CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN TỪ CHO TRẺ MẪUGIÁO NHỠ THÔNG QUA TRÒ CHƠI Ở TRƯỜNG MẦM NON
2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của trò chơi học tập đối với việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ
Chúng tôi sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến với 25 giáo viên tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đặc biệt là những giáo viên dạy lớp mẫu giáo nhỡ, có kinh nghiệm.
Trên cơ sở những phiếu điều tra, chúng tôi tổng hợp được một số ý kiến như sau:
- Hầu hết các cô giáo mầm non ở các trường đều nhận thức được vai trò của trò chơi học tập đối với sự phát triển vốn từ cho trẻ trong hoạt động “Làm quen tác phẩm văn học” cũng như các hoạt động học khác.
- Các cô đều biết được Trò chơi họa tập là gì? Cấu trúc của trò chơi học tập như thế nào?Gồm mấy phần. Cách tổ chức như thế nào?....
- Các cô nhận thức được Vốn từ là gì? Tại sao chúng ta lại phải phát triển vốn từ cho trẻ ở giai đoạn này?Và các cô nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của từng giai đoạn của trẻ rất sâu sắc.
Kết quả cho thấy mục đích của việc phát triển vốn từ cho trẻ là làm nền tảng để trẻ tiếp thu những kiến thức, tri thức của xã hội để trở thành một con người hoàn thiện về mọi mặt. Để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp giữa con người với con người…
- Khi hỏi về kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập để phát triển vốn từ cho trẻ thì các cô có rất nhiều kinh nghiệm:
+ Trò chơi cô đưa ra phải mới lạ, hấp dẫn để cuốn hút trẻ tham gia vào trò chơi.
+ Trò chơi phải vui, phải đáp ứng được mục đích – yêu cầu đề ra là phát triển vốn từ cho trẻ, củng cố kiến thức cũ và cung cấp kiến thức mới.
+ Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ, phong phú, màu sắc đẹp, kích thước phù hợp, khoa học.
+ Cô phải bố trí cho tất cả trẻ trong lớp đều được tham gia chơi.
+ Trước khi chơi, phải nêu cách chơi và luật chơi đầy đủ, rõ ràng.
- Trong lớp, các cô sử dụng đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho việc tổ chức trò chơi cho trẻ rất kĩ càng và chu đáo như tranh ảnh, lô tô, đômino, vật thật,...
2.1. Thực trạng việc tổ chức trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ:
Bảng 5: Những trò chơihọc tập sử dụng phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
STT Nhóm trò chơi
Mức độ Trò chơi
Thườn g xuyên
(%)
Đôi khi (%)
Khôn g bao
giờ (%)
1 Nhóm trò chơi phát triển các từ loại
- Chiếc túi kì lạ - Tìm từ trái nghĩa .
- Ai nhanh hơn.
- Thức ăn nào của chim.
- Tìm về đúng tổ.
98,5 60,5 80,1 95,5
100
2,5 25,8 19,9 4,5
13,7
2
Nhóm trò chơi ghép từ loại thành
câu
- Thỏ con thi kể chuyện.
- Ô số bí mật.
75,2
21,7
24,8
72,5 5,8
3
Nhóm trò chơi phát triển kĩ năng diễn
đạt mạch lạc
- Con vật nào may mắn.
- Bức tranh kì diệu.
- Tìm nhà cho thỏ.
- Sóc con nhanh nhẹn.
84,8 65,9 74,6
10,7 23,1 14,7
100 4,5
11 10,7
Tổng số phiếu điều tra: 25
Kết quả điều tra thực trạng của chúng tôi đã cho thấy các cô ở các trường mầm non hiện nay đã có sự áp dụng các biện pháp khoa học, hiện đại vào việc dạy học. Các trò chơi giáo viên sử dụng chưa thường xuyên.Hiệu quả đạt được vẫn chưa cao vì các cô áp dụng và thực hiện các trò chơi học tập đó còn thiếu sự đồng bộ, thiếu đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị còn hạn hẹp.Vì vậy, việc phát triển vốn từ cho trẻ trong trò chơi học tập còn gặp nhiều khó khăn. Về nguồn gốc các trò chơi đều do các cô sưu tầm, một số ít là do các cô sang tạo ra.
2.2. Kết quả điều tra thực trạng
Trong quá trình điều tra thực trạng việc tổ chức trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ của giáo viên ở 4 trường mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chúng tôi đã rút ra được một số kết quả như sau:
- Giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua các trò chơi học tập.
- Các cô nhận thức tốt trong việc xác định các biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ. Những cô có kinh nghiệm và có thâm niên công tác lâu năm cũng như các cô giáo trẻ, mới ra trường đều có những nhận thức đúng đắn trong việc dạy học theo nội dung đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục.
- Thực tế trong việc tổ chức trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thì các cô cũng tổ chức, định hướng cho trẻ chơi nhưng chưa thực sự phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ. Hình thức tổ chức còn đơn giản, cô chưa chú ý nhiều đến đặc điểm của từng cá nhân trẻ, chưa chú trọng việc sửa sai về lỗi phát âm, lỗi dùng từ cho trẻ trong khi chơi.
2.3. Nguyên nhân thực trạng 2.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Việc lựa chọn các phương pháp và biện pháp để phát triển vốn từ cho trẻ chưa phù hợp.
- Đôi khi cô tổ chức cho trẻ chơi chỉ là qua loa, đại khái, không có một kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Không đặt ra mục đích, mục tiêu cần đạt được sau khi chơi.
- Các cô chưa tìm tòi, sáng tạo ra nhiều trò chơi học tập cho trẻ. Thường thì các cô sử dụng các trò chơi cũ hoặc trong sách, trên mạng, những trò chơi trẻ đã chơi nhiều lần nên không còn hứng thú với trò chơi.
- Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi học tập, cô chưa chú trọng đến việc phát triển và củng cố vốn từ cho trẻ.
2.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Số trẻ trong lớp quá đông (trên 40 trẻ) nên mối quan hệ giữa cô và trẻ còn hạn chế. Việc giao tiếp giữa cô và trẻ hầu như không có.Những câu hỏi của trẻ vì vậy cũng không được giải đáp đầy đủ nên sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh cũng như vốn từ của trẻ bị hạn chế, không được mở rộng. Nhiều lần như vậy, trẻ sẽ trở nên thụ động, ít giao tiếp với bạn bè vì vốn từ của mình nghèo nàn, không thể thảo luận và chơi cùng bạn.
- Trang thiết bị dùng cho việc dạy học còn nhiều hạn chế và thiếu thốn.
Không đáp ứng được nhu cầu dạy và học của cô và trẻ.
- Các cô không có thời gian để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc tổ