CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
2. Cơ sở lí luận của đề tài
2.2. Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ
2.2.1.1. Khái niệm về vốn từ
Vốn từ được xem là ngôn ngữ mà mỗi cá nhân sử dụng trong quá trình giao tiếp, để truyền đạt, để lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội, lịch sử hoặc để kế hoạch hóa hoạt động của mình.
Vốn từ được cấu thành từ các tiểu hệ thống đó là âm thanh, ngữ nghĩa, cấu trúc chung và cách sử dụng giao lưu hàng ngày tổng hợp chúng vào hệ thống giao tiếp sinh hoạt. Nó phụ thuộc vào các thành tố sau:
- Thành tố 1:Thành tố đầu tiên là phát âm, hệ thống âm thanh của từ ta dạy trẻ phát âm các âm của tiếng Việt, phát âm các danh từ, động từ, tính từ, phát âm các từ trong câu, cách phát âm cả câu, biểu đạt sự phát âm bằng cách hạ giọng, nhấn mạnh từ, kéo dài từ,…thể hiện sự biểu cảm cũng như thái độ của người nói.
- Thành tố 2:Ngữ nghĩa hay là cách thức một khái niệm nào đó được diễn đạt trong từ hay một tập hợp từ. Khi trẻ mới sử dụng từ, từ đó thường không có ý nghĩa giống như người lớn. Để xây dựng vốn từ của hàng ngàn từ và liên kết chúng bằng mạng lưới các khái niệm có liên quan với nhau, lớn dần lên, trẻ không
những sử dụng từ một cách chính xác hơn, mà còn luôn luôn có ý thức với ngữ nghĩa của từ và thực hiện chúng theo cách thức sáng tạo.
- Thành tố 3: Ngữ pháp: Khi trẻ lĩnh hội vốn từ, trẻ bắt đầu liên kết từ theo một quy luật nhất định để thực hiện một ý nghĩa nào đó. Kiến thức về ngữ pháp có hai thành phần: Cú pháp (là những quy luật mà từ được liên kết trong câu) và hình thái học (là cách sử dụng những quy luật ngữ pháp để biểu đạt).
- Thành tố 4: Tình hình sử dụng vốn từ gắn với thực tiễn, gắn với tình huống giao tiếp.
Để giao tiếp có hiệu quả thì trẻ em phải học cách tham gia vào các hoạt động giao tiếp, tiếp tục phát triển chủ đề giao tiếp thể hiện ý kiến, ý nghĩa của mình một cách rõ ràng. Thêm vào đó, trẻ phải biết diễn đạt bằng cử chỉ, điệu bộ, bằng giọng nói và vận dụng ngữ cảnh để giao tiếp.
Và vốn từ chính là đối tượng của tâm lí học, và là một quá trình của tâm lí.Vốn từ đặc trưng cho từng cá nhân, từng người.Sự khác biệt cá nhân về vốn từ thể hiện ở cách lựa chọn từ cho câu, cấu trúc câu, cách diễn đạt.
2.2.1.2. Cơ sở phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo
Trẻ mẫu giáo cónhu cầu rất lớn về mặt nhận thức, trẻ khao khát được tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh mình, trong đó vốn từ là công cụ của tư duy.
Các nhà nghiên cứu giáo dục đều khẳng định: “Phát triển vốn từ là nền tảng quan trọng để phát triển ngôn ngữ, có ý nghĩa quan trọng quyết định đến mọi mặt sau này của trẻ.
Ngôn ngữ chỉ có ở con người và cũng chính từ lao động con người tiến hóa từ vượn thành người và phát triển. V.I.Lênin nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”
Ngôn ngữ là sự sáng tạo kì diệu của con người. Và sự tuyệt vời của ngôn ngữ là do ngôn ngữ ngay từ khi hình thành đã trở thành phương tiện giao tiếp cơ bản,
hữu hiệu nhất của cả loài người. Và muốn thực hiện được các chức năng của ngôn ngữ thì bắt buộc chúng ta phải có một số lượng vốn từ nhất định.
Hơn thế nữa, vốn từ còn là công cụ để chúng ta tư duy, là chìa khóa vạn năng thông minh nhất để chúng ta mở kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại.
Và việc phát triển vốn từ cho trẻ ở lứa tuổi này là quan trọng và cần thiết nhất.Đặc biệt là trong giai đoạn từ 2 – 5 tuổi, đây là thời kì “vàng” để chúng ta phát triển vốn từ cho trẻ.Vì ở giai đoạn này, trẻ có khả năng phát triển cực nhanh về mặt vốn từ mà không một giai đoạn nào có thể sánh bằng.
Sống trong xã hội, con người luôn luôn phải giao tiếp, mà khi giao tiếp con người phải sử dụng vốn từ để biểu đạt với những người xung quanh.Vốn từ của cá nhân phát triển thì ngôn ngữ cũng phát triển.Từ đó, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất mà xã hội loài người tồn tại và phát triển.
Theo tinh thần đổi mới đã được nêu trong nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục lần thứ III (năm 1979) có nêu lên: “Để nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ thì cần phải phát triển vốn từ, và việc phát triển vốn từ cho trẻ là hết sức quan trọng, là một hoạt tâm lí mà ở đó có một hoặc nhiều chủ thể cùng tham gia vào hoạt động”. Nhờ hoạt động này mà ngôn ngữ mới hoàn thành được các chức năng:
+ Chức năng giao lưu.
+ Chức năng truyền đạt, tiếp thu, ghi nhận.
+ Chức năng biểu danh những tên gọi của các sự vật, hiện tượng.
+ Chức năng biểu niệm ngôn ngữ và khái niệm.
+ Chức năng biểu cảm, thông hiểu tình cảm, hiểu đối tượng giao lưu.
Chủ trương đổi mới chương trình giáo dục mầm non là đổi mới về phương pháp, hình thức tổ chức, dùng các biện pháp thích hợp để phát triển vốn từ cho trẻ thêm phong phú, văn minh, lịch sự, phù hợp với các tình huống giao tiếp. Dựa vào thuyết vùng phát triển gần nhất của Vưgốtski thì các tiền đề của các cơ quan sinh lí,
sự phát triển trưởng thành và chin muồi của các cơ quan sinh lí là tiền đề của việc phát triển vốn từ cho trẻ:
+ Đặc điểm của bộ máy phát âm (sự phát triển của bộ máy phát âm) + Cơ quan thính giác các vùng miền não bộ.
Vốn từ của những người xung quanh trẻ và môi trường giáo dục là điều kiện để phát triển vốn từ. Trẻ em giao tiếp với người xung quanh, học các từ của bạn bè, cha mẹ, người thân, thì vốn từ của trẻ phát triển và chịu ảnh hưởng không nhỏ. Vì vậy, chúng ta phải có cách phát triển vốn từ cho trẻ một cách đúng đắn và có hiệu quả.
2.2.1.3. Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo
“Thỏ thẻ như trẻ lên ba”, “Trẻ lên ba cả nhà học nói”…. Đây là những câu thành ngữ muốn nói đến việc dạy trẻ học nói từ những năm đầu tiên của cuộc đời.
Khi trẻ có một lượng vốn từ nhất định thì trẻ sẽ nói và hiểu được người lớn muốn nói gì, đây là phương tiện giao tiếp quan trọng giúp cho sự phát triển tư duy, nhận thức và hòa nhập vào xã hội của trẻ.
Qúa trình phát triển vốn từ của trẻ luôn cần có sự tương tác của một đối tượng như đồ vật, sự việc, tình huống,…
Ví dụ: Khi cho trẻ ăn thì từ “Măm” gắn liền với bữa ăn của trẻ. Lúc đầu trẻ hiểu từng từ và dần dần biết nối các từ tạo thành câu có ý nghĩa để biểu thị nhu cầu và hiểu biết của mình.
- Khoảng từ 9 – 12 tháng tuổi, trẻ có thể phát âm một số “từ” đơn giản như:
Mỗi lần cho trẻ ăn, mẹ bảo “ạ” thì mẹ mới cho ăn. Sau đó, khi muốn được ăn, trẻ nói “ạ”, ý nói “cho con ăn đi”, hoặc muốn đi chơi thì trẻ sẽ bập bẹ “đi, đi”.
- Sau 12 tháng tuổi, trẻ sẽ chú ý đến cách phát âm của mọi người xung quanh, nghe rồi bắt chước và nhìn nhận đồ vật. Qua nhiều lần chơi, cầm nắm và quen với đồ vật thì trẻ mới chú ý “từ” và hiểu nghĩa của nó, để rồi phát âm và gọi
tên đồ vật. Vì vậy, để nói và hiểu được “từ”, trẻ phải nhiều lần tiếp xúc, được dạy phát âm.
- Vào 18 tháng tuổi, trẻ hiểu được khoảng 20 “từ”, vốn từ mà trẻ hiểu được nhiều hơn diễn đạt từ cùng thời điểm tuổi.
- Sau 2 tuổi, vốn từ của trẻ tăng nhanh: Từ 100 – 200 (2 tuổi), đến 1000 – 2000 (3 tuổi). Dần dần trẻ biết phối hợp nhiều từ và sắp xếp thứ tự thành câu cú.
- Từ 4 tuổi trở đi, trẻ có thể nói những câu gồm nhiều từ hơn, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và tân ngữ, biết phương thức giao tiếp dùng lời nói và không dùng lời nói, bao gồm hiểu lời người khácvà nói được điều mình hiểu liên quan đến ngữ cảnh hợp với lứa tuổi.
- Từ sau 5 tuổi, câu nói của trẻ đúng ngữ pháp như câu của người lớn nói.
Trẻ bắt đầu học ngôn ngữ viết chuẩn bị cho việc vào trường phổ thông.
2.2.1.4. Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo nhỡ
- Vốn từ: Vốn từ của trẻ tăng từ 1300 – 2000 từ. Trong đó, danh từ, động từ vẫn chiếm ưu thế, còn tính từ và các loại từ khác tuy đã xuất hiện trong ngôn ngữ của trẻ vẫn còn ít và đôi khi trẻ sử dụng chưa chính xác.
- Phát âm và ngữ điệu khi sử dụng vốn từ.
Trẻ 4 – 5 tuổi phát âm có tiến bộ hơn trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) và biết diễn đạt gắn với tình huống giao tiếp. Cụ thể là trẻ nói rõ hơn, ít ngọng hơn song vẫn còn hay sai thanh ngã, âm đệm và âm cuối.
- Việc nắm ngữ pháp của trẻ 4 – 5 tuổi có tiến bộ hơn trẻ 3 – 4 tuổi. Câu nói của trẻ dài hơn, trẻ ít nói câu rút gọn hơn . Khi nói câu chưa đúng, chưa chuẩn về ngữ pháp thì trẻ đã biết sửa nhưng không biết vì sao phải sửa.
- Khả năng trẻ khi nói đã biết ghép các danh từ, đại từ, tính từ, động từ thành câu tương đối hoàn chỉnh.
Tóm lại, trong các độ tuổi Mẫu giáo nhỡ, vốn từ của trẻ được phát triển rất nhiều, đa dạng và sử dụng một cách chính xác trong từng hoàn cảnh cụ thể.Trẻ đã
thực sự nắm vững tiếng mẹ đẻ trong phong cách sinh hoạt và ở một mức độ nào đó là phong cách nghệ thuật.
Tuy nhiên trong thực tế, còn khá nhiều trẻ em nói năng chưa đúng, phát âm ngọng, dùng từ sai, nói câu què, câu cụt, thiếu chủ ngữ, vị ngữ, ngôn ngữ chưa mạch lạc. Điều này đáng để cho các nhà giáo dục phải suy nghĩ.Cần phải có cách dạy dỗ đúng đắn để khi bước vào trường phổ thông thì trẻ nắm được tiếng mẹ đẻ, nếu không trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc học tập và bước đường trưởng thành sau này.