Tiêu chí và thang đánh giá

Một phần của tài liệu Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm góp phần phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4–5 tuổi (Trang 47 - 56)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN TỪ CHO TRẺ MẪUGIÁO NHỠ THÔNG QUA TRÒ CHƠI Ở TRƯỜNG MẦM NON

1. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng

1.6. Tiêu chí và thang đánh giá

Để đánh giá mức độ phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo nhỡ, chúng tôi đánh giá trẻ qua các khả năng sau:

- Khả năng sử dụng các danh từ.

- Khả năng sử dụng các động từ.

- Khả năng sử dụng các tính từ.

- Khả năng sử dụng các đại từ.

- Khả năng ghép các danh từ, đại từ, động từ, tính từ thành câu tương đối hoàn chỉnh.

- Khả năng phát âm, diễn đạt gắn vói tình huống giao tiếp.

Để đánh giá mức độ phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo nhỡ, chúng tôi dựa vào những tiêu chí sau:

Bảng 1: Tiêu chí đánh gía mức độ phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo nhỡ

STT Tiêu chí Nội dung Điểm

1

Khả năng dùng từ

Trẻ biết sử dụng và sử dụng

thuần thục danh từ và động từ. 2 Trẻ biết sử dụng tính từ, đại từ

một cách chính xác, thường

xuyên. 2

2 Trẻ biết ghép các danh từ, đại từ,

Khả năng ghép từ tính từ, động từ thành câu tương đối hoàn chỉnh.

3

3 Khả năng diễn đạt của trẻ

Trẻ phát âm chính xác, biết diễn đạt ý của mình gắn với tình

huống giao tiếp. 3

Tổng 10

Trên cơ sở các tiêu chí trên, chúng tôi xây dựng thang đánh giá như sau:

Mức độ 1: Loại tốt khi trẻ đạt từ 7 – 10 điểm:

- Trẻ biết sử dụng các danh từ, động từ và sử dụng một cách thuần thục.

- Trẻ biết sử dụng tính từ, đại từ một cách chính xác và thường xuyên.

- Trẻ biết ghép các danh từ, đại từ, tính từ, động từ thành câu tương đối hoàn chỉnh.

- Trẻ phát âm chính xác, biết diễn đạt ý của mình gắn với tình huống giao tiếp.

Mức độ 2: Loại trung bình khi trẻ đạt 5 – 7 điểm:

- Trẻ biết sử dụng danh từ, động từ nhưng đôi khi còn chưa chính xác.

- Trẻ biết sử dụng tính từ và đại từ nhưng đôi khi còn nhầm lẫn giữa đại từ và tính từ.

- Khả năng ghép các danh từ, đại từ, tính từ, động từ thành câu tương đối hoàn chỉnh còn thấp.

- Khả năng phát âm, diễn đạt gắn với tình huống giao tiếp đôi khi còn hạn chế, chưa chính xác.

Mức độ 3: Loại yếu khi trẻ đạt từ 4 điểm trở xuống:

- Trẻ chỉ nói được một số danh từ, động từ quen thuộc.

- Trẻ rất ít sử dụng tính từ, nhầm lẫn về đại từ.

- Khả năng ghép các danh từ, đại từ, tính từ, động từ thành câu tương đối hoàn chỉnh còn mắc nhiều lỗi.

- Khả năng phát âm sai, việc diễn đạt gắn với tình huống giao tiếp còn gặp nhiều khó khăn.

Qua quá trình điều tra, chúng tôi thu được kết quả về mức độ phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo nhỡ như sau:

Bảng 2: Thực trạng mức độ phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo nhỡ:

STT Nội dung các tiêu chí Mức độ biểu hiện

Rất tốt Tốt Chưa tốt

SL % SL % SL %

1

Trẻ biết sử dụng và sử dụng thuần thục danh từ và động

từ.

25 62,5 13 32,5 2 5

2

Trẻ biết sử dụng tính từ, đại từ một cách chính xác,

thường xuyên.

22 55 15 37,5 3 7,5

3

Trẻ biết ghép các danh từ, đại từ, tính từ, động từ thành câu tương đối hoàn

chỉnh.

15 37,5 19 47,5 6 15

4

Trẻ phát âm chính xác, biết diễn đạt ý của mình gắn với

tình huống giao tiếp.

11 27,5 19 47,5 10 25

Số trẻ quan sát: 40 trẻ

Qua thống kê chúng ta thấy thực trạng mức độ phát triển vốn từ của trẻ:

+ Số trẻ biết sử dụng và sử dụng thuần thục danh từ và động từ ở mức độ rất tốt là 25/40 trẻ , chiếm tỉ lệ 62,5 %. Ở mức độ tốt là 13/40 trẻ chiếm tỉ lệ 32,5%. Ở mức độ chưa tốt là 2/40 trẻ, chiếm tỉ lệ 5%.

+ Số trẻ biết sử dụng tính từ, đại từ một cách chính xác, thường xuyên ở mức độ rất tốt là 22/40 trẻ, chiếm tỉ lệ là 55%. Ở mức độ tốt là 15/40 trẻ, chiếm tỉ lệ là 37,5%.Ở mức độ chưa tốt là 3/40 trẻ, chiếm tỉ lệ là 7,5%.

+ Số trẻ biết ghép các danh từ, đại từ, tính từ, động từ thành câu tương đối hoàn chỉnh ở mức độ rất tốt là 15/40 trẻ, chiếm tỉ lệ là 37,5%. Ở mức độ tốt là 19/40 trẻ, chiếm tỉ lệ là 47,5%.Ở mức độ chưa tốt là 6/40 trẻ, chiếm tỉ lệ là 15%.

+ Số trẻ biết phát âm chính xác, biết diễn đạt ý của mình gắn với tình huống giao tiếp ở mức độ rất tốt là 11/40 trẻ, chiếm tỉ lệ 27,5%. Ở mức độ tốt là 19/40 trẻ, chiếm tỉ lệ là 47,5 %. Ở mức độ chưa tốt là 10/40 trẻ, chiếm tỉ lệ là 25 %.

Kết quả thống kê cho thấy,

+ Mức độ phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 ở mức độ rất tốt là 73/160 lượt cháu, chiếm tỉ lệ là 45,6%.

+ Mức độ phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi ở mức độ tốt là 66/160 lượt cháu, chiếm tỉ lệ là 41,2%.

+ Mức độ phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi ở mức độ chưa tốt là 21/160 lượt cháu, chiếm tỉ lệ là 13,2 %.

Như vậy,mức độ phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non là không đồng đều. Mức độ phát triển vốn từ của trẻ ở mức độ rất tốt chiếm 45,6 % là chưa cao. Còn số trẻ ở mức độ chưa tốt là 13,2 %. Vì vậy, việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non là một vấn đề cần được quan tâm.

* Kết luận:

Trong quá trình quan sát, chúng tôi thấy trong hoạt động “Làm quen tác phẩm văn học” cũng như các hoạt động học khác, các cô cũng có tổ chức cho trẻ chơi trò chơi nhưng hầu như là rất ít và chưa chú trọng đến việc phát triển vốn từ

cho trẻ. Trong giáo án thì rất đầy đủ những trong thực tế thì lại không có hoặc có cũng chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Và một số trò chơi thì cô cho trẻ chơi đi chơi lại quá nhiều lần, không còn mới lạ, hứng thú để trẻ tham gia chơi.Vì vậy, cần phải có một hệ thống trò chơi mới lạ, hấp dẫn để phát triển vốn từ cho trẻ, củng cố và cung cấp những kiến thức, kĩ năng mới cho trẻ.

Bảng 3: Mức độ biểu hiện tính tích cựccủa trẻ khi tham gia trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ.

STT Nội dung Mức độ

Biểu hiện

1

Trẻ hứng thú với trò chơi học

tập

Rất tích cực

- Chủ động tiếp xúc, hăng hái hoạt động trong khi chơi - Hứng thú với trò chơi, nội dung

chơi, với bạn chơi.

- Tôn trọng luật chơi, tích cực hoạt động khi chơi.

Tích cực

- Chơi kém hứng thú, lúc thích lúc không. Tham gia vào trò chơi

theo sự hướng dẫn của cô.

- Không vi phạm luật chơi.

Không tích cực - Không hứng thú với trò chơi.

- Không tham gia chơi.

2

Chú ý tập trung vào trò chơi học

tập

Rất tích cực - Trẻ tập trung chú ý trong suốt quá trình chơi

Tích cực - Thỉnh thoảng không chú ý trong khi chơi

Không tích cực - Không quan tâm đến trò chơi

3

Năng lực thể hiện một số thao tác tư duy

Rất tích cực

- Trẻ thực hiện tốt nhiệm vụ chơi và đạt kết quả cao khi chơi.

- Trẻ tập trung chú ý vào trò chơi, biết nhận xét và có khả năng nhận xét kết quả của trò

chơi.

- Thực hiện tốt kĩ năng của hoạt động chơi, biết phối hợp với các

bạn trong khi chơi một cách thuần thục.

Tích cực

- Trẻ thực hiện đúng cách chơi, luật chơi trong khi chơi những

chưa đạt kết quả cao.

- Trẻ tham gia chơi nhưng chưa nhanh nhẹn.

Không tích cực

- Trẻ chưa thực hiện được nhiệm vụ học tập.

- Trẻ không chủ động hoạt động.

4 Cố gắng vận dụng tri thức, kĩ năng đã học vào các tình huống

trong khi chơi

Rất tích cực

- Trẻ biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng, giải quyết tốt các

tình huống nảy sinh trong khi chơi.

- Biết hành động phù hợp với nhiệm vụ chơi, luật chơi.

Tích cực

- Có khả năng vận dụng các kiến thức để giải quyết các tình huống

nảy sinh trong khi chơi.

- Đôi khi chưa thực hiện tốt ngiệm vụ chơi của mình.

Không tích cực

- Trẻ chưa biết vận dụng các kiến thức để giải quyết tình huống

trong khi chơi.

5

Nỗ lực ý chí vượt qua mọi trở ngại để tìm

kiếm phương thức hoàn thành

nhiệm vụ theo yêu cầu.

Rất tích cực

- Kết thúc trò chơi trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ nhận thức (đạt kết

quả cao).

Tích cực

- Có cố gắng hoàn thành nhiệm vụ nhận thức nhưng chưa đạt kết

quả cao.

Không tích cực - Chưa hoàn thành nhiệm vụ nhận thức theo yêu cầu của cô.

- Ở mỗi tiêu chí, chúng tôi phân chia thành 3 mức độ và mức điểm tương ứng ở từng tiêu chí là:

+ Rất tích cực : 2 điểm

+ Không tích cực : 0 điểm

Sau khi tổng hợp các mức điểm, tôi xây dựng thang điểm đánh giá biểu hiện của trẻ khi tham gia trò chơi học tập như sau:

+ Mức độ tốt : Từ 8 – 10 điểm + Mức độ trung bình : Từ 4 – 7 điểm + Mức độ thấp : Dưới 4 điểm Cách tính:

T = P / S . 100%

Trong đó:

- T : Là số % trẻ thực hiện các kĩ năng ở từng mức độ - P: Là số trẻ đạt được kĩ năng ở từng mức độ

- S : Là tổng số trẻ tham gia thực nghiệm

 Cách đánh giá:

Qua hoạt động dự giờ, quan sát và đánh giá những biểu hiện của trẻ trong trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ chúng tôi đã tổng kết được kết quả như sau.

Bảng 4: Thực trạng mức độ biểu hiện tính tích cực của trẻ khi tham gia trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ.

STT Nội dung các tiêu chí Mức độ biểu hiện Rất

cực cực Tích cực Không

cực Tích

SL % SL % SL %

1 Trẻ hứng thú với trò

chơi học tập 18 45 16 40 6 15

2 Chú ý tập trung vào trò 11 27.5 14 35 15 37.5

chơi học tập 3 Năng lực thể hiện một

số thao tác tư duy 17 42.5 19 47.5 4 10

4

Cố gắng vận dụng tri thức, kĩ năng đã học vào các tình huống

trong khi chơi

8 20 15 37.5 17 42.5

5

Nỗ lực ý chí vượt qua mọi trở ngại để tìm

kiếm phương thức hoàn thành nhiệm vụ

theo yêu cầu.

6 15 15 37.5 19 47.5

Số trẻ quan sát: 40 trẻ

Qua thống kê chúng ta thấy thực trạng mức độ biểu hiện của trẻ khi tham gia trò chơi học tập của trẻ:

+ Số trẻ biểu hiện ở mức độ rất tích cực: 60/200 lượt trẻ, chiếm tỉ lệ 30%

+ Số trẻ biểu hiện ở mức độ tích cực: 79/200 lượt trẻ, chiếm tỉ lệ 39.5%

+ Số trẻ biểu hiện ở mức độ không tích cực: 61/200 lượt trẻ, chiếm tỉ lệ 30.5%

- Như vậy, mức độ tích cực của trẻ khi tham gia vào trò chơi học tập là chưa cao. Cụ thể: ở mức độ rất tích cực chỉ đạt 30%; mức độ tích cực là 39.5%; ở mức độ không tích cực là 30.5% và đây là vấn đề cần được quan tâm.

- Trong quá trình quan sát thì chúng tôi thấy mức độ biểu hiện tính tích cực của trẻ khi tham gia vào trò chơi học tập là chưa cao. Vì vậy, cần phải thiết kế

một số trò chơi học tập mới để tăng mức độ hứng thú khi tham gia vào trò chơi học tập nhằm góp phần phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ

Một phần của tài liệu Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm góp phần phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4–5 tuổi (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)