TIẾT 12: GIỚI THIỆU NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN.
S:
G:
I-Mục tiêu bài dạy.
-Củng cố kiến thức cơ bản của Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
-Rèn luyện cho các em thuyết minh về tác giả, tác phẩm.
-Giáo dục ý thức tự giác học tập cho học sinh.
II-Phương tiện thực hiện.
-Thầy: giáo án, sgk.
-Trò: vở ghi, sgk.
III-Cách thức tiến hành.
-Gợi mở, phân tích.
IV-Tiến trình bài dạy.
A-Tổ chức:
B-Kiểm tra bài cũ:
-Viết một đoạn tổng phân hợp trình bày cảm nhận của em về nỗi nhớ thương của Kiều với người thân?
-Viết một đoạn văn ngắn triển khai luận điêm sau theo lập luận diễn dịch: Tám câu thơ cuối thể hiện tâm trang lo âu, sợ hãi của Kiều nơi đất khách quê người.
C-Bài mới.
1 2
?Giới thiệu vài nét về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu?
-Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) -Quê mẹ: Gia Định
-Quê cha: Huế.
-21 tuổi đỗ tú tài.
-27 tuổi bị mù cả hai mắt.
-Công danh đành dở dang, sự nghiệp không thành.
Không chịu đầu hàng trước số phận, về quê dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
-Khi thực dân Pháp đánh Nam kì, ông cùng nghĩa binh bàn bạc cách đánh giặc, sáng tác thơ văn làm vũ khí chiến đấu, luôn nêu cao tinh thần bất khuất trước kẻ thù, giữ trọn long trung thành với Tổ quốc, với nhân dân.
-Ông để lại cho đời sự nghiệp văn chương có giá trị:
Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế….
1-Tác giả:
*Cuộc đời:
-Nguyễn Đình Chiểu
*Sự nghiệp sác tác: Truyện LVT.
2-Tác phẩm: Truyện Lục Vân Tiên.
?Em hiểu gì về tác phẩm? Đoạn trích?
-Truyện Lục Vân Tiên, viết băng chữ Nôm, 2082 câu lục bát. Gồm 4 phần:
+LVT cứu KNN +LVT gặp nạn
+KNN bị bắt đi cống giặc Ô Qua.
+LVT tìm được KNN, họ sum vầy hạnh phúc.
-Đoạn trích LVT cứu KNN là đoạn đầu của tác phẩm.
?Nội dung của đoạn trích là gì?
-Nội dung: Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, Kiều NN hiền hậu, nết na, ân tình.
?Nghệ thuật của đoạn trích?
-Xây dựng nhân vật anh hùng lí tưởng hành đạo giúp đời.
-Lối kể chuyện giản dị mang đậm màu sắc Nam Bộ.
?Tóm tắt “Truyện LVT”
-LVT quê ở quận Đông Thành, văn võ song toàn.
Nghe tin triều đình mở khoa thi., Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài. Trên đường về thăm cha mẹ gặp bọn cướp hoành hành người dân, chàng đã một mình đánh tan bọn chúng cứu thoát KNN. KNN tự nguyện gắn bó với chàng suốt đời. VT tiếp tục cuộc hành trình, gặp và kết bạn với sĩ tử Hớn Minh.
-Sau khi thăm cha mẹ, tiếp tục vê kinh dự thi, ghé thăm Võ Công, người đã hứa gả con gái là Võ Thể Loan. Từ đây, chàng có thêm người bạn là Vương Tử Trực. Tới kinh đô, Vân Tiên gặp Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Thấy VT tài cao, chúng đem long đố kị. Lúc chuẩn bị thi, VT nghe tin mẹ mất, liền bỏ thi trở vê chịu tang. Dọc đường về, phần thì bệnh tật, phần thì thương mẹ khóc mù cả hai mắt, lại bị Trịnh Hâm hãm hại nhưng được giao long dìu vào bờ, ngư ông cưu mang. Sau đó chàng lại bị cha con Võ Công đem bỏ vào hang núi Thương Tòng. Được ông tiều cứu ra, VT may mắn gặp Hớn Minh đưa về nơi am vắng.
Khoa thi năm ấy, Tử Trực đỗ thủ khoa, trở lại họ Võ hỏi thăm VT. Võ Công ngỏ ý muốn gả con gái, bị Tử Trực cự tuyệt mắng thẳng vào mặt, Võ Công hở thẹn ốm chết.
-Nghe tin VT đã chết, KNN thề sẽ thủ tiết suốt đời.
Thái sư hỏi nàng cho con trai không được liền tâu vua bắt đi cống giặc Ô Qua. KNN nhảy xuống song tự tử nhưng được phật bà Quan Âm đưa vào vườn hoa họ
*Đoạn trích LVT cứu KNN.
-Nội dung
- Nghệ thuật
-Tóm tắt.
Bùi. Bùi công nhận làm con nuôi nhưng Bùi Kiệm lại một long đòi lấy nàng làm vợ. NN phải trốn khỏi nhà họ Bùi, vào rừng, nương nhờ bà lão dệt vải.
-Lục VT ở với Hớn Minh được tiên cho thuốc, mắt sang lại. liền trở về thăm cha, viếng mộ mẹ, thăm cha KNN. Đến khoa thi, chàng đỗ trạng nguyện và được vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Hớn Minh được cử làm phó tướng. Đánh tan giặc, VT một mình lạc trong rừng, đến nhà lão bà hỏi thăm đường và gặp lại NN.
Chàng về tâu với vua sự tình, kẻ ác phải bị trừng trị, người nhân nghĩa được đền đáp, VT và NN sum vầy hạnh phúc.
D- Củng cố:
-Đọc thuộc long đoạn trích “LVT cứu KNN”
-Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật.
E-Hướng dẫn học bài.
-Về nhà lập dàn bài sau: Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn trích “LVT cứu KNN” để thấy được khát vọng hành đạo giúp đời của Nguyễn Đình Chiểu?
CHỦ ĐỀ 3: ÔN TẬP TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VĂN HỌC HIỆN ĐẠI TIẾT 13: Khái quát về nhà thơ Chính Hữu và bài “Đồng chí”
S:
G:
I-Mục tiêu bài dạy.
-Củng cố kiến thức cơ bản về các tác giả, tác phẩm văn học hiện đại.
-Rèn kĩ năng trình bày tác giả, tác phẩm bằng cách viết đoạn văn, hoặc băng miệng.
-Giáo dục ý thức tự giác làm đề cương về tác giả, tác phẩm văn học.
II-Phương tiện thực hiện.
-Thầy: giáo án, sgk.
-Trò: vở ghi, sổ tay văn học, skg.
III-Cách thức tiến hành.
-Nêu vấn đề, đàm thoại, luyện nói, luyện viết IV-Tiến trình bài dạy.
A-Tổ chức:
B-Kiểm tra: phần chuẩn bị bài ở nhà của hs.
Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn trích “LVT cứu KNN” để thấy được khát vọng hành đạo giúp đời của Nguyễn Đình Chiểu?
C-Bài mới.
1 2
?Dựa vào sự hiểu biết của mình, em hãy nêu vài nét chính về nhà thơ Chính Hữu?
-Tên thật: Trần Đình Đắc (1926) -Quê: Can Lộc, Hà Tĩnh.
-1946 nhập trung đoàn thủ đô, tham gia kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
-Sáng tác: tập “Đầu súng trăng treo” là tác phẩm chính.
?Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
-Chính Hữu cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. Trong chiến dịch ấy, bộ đội ta còn hết sức khó khăn, thiếu thốn.Nhưng nhờ có tinh thần đồng đội, họ đã vượt lên tất cả để làm nên chiến thắng.
Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đó(1948).
?Em hiểu gì về từ “Đồng chí”?
-Người cùng chí hướng, cùng lí tưởng người ở trong một đoàn thể, đơn vị bộ đội, cơ quan.
?Nêu khái quát nội dung bài thơ?
I-”-Khái quát về nhà thơ Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”.
1-Tác giả:
-Chính Hữu, 1926, Hà Tĩnh.
2-Tác phẩm.
-Sáng tác 1948.
-Nội dung:Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và
?Nêu khái quát nghệ thuật của bài thơ?
lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
-Nghệ thuật: bài thơ thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
II-Luyện nói.
1-Trình bày miệng: Giới thiệu nhà thơ Chính Hữu?
2-Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ
“Đồng chí”?
3-Đọc thuộc lòng bài thơ “Đồng chí”?
4-Em hiểu thế nào là “đồng chí”?
D- Củng cố:
-Đọc thuộc lòng đoạn thơ nói lên cơ sở hình thành tình đồng chí trong bài thơ?
-Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật.
E-Hướng dẫn học bài.
-Về nhà học kĩ phần giới thiệu tác giả, tác phẩm Đồng Chí.
-Ôn bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.