S:
G:
I-Mục tiêu bài dạy.
-Củng cố kiến thức cơ bản về các tác giả, tác phẩm văn học hiện đại.
-Rèn kĩ năng trình bày tác giả, tác phẩm bằng cách viết đoạn văn, hoặc bằng miệng.
-Giáo dục ý thức tự giác làm đề cương về tác giả, tác phẩm văn học.
II-Phương tiện thực hiện.
-Thầy: giáo án, sgk.
-Trò: vở ghi, sổ tay văn học, skg.
III-Cách thức tiến hành.
-Nêu vấn đề, đàm thoại, luyện nói, luyện viết IV-Tiến trình bài dạy.
A-Tổ chức:
B-Kiểm tra
- Nêu nội dung nghệ thuật
1 2
?Giới thiệu vài nét về nhà văn Lê Minh Khuê?
?Truyện ngắn ra đời năm nào? Hoàn cảnh nào?
?Khái quát nội dung và nghệ thuật truyện
1-Tác giả:
-Lê Minh Khuê, 1949, Thanh hoá.
-Trong kháng chiến chống Mĩ gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn vào những năm 70.
-Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn với đề tài về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Sau 1975, tác phẩm của bà bám sát những biến chuyển của đời sống và con người trên tinh thần đổi mới.
2-Tác phẩm:
a-Hoàn cảnh ra đời: “Những ngôi sao xa xôi” viết vào năm 1971, là tác phẩm đầu tay của nhà văn được viết vào lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra gay go ác liệt.
b-Đặc điểm nội dung và nghệ thuật.
-Nội dung: truyện làm nổi bật tâm hồn
ngắn?
?Tóm tắt truyện ngắn?
-6 ý cơ bản.
trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái TNXP trên tuyến đường Trường Sơn.
Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước.
-Nghệ thuật: Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
c-Tóm tắt truyện :
-Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có hai cô gái rất trẻ là Định và Nho, còn tổ trưởng là chị Thao lớn tuổi hơn một chút.
-Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đặc biệt, họ phải bình tĩnh đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom- mà công việc này diễn ra hằng ngày, thậm chí mấy lần trong một ngày.
-Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của ba cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt họ rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính.
-Phương Định, nhân vật kể chuyện cũng là nhân vật chính, là một cô gái giàu cảm xúc, hay mơ mộng, hồn nhiên và luôn nhớ về những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ, với gia đình và thành phố thân yêu của mình.
-Ở phần cuối truyện, tác giả miêu tả hành động và tâm trạng của ba cô gái, mà chủ yếu là nhân vật Phương Định, trong một lần
?Em hiểu gì về nhan đề của truyện?
?Truyện kể ở ngôi thứ mấy? Tác dụng?
?Phân tích mấy ý lớn?
phá bom, Nho bị thương và sự lo lắng, săn sóc của hai người đồng đội.
-Niềm vui của ba cô gái khi gặp trận mưa đá.
d-Phân tích.
d.1 Nhan đề truyện ngắn :
?Vì sao tác giả lại tên truyện là “Những ngôi sao xa xôi”?
-Từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định, lời các anh bộ đội lái xe ca ngợi họ, hình ảnh mơ mộng lãng mạn và trong sáng lại phù hợp với những cô gái mơ mộng đang sống và làm việc trên cao điểm,
-Tinh thần gan dạ, dũng cảm, yêu đời, yêu quê hương đất nước của các cô gái TNXP như những ánh sao sáng dịu hiền toả sáng lên tâm hồn tình yêu đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ.
-Hình ảnh những cô gái phá bom lúc ẩn lúc hiện như những ngôi sao lấp lánh nơi cuối rừng Trường Sơn trong những năm chống Mĩ ác liệt.
d.2: Ngôi kể: Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất và người kể chuyện là nhân vật chính. Sự lựa chọn ngôi kể như vậy phù hợp với nội dung tác phẩm và tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật. Đồng thời làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh.
d.3: Phân tích vẻ đẹp của ba cô gái TNXP trong tổ trinh sát mặt đường.
*Hoàn cảnh sống và chiến đấu:
-Họ ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn nguy hiểm, ác liệt.
-Công việc của họ đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá
-Họ là những cô gái còn rất trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó.
-Dù trong tập thể nhỏ rất gắn bó với nhau những ở mỗi người vẫn có những nét cá
tính. gan góc nhưng lại sợ máu và vắt.
d.4: Phân tích nhân vật Phương Định.
-Là cô gái Hà Nội vào chiến trường. Cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ
-Vào chiến trường đã ba năm, đã quen với những thử thách và nguy hiểm,
+Phương Định yêu mến những người đồng đội , những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận.
-Tác giả tỏ ra am hiểu và miêu tả sinh động tâm lí của những cô gái TNXP, mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định.
+Tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom đã được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ
e-Nghệ thuật đặc sắc của truyện.
-Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất -Miêu tả tâm lí nhân vật
-Ngôn ngữ, giọng điệu: ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện- cô gái TNXP người Hà Nội- tạo cho tác phẩm có giọng điệu phù hợp và ngôn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ, trẻ trung và có chất nữ tính.
D-Củng cố:
?Nêu nội dung của truyện? Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện?
?Nghệ thuật đặc sắc của truyện là ở chỗ nào?
E-Hướng dẫn học bài.
-Ôn lại bài thơ “Mây và sóng”
-Tìm nội dung và nghệ thuật của bài thơ?