Những công trình nghiên cứu về chiến lược, phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược nhân lực của công ty điện lực hưng yên giai đoạn 2015 2020 (Trang 37 - 41)

Chương 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHIẾN LƯỢC NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

1.3. Những công trình nghiên cứu về chiến lược, phát triển nguồn nhân lực

nhất là ở Mỹ, Châu Âu và một số nước phát triển như Anh, Canada, Úc v.v… Tiêu biểu nhất là các nghiên cứu và các tác giả dưới đây:

- Kelly D.J., trong một kết quả nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực của nhóm công tác nghiên cứu phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế Thái bình dương công bố năm 2001 trên tạp chí Human Resource Development Outlook đã đưa ra những khái niệm về phát triển nguồn nhân lực. Theo quan điểm phát triển, nhóm nghiên cứu cho rằng phát triển nguồn nhân lực là một phạm trù nằm trong tổng thể quá trình thuộc về sự nghiệp phát triển con người.

- Kristine Sydhagen và Peter Cunningham (2007) thuộc đại học Nelson Mandela Metropolitan đã công bố công trình nghiên cứu về khái niệm và nội dung của phát triển nguồn nhân lực trên Tạp chí Human Resource Development International. Gần đây nhất, tác giả Abdullsh Haslinda (2009) cũng tập trung làm rõ khái niệm, mục đích và chức năng của phát triển nguồn nhân lực. Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã tổng hợp lý thuyết và thực tiễn khái niệm, quan điểm về phát triển nguồn nhân lực ở các phạm vi, góc độ khác nhau từ các nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới đã công bố.

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu mang tính hệ thống và sâu sắc về chiến lược phỏt triển nguồn nhõn lực cho một tập đoàn hay cụng ty hoạt ủộng trong lĩnh vực SXKD điện.

Tình hình nghiên cứu trong nước, có thể nói, trước thập niên 1990, có rất ít công trình nghiên cứu được công bố về chiến lược phát triển nguồn nhân lực nói chung cũng như chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho một tổ chức điện lực.

Kể từ năm 2000 trở lại đây có khá nhiều nghiên cứu về chiến lược phát triển nguồn nhân lực đối với một số ngành, doanh nghiệp đã được một số tác giả nghiên cứu trong các luận văn Thạc sĩ hoặc đề tài nghiên cứ khoa học cấp Bộ, cụ thể:

- Luận văn thạc sĩ kinh tế của Phạm Anh Tuấn với đề tài “Những giải pháp chủ yếu bảo đảm lực lượng lao động cho khối sản xuất kinh doanh điện thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam” hoàn thành năm 2003 tại Trường đại học Kinh tế Quốc dân;

- Đề án "Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong ngành điện lực Việt Nam" do nhóm tư vấn Công ty điện lực Tokyo - Nhật Bản (TEPCO) và tư vấn trong nước (Công ty Hưng Việt) thực hiện từ 12/2003 đến 6/2004. Đây là một nghiên cứu ngắn nhằm hỗ trợ cho dự án “đào tạo giáo viên/hướng dẫn viên ngành điện lực” (Dự án JICA-EVN) do tổ chức JICA - Nhật Bản tài trợ để đào tạo ngắn hạn về 5 lĩnh vực kỹ thuật cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới dừng ở khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm đánh giá hiện trạng quản lý nguồn nhân lực và đào tạo ở Tổng công ty Điện lự c Việt Nam.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành da – giầy Việt Nam giai đoạn 2015, tầm nhìn đến năm 2020 mã số: 186.08/RD/HĐ – KHCN do KS. Phan Thị Thanh Xuân - Chủ nhiệm đề tài.

- Luận văn thạc sĩ với đề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho CITENCO 5 đến năm 2020 của tác giả Nguyễn Văn Sơn – Khoa Quản trị Kinh doanh – Đại học Kỹ thuật công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

- Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty truyền tải điện 4 đến năm 2015 của tác giả Đinh Nguyễn Trường Giang – Khoa Quản trị Kinh doanh – Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Nói tóm lại, cho tới nay có khá nhiều nghiên cứu về chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho các ngành, các doanh nghiệp nhưng việc nghiên cứu sâu chiến lược phát triển nguồn nhân lực đối với các Công ty Điện lực kinh doanh, phân phối điện nói chung và Công ty Điện lực Hưng Yên nói riêng chưa được thực hiện.

Kết luận Chương 1

Trong chương này tác giả đã giới thiệu tổng quan lý luận cơ bản và thực tiễn về chiến lược nguồn nhân lực như: Các khái niệm về chiến lược nguồn nhân lực;

phân loại chiến lược nguồn nhân lực; vai trò, vị trí chiến lược nguồn nhân lực; tiến trình hoạch định nguồn nhân lực; xác định cơ cấu tổ chức và nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp; vai trò đào tạo nhân lực và ảnh hưởng của hoạt động đào tạo với kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; những nhân tố ảnh hưởng đến việc

hoạch định nguồn nhân lực; tổng quan thực tiễn chiến lược nguồn nhân lực từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng chiến lược nguồn nhân lực.

Chương 1 cũng đã hệ thống một số công trình nghiên cứu có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài để kế thừa những nghiên cứu đã đạt được và sẽ tiếp tục bổ sung hoàn thiện những vấn đề mới đang được thực tiễn đặt ra.

Tác giả cho rằng đây là những cứ luận cần thiết cho việc phân tích đánh giá thực trạng chiến lược nguồn nhân lực ở Chương 2 và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chiến lược nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Hưng Yên giai đoạn 2015 đến năm 2020 ở Chương 3 của Luận văn.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược nhân lực của công ty điện lực hưng yên giai đoạn 2015 2020 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)