2012 đạt 884 tỷ đạt 159,78% so với cuối năm 2011. Trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 704,3 tỷ chiếm 84,12%. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế đạt 26 tỷ chiếm 2,33% ( bảng 2.8).

Bảng 2.7. Tình hình huy động vốn của Agribank Móng Cái (Từ năm 2009-2012)

Đơn vị :triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%) Tổng NV huy động 400.600 100 409.800 100 553.700 100 877.400 100 - Tiền gửi từ dân cư 212.400 53.02 257.100 62,74 407.600 73,61 704.300 84,12 -TG từ các TCKT 43.481 10,85 24.256 5,92 38.000 6,86 26.000 2,33 -TG từ các TCTD 144.719 36,13 128.444 31,34 31.900 19,53 119.9 13,55

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh Agribank MóngCái)

Năm 2012 có sự gia tăng đáng kể của tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức kinh tế so với năm 2011 tiền gửi tiết kiệm tăng 297 tỷ, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 23 tỷ, tiền gửi khác tăng 12 tỷ.

Năm 2012 tổng nguồn vốn đến 31/12/2012 đạt 884 tỷ, tăng 484 tỷ và bằng 221% so với năm 2009. Nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng lên mạnh mẽ lên tới 242 tỷ.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm xuống là 4 tỷ so với năm 2009. Như vậy xét về mặt tổng thể thì tổng nguồn vốn liên tục gia tăng với tốc độ cao. Năm 2009 là 400 tỷ thì tới năm 2010 là 409 tỷ. Năm 2011 là 553 tỷ và tới năm 2012 là 884 tỷ.

Vậy đây có một điểm chung là nguồn vốn huy động qua các năm đều có sự đóng góp của sự gia tăng tiền gửi tiết kiệm thì sự gia tăng lại tập trung chủ yếu vào các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Trong các loại tiền gửi thì tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm ưu thế tuyệt đối giao động từ 60 - 90% qua các năm. Điều đó sẽ làm tăng chi phí của Ngân hàng vì lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cao hơn tiền gửi không kỳ hạn. Song lại có ưu thế là Ngân hàng có biết trước thời điểm thanh toán cho người gửi từ đó có kế hoạch cho vay và trả lãi gốc đúng hạn.

Sự tăng trưởng về nguồn vốn khá nhanh cho thấy Ngân hàng đã áp dụng tốt chính sách khách hàng và các biện pháp huy động vốn phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế trên địa bàn đã thu hút được nguồn vốn dồi dào không những phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng mà còn hỗ trợ về vốn cho các chi nhánh khác cùng hệ thống qua phương thức điều chuyển.

c. Các giải pháp tạo vốn đã được áp dụng tại Agribank Móng Cái

Nghiệp vụ khai thác vốn là nghiệp vụ chính của NHTM nói chung, nó có tính chất quyết định đến quy mô hoạt động và thời lượng tín dụng, đầu tư của Ngân hàng. NHTM và các TCTD khác đều thực hiện nghiệp vụ đi vay để cho vay. Vì vậy chỉ có huy động vốn được nhiều thì mới có điều kiện mở rộng đầu tư mà trên cơ sở mới có doanh thu và lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu đó Agribank Móng Cái đã thực hiện các giải pháp tạo vốn:

- Đa dạng hoá các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm.

Trong mấy năm vừa qua, mặc dù có khủng hoảng tiền tệ ở một số nước trong khu vực nhưng nguồn tiền gửi dân cư tại hầu hết các Ngân hàng đều ổn định và tăng trưởng. Tại Agribank Móng Cái, nguồn tiền gửi này cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó và đã đạt được những thành quả riêng. Nguồn tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng ổn định trong tổng nguồn và có xu hướng tăng. Agribank Móng Cái đã có những giải pháp thích hợp uyển chuyển nhằm kết hợp hài hoà giữa lợi ích của người đi vay và lợi ích của người cho vay.

- Chính sách lãi suất linh hoạt. Trong giai đoạn 2009-2012, chính sách điều hành lãi suất của NHNN đã được điều chỉnh linh hoạt. Trên cơ sở lãi suất trần của NHNN và tình hình huy động vốn tại địa bàn Móng Cái của các NHTM, Agribank Móng Cái đã vận dụng linh hoạt vào từng thời kì để thu hút nguồn tiền gửi trong dân cư và các TCKT. Chẳng hạn trong quí I/2010, tăng trưởng tín dụng không cao, nguồn vốn vay của các NHTM từ NHNN để đáp ứng thanh khoản tăng lên, điều đó cho thấy vốn của các NHTM là không khan hiếm. Do vậy, Agribank Móng Cái thực hiện lãi suất huy động ở mức khuyến cáo của NHNN là 10,5%/năm.

Lãi suất huy động và cho vay năm 2012 giảm hơn nhiều so với 2011, đặc biệt là chính sách cho vay lãi suất thấp hơn các đối tượng khác đối với 4 đối tượng sản xuất kinh doanh được ưu tiên, là quyết định đúng đắn, kịp thời;tác động tích cực đến giảm chi phí vay vốn cho doanh nghiệp, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng.

So với cuối năm 2011, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm được 6%/năm(14%/năm xuống 8%/năm), lãi suất cho vay 4 đối tương ưu đãi giảm được 4%-5%/năm (16-17%/năm xuống 12%/năm). Đặc biệt, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh 8-9%/năm so với đầu năm 2012, thị trường tiền tệ đã có sự cải thiện tích cực hơn nhiều so với năm 2011.

Thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với lãi suất huy động vốn trên 12 tháng và lãi suất cho vay trung dài hạn theo nguyên tắc thương mại và thị trường.

Cơ chế huy động lãi suất thỏa thuận được thực hiện theo Thông tư 19/2012/TT- NHNN ngày 8/6/2012: “Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung cầu vốn thị trường”. Lãi suất cho vay thỏa thuận được thực

hiện từ 14/4/2010 theo Thông tư số 12/2010/TT-NHNN và thông tư 14/2012/TT- NHNN từ ngày 4/5/2012. Đối với các khoản cho vay ngoài 4 lĩnh vực ưu tiên TCTD cho vay theo lãi suất thỏa thuận.

- Khuyến khích khách hàng mở tài khoản các nhân tại Ngân hàng và thực hiện thanh toán qua Ngân hàng.

Ngày 18/4/1994 Thống đốc NHNN đã ký quyết định số 160/HĐ-NH về việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân. Agribank Việt Nam cũng đã có văn bản hướng dẫn và triển khai thực hiện nội dung của quyết định này đến tất cả các chi nhánh trong đó có chi nhánh của Agribank Móng cái. Quy định đó quy định tất cả nhân viên thuộc Agribank phải mở tài khoản tiền gửi cá nhân tại Ngân hàng và toàn bộ tiền lương hàng tháng chuyển vào tài khoản đó. Khi có nhu cầu chi tiêu, chủ sở hữu viết giấy lĩnh tiền mặt hoặc séc để chi trả từ tài khoản cá nhân của mình. Đây là hình thức huy động vốn mới, Ngân hàng đã tăng cường công tác quảng cáo đến từng người dân và giới thiệu cho họ về lợi ích của hình thức này. Tuy nhiên do phong tục tập quán của dân chúng chưa quen với việc không dùng tiền mặt trong giao dịch thanh toán hàng ngày do các công cụ thanh toán đưa ra chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của dân chúng và thu nhập của dân chúng chưa có điều kiện để tích luỹ nên việc mở tài khoản tiền gửi mới đạt kết quả hạn chế.

- Khuyến khích các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng.

Mục đích của việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng là khách hàng muốn được hưởng những tiện lợi trong thanh toán: thanh toán tiền hàng cho người bán, nhận tiền bán hàng của người mua chuyển tới và trả các khoản chi phí khác cho các dơn vị tổ chức kinh tế mà đơn vị có dùng dịch vụ hàng hoá của họ. Số dư loại tài khoản của họ rất thất thường nhưng có lợi thế là khoản lãi cho khách hàng rất thấp và nó cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động.

Từ đó giúp cho Ngân hàng kéo giảm lãi suất đầu vào, có thêm ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

Agribank Móng cái tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi này đưa vào hoạt động kinh doanh của mình, áp dụng các biện pháp kinh tế để khuyến khích khách hàng thường

xuyên gửi tiền nhàn rỗi vào tài khoản thanh toán: những đơn vị tổ chức có số dư trên tài khoản này cao và thường xuyên ổn định tại Ngân hàng sẽ được ưu tiên tiết giảm lãi suất tiền vay theo tỷ lệ tương ứng.

Một ưu thế có tính chất quyết định đến việc huy động vốn thông qua các hình thức khuyến khích các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng là các chi nhánh của Agribank Việt Nam đã áp dụng triển khai đồng loạt máy vi tính vào công tác thanh toán liên hàng điện tử, cải tiến chế độ luân chuyển chứng từ nội bộ, đối với thái độ phục vụ khách hàng, cải tiến công tác thu chi tiền mặt nhanh chóng thuận lợi và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Đến nay công tác thanh toán liên hàng điện tử đã được thay thế bằng mạng trực tuyến vốn được điều chuyển ngay trong ngày, việc chuyển tiền và đối chiếu số liệu nhanh chóng, chính xác, thuận tiện tăng nhanh vòng quay của vốn. Nhờ có ứng dụng trên mà đã tăng lưu lượng chứng từ qua Ngân hàng.

- Tăng cường khai thác vốn trung hạn thông qua phát hành kỳ phiếu và vay nợ các tổ chức nước ngoài.

Năm 2011 chi nhánh có thực hiện huy động kỳ phiếu 13 tháng có mục đích, lãi suất trả trước vì vậy nguồn kỳ phiếu của Ngân hàng đã tăng lên rất mạnh. Tuy nhiên bước sang năm 2012, bên cạnh nguồn kỳ phiếu ngắn hạn (6 tháng) đã được thanh toán hết, và các loại kỳ phiếu khác như kỳ phiếu 12 tháng trả lãi trước kỳ phiếu có mục đích 13 tháng của Ngân hàng, kỳ phiếu  12 tháng thông thường khác phần lớn đã được Ngân hàng thanh toán hết cho khách hàng, thì nguồn huy động hộ NHNN của Ngân hàng đã hoàn thành và chuyển giao là nguyên nhân cho sự giảm sút hết sức nhanh chóng của tổng nguồn này.

Lãi suất trái phiếu NHNN được tính trên cơ sở gồm lãi suất cơ bản cộng với chỉ số trượt giá do Tổng giám đốc NHNN quyết định trong khung lãi suất của Thống đốc NHNN Việt Nam có hai loại: lãi suất cố định trong suốt thời hạn của trái phiếu và lãi suất có điều chỉnh hàng năm cho từng đợt phát hành.

Hình thức trái phiếu được đông đảo quần chúng dân cư hưởng ứng vì một phần do lãi suất được tính toán trên cơ sở tính lãi thị trường vốn ngắn hạn tại thời điểm phát hành phù hợp với chính sách lãi suất của nhà nước.

Trái phiếu NHNN được dùng để thế chấp, cầm cố, để bảo lãnh vay vốn tại các TCTD kể cả các chi nhánh trong tổ chức NHNN nếu được TCTD cho vay chấp nhận. Nó là chứng từ có giá, có khả năng chuyển nhượng trong thời hạn lưu hành của trái phiếu. Riêng loại trái phiếu có ghi tên được phép mua bán tại thị trường chứng khoán. Người chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng sang tên một trái phiếu tối đa là 3 lần và thực hiện tại chi nhánh NHNN phát hành trên cơ sở (giấy chuyển nhượng trái phiếu). Ngân hàng xoá tên người chủ sở hữu cũ và đăng ký lại tên chủ sở hữu mới trong sổ theo dõi của Ngân hàng.

Agribank Móng cái đã phát hành loại kỳ phiếu có mục đích và kỳ phiếu đảm bảo theo giá trị vàng và ngoại tệ. Lãi suất được trả tức là người trả chỉ trả cho Ngân hàng số tiền thấp hơn mệnh giá của kỳ phiếu, khi đến hạn người chủ sở hữu của kỳ phiếu, được hưởng đúng mệnh giá ghi trên kỳ phiếu đó. Nhờ sử dụng hình thức phát hành kỳ phiếu và trái phiếu này đã tạo điều kiện cho Ngân hàng nông nghiệp có được nguồn vốn tương đối ổn định để đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế.

- Tăng cường huy động ngoại tệ

Những giải pháp mà Agribank Móng Cái áp dụng để thu hút vốn ngoại tệ đó là hình thức hấp dẫn và hết sức thuận lợi đối với người gửi: tỷ giá hối đoái linh hạot, phù hợp, gửi, rút, thu đổi ngoại tệ nhanh chóng tiện lợi, chính xác. Với những hình thức trên Agribank Móng Cái không những thu hút nguồn vốn ngọai tệ trong nước của dân cư mà còn thu hứt được ngoại tệ của các công ty nước ngoài các xí nghiệp lien doanh và các cá nhân nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam. Nguồn vốn này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, nhưng nó giúp Agribank Móng cái nắm giữ được khách hàng bởi vì Agribank Móng cái có thể phục vụ khách hàng theo yêu cầu cả về nột tệ lẫn ngoại tệ phần lớn Ngân hàng huy động vốn ngoại tệ nhờ vào nguồn tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ, kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh móng cái (Trang 55 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)