G:
I-Mục tiêu bài dạy.
-Củng cố kiến thức cơ bản về các tác giả, tác phẩm văn học hiện đại.
-Rèn kĩ năng trình bày tác giả, tác phẩm bằng cách viết đoạn văn, hoặc băng miệng.
-Giáo dục ý thức tự giác làm đề cương về tác giả, tác phẩm văn học.
II-Phương tiện thực hiện.
-Thầy: giáo án, sgk.
-Trò: vở ghi, sổ tay văn học, skg.
III-Cách thức tiến hành.
-Nêu vấn đề, đàm thoại, luyện nói, luyện viết IV-Tiến trình bài dạy.
A-Tổ chức:
B-Kiểm tra
-Đọc thuộc lòng bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm
C-Bài mới.
1 2
?Hãy chỉ ra nghĩa của các từ “mặt” trong đoạn thơ trên. Từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa gốc; từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa chuyển?
*Gợi ý:
-Nghĩa gốc: mặt (1)
-Nghĩa chuyển, hoán dụ: mặt (2) -So sánh:
-Nhân hóa
1-Cho đoạn thơ sau:
Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
a-Hãy chỉ ra nghĩa của các từ “mặt” trong đoạn thơ trên. Từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa gốc; từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa chuyển?
b-Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ.
-So sánh: cái gì rưng rưng như là đồng là bể, là sông, là rừng…=>diễn tả niềm xúc động khi một loạt kỉ niệm quá khứ dội về trong tâm hồn nhà thơ.
-Nhân hóa: ánh trăng im phăng phắc=>trăng như một con người nghiêm
*Gợi ý
-Câu thơ cuối chứa đựng yếu tố triết lí sâu sắc về cuộc đời.
-Nguyễn Duy viết “Ánh trăng” như người đang kể lại một câu chuyện riêng. Câu chuyện hơi buồn nhưng kết thúc có hậu, bởi dẫu sao thì cuối cùng cũng là cái giật mình. Nó là cái giật mình cần thiết và quí giá, cái giật mình mà ít nhất ở đời cũng có lấy một lần. Giật mình để ngẩng lên nhìn mặt với vầng trăng tròn vành vạnh, giật mình để mặt nhìn mặt đối diện với chính mình, với cuộc đời, với tất cả những ai, những gì đã từng cho mình cuộc sống. Ánh điện, cửa gương, rồi cả buyn đuynh… tự thân chúng chẳng có tội gì. Nhưng vì những thứ ấy, lệ thuộc vào những thứ ấy, để rồi coi vầng trăng như người dưng qua đường, vô tình với quá khứ, vô cảm với nhân dân, lãng quên một thời xương máu hết mọi nghĩa tình, thứ vô tình vô cảm ấy là có tội. Phải biết “giật mình”.
khắc phê bình kẻ vô tình bỏ quên quá khứ nghĩa tình, bỏ quên đồng đội…
c-Theo em, cái “giật mình” ở câu thơ cuối cho ta hiểu gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ?Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 câu) trình bày cảm nhận của em về hình tượng trăng trong đoạn thơ.
-Cái “giật mình” ở đây thật chân thành có sức cảm hóa lòng người. Hai tiếng “giật mình” cuối cùng bài thơ như một tiếng chuông rất khẽ nhưng ngân vang rất xa và đọng lại rất lâu.
*Đoạn văn:
-Đoạn thơ trên chứa đựng yếu tố triết lí nhẹ nhàng mà sâu sắc, là nơi cô đọng ý nghĩa và vẻ đẹp của hình ảnh vầng trăng và chủ đề của tác phẩm. Hai từ “mặt trong một câu thơ diễn tả sự đối diện trực tiếp giữa nhân vật trữ tình với ánh trăng. Hình ảnh so sánh kết hợp điệp từ, liệt kê “có cái gì rưng rưng như là đồng là bể, như là sông là rừng”
diễn tả niềm xúc động khi một loạt kỉ niệm quá khứ dội về trong tâm hồn nhà thơ. Từ sự đối lập “Trăng cứ tròn vành vạnh- kể chi người vô tình”, Nguyễn Duy kết thúc: “ánh trăng im phăng phắc- đủ cho ta giật mình”.
-Quá khứ đẹp đẽ vĩnh hằng trong vũ trụ
“ánh trăng im phăng phắc”được nhân hóa
?Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có mối quan hệ như thế nào tới những điều tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ?
-Sáng tác 1978, sau ngày thống nhất đất nước được 3 năm.
như một người bạn, một nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc. Cái im lặng như đang nhắc nhở nhà thơ, nhắc nhở tất cả chúng ta.
Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình, quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt, hồn hậu và rộng lượng.
-Tâm trạng của nhà thơ trước vầng trăng hiền dịu mà nghiêm trang xuất hiện một cái giật mình hoàn toàn bất ngờ. Có lẽ cái “giật mình” của nhà thơ cũng lay động đến trái tim người đọc sự thức tỉnh. Chỉ là “ánh trăng im phăng phắc”, thế mà “đủ cho ta giật mình”. Giật mình vì điều gì? Nhà thơ chừa một khoảng lặng mênh mông cho người đọc. Mỗi người sẽ có riêng của mình những kỉ niệm, những nỗi đau, những lúc vô tình, vô cảm, những thói hư tật xấu…để giật mình. Kết lại bài thơ với câu này là trọn vẹn.
2-Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy ra đời trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có mối liên hệ như thế nào tới những điều tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ?
*Gợi ý:
-Bài thơ ra đời năm 1978, khi nước nhà thống nhất được ba năm.
-Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông đã trải qua bao thử thách, gian khổ, từng chứng kiến bao hi sinh của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên núi rừng nghĩa tình. Nhưng khi ra khỏi thời đạn bom, sống trong hòa bình giữa những tiện nghi hiện đại, không phải ai cũng nhớ những gian khổ, nghĩa tình đã qua. Bài thơ là một lần giật mình, là lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở của tác giả trước cái điều vô tình dể có ấy. Từ đó, nhà thơ nhắn nhủ với mỗi chúng ta phải sống thủy
D-Củng cố:
?Đọc thuộc lòng những câu thơ mà em thích nhất? lí giải vì sao?
?Bài thơ có yếu tố triết lí không? Nếu có thì nó nằm ở câu thơ nào?
E-Hướng dẫn học bài.
-Ôn tập truyện ngắn Làng của Kim Lân -Tóm tắt truyện ngắn Làng?
CHỦ ĐỀ 3: ÔN TẬP TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VĂN HỌC HIỆN ĐẠI (tiếp)
TIẾT 19 KIM LÂN VỚI TRUYỆN NGẮN “LÀNG”
S G
I-Mục tiêu bài dạy.
-Củng cố kiến thức cơ bản về các tác giả, tác phẩm văn học hiện đại.
-Rèn kĩ năng trình bày tác giả, tác phẩm bằng cách viết đoạn văn, hoặc băng miệng.
-Giáo dục ý thức tự giác làm đề cương về tác giả, tác phẩm văn học.
II-Phương tiện thực hiện.
-Thầy: giáo án, sgk.
-Trò: vở ghi, sổ tay văn học, skg.
III-Cách thức tiến hành.
-Nêu vấn đề, đàm thoại, luyện nói, luyện viết IV-Tiến trình bài dạy.
A-Tổ chức:
B-Kiểm tra
-Đọc thuộc lòng bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy? Nêu nội dung khái quát?
C-Bài mới.
1 2
?Giới thiệu vài nét về nhà văn Kim Lân?
-Nguyễn Văn Tài, 1920,..
?Truyện ngắn ra đời năm nào, trong hoàn cảnh nào?
-Ra đời 1948, những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
1-Giới thiệu tác giả.
-Kim Lân tên thật: Nguyễn Văn Tài, sinh 1920, Từ Sơn, Bắc Ninh.
-Ông là người chuyên viết truyện ngắn -Là người am hiểu sâu sắc về cuộc sống nông thôn, những sang tác của ông chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
2-Tác phẩm.
-Ra đời 1948, những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
-Nội dung: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng. Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.
?Tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân?
Ở nơi tản cư, ông Hai vẫn làm lụng luôn chân tay trồng thêm khoai sắn chống đói.
Và luôn dành thời gian để nghe ngóng tình hình chiến sự ở vùng ông. Một hôm bước ra khỏi phòng thông tin, ngồi uống nước dưới gốc cây đa, ông Hai gặp những người tản cư vùng xuôi lên. Ông hỏi thăm, thì vô tình người đàn bà cho biết “Cả làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây”.Ông Hai sững sờ ngạc nhiên, lảng tránh đi về nhà trong một tâm trạng tủi hổ, ngượng ngùng. Khi trấn tĩnh lại, ông kiểm điểm từng người làng ông. Những lời nói của người tản cư rành rọt quá làm cho ông không thể không tin.
Suốt mấy ngày sau, ông không ra khỏi nhà, nỗi sợ hãi luôn thường trực trong ông. Khi mụ chủ nhà có nhã ý không cho gia đình ông ở nữa, ông hoàn toàn bị rơi vào tình huống bế tắc. Ông luôn đấu tranh tư tưởng
“hay là quay về làng”. Ông giãi bày tâm sự với thằng con út cho vơi đi nỗi khổ tâm. Và rồi cuối cùng, ông quyết định theo cách của mình “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Một quyết định trong khổ đau tột cùng của ông. Ba giờ chiều hôm ấy, ông được tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc bị chúng đốt phá, ông vui sướng vô cùng và bắt đầu lại lật đật đi khoe làng với mọi người.
-Truyện được kể ở ngôi thứ ba qua điểm nhìn của nhân vật ông Hai. Chọn ngôi kể như vậy có điều kiện bộc lộ chiều sâu tâm trạng, cảm xúc nhân vật làm nổi bật tính cách ông Hai. Một lão nông có tình yêu làng quê, yêu đất nước đến cảm động.
3-Tóm tắt phần trích.
-Ông Hai nghe theo tiếng gọi của Bác nên đã đi tản cư “tản cư là yêu nước”. Ở nơi tản cư, ông làm lụng suốt ngày nhưng vẫn luôn theo dõi tin tức kháng chiến của ta ở khấp nơi nhất là vùng Chợ Dầu làng ông.
-Một hôm tình cờ nghe được tin dữ từ miệng người đàn bà tản cư “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”ông ngạc nhiên lảng tránh.
-Về đến nhà ông nằm vật ra giường, đau đớn tủi nhục, thậm chí còn cáu gắt với cả bà Hai.
-Mấy ngày sau, ông không ra khỏi nhà, suốt ngày nghe ngóng bên ngoài xem binh tình thế nào, cứ thấy đám đông là ông lại nghĩ người ta nói chuyện làng mình.
-Khi bị mụ chủ nhà đuổi đi, ông đau đớn, tuyệt vọng, bế tắc,đấu tranh tư tưởng “hay là quay về làng, và rồi cuối cùng ông làm theo cách của mình “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
-Ông tâm sự với thằng con út để nguôi đi nỗi đau đớn trong lòng.
-Đến khoảng ba giờ chiều hôm ấy, ông nghe được tin cải chính về làng chợ Dầu, ông sung sướng vô cùng lại lật đật đi khoe làng ông bị Tây đốt nhẵn.
4-Ngôi kể
-Truyện được kể ở ngôi thứ ba qua điểm nhìn của nhân vật ông Hai. C
5-Đặc điểm nổi bật của nhân vật ông Hai:
-Là người nông dân hay lam hay làm.
-Là người yêu làng quê, yêu đất nước sâu sắc.
D-Củng cố:
?Tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân?
?Nêu tình huống của truyện?
E-Hướng dẫn học bài.
-Tiếp tục ôn tập truyện ngắn Làng của Kim Lân -Tìm các luận điểm cơ bản khi phân tích tác phẩm?
-Ôn tập truyện ngắn Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long.