Tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm góp phần phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4–5 tuổi (Trang 67 - 78)

CHƯƠNG III: THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN VỐN TỪ

3. Thực nghiệm một số trò chơi

3.2. Tiến hành thực nghiệm

Trên cơ sở phân tích lí luận và thực tiễn, thử nghiệm một số tác động sư phạm nhằm phát triển từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc tổ chức các trò chơi.

Để thực hiện nội dung trên, tiến hành nghiên cứu theo các tiến trình với các phương pháp cụ thể. Chúng tôi đã tiến hành quan sát và đo kết quả biểu hiện của trẻ cả hai lớp ở phần trò chơi qua 2 tiết dạy của giáo viên đứng lớp được tiến hành theo chủ đề: Thế giới Động vật.

3.2.2. Tiến hành thực nghiệm tác động

- Khi tiến hành thực nghiệm tác động, chúng tôi cũng tiến hành quan sát và đo kết quả biểu hiện của lớp thực nghiệm ở phần trò chơi qua 2 tiết dạy của giáo viên đứng lớp được tiến hành qua chủ đề: Thế giới động vật. Và các trò chơi được sử dụng là những trò chơi mới được đề xuất của đề tài này.

- Các trò chơi học tập được đem vào thực nghiệm trong đề tài này bao gồm 6 trò chơi phân bốtheo chủ đề: “Thế giới động vật”

- Những con vật may mắn - Thỏ con thi kể chuyện

- Con vật nào đã về tổ

- Cuộc thi tài của các con vật trong rừng 3.2.3. Hướng dẫn giáo viên thực nghiệm

Để chuẩn bị cho thực nghiệm các giáo viên tham gia thực nghiệm được tổ chức học tập về mục đích yêu cầu, nội dung của thực nghiệm.

Các giáo viên tham gia thực nghiệm được tìm hiểu, nghiên cứu một số trò chơi mới, nắm chức luật chơi và cách hướng dẫn, tổ chức các trò chơi học tập mới nhằm phát triển vốn từ cho trẻ.

Lên kế hoạch tổ chức quá trình thực nghiệm.

Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho thực nghiệm.

3.3.2.4. Triển khai thực nghiệm

Các trò chơi đã được lựa chọn và thiết kế (như đã kể trên) được tổ chức theo các phương pháp chung như sau:

Bước 1: Hướng dẫn trò chơi

Bước 2: Theo dõi quá trình chơi Bước 3: Nhận xét sau khi chơi Bước 1: Hướng dẫn trò chơi

Trước khi chơi cô phải giới thiệu tên trò chơi, giải thích nội dung chơi và luật chơi một cách rõ ràng, ngắn gọn, cô làm mẫu hoạt động chơi cho trẻ làm theo, sau đó trẻ tự chơi.

Bước 2: Theo dõi quá trình chơi

- Cô quan sát và theo dõi, giúp đỡ trẻ chơi hoặc cùng chơi với trẻ

- Khi trẻ đã nắm được luật chơi, cô khuyến khích trẻ chơi tích cực, thi đua cùng chơi.

- Để trẻ chơi không phạm luật, cô có thể nhắc nhở lại luật chơi hoặc gợi ý các cháu nhớ lại luật chơi vì luật chơi giúp trẻ chơi không nhầm lẫn và giúp trẻ

hình thành một số phẩm chất: phục tùng quy định của luật chơi, hình thành ý thức kỉ luật, giáo dục trẻ tính thật thà, đoàn kết, tự giác, tính tích cực và tự chủ.

- Cô phải quan sát xem việc thực hiện hoạt động chơi, luật chơi của trẻ có đúng không? Nếu trẻ chơi sai luật thì cô phải ngăn chặn kịp thời và giải thích lại cách chơi, luật chơi để trẻ hiểu và thực hiện đúng luật chơi.

- Cô theo dõi biểu hiện hứng thú, tích cực, khả năng tư duy, ngôn ngữ của trẻ, khả năng trẻ thực hiện các yêu cầu của trò chơi và phát triển vốn từ. Khuyến khích những trẻ chơi tích cực, động viên những trẻ ít nói tham gia vào trò chơi cùng bạn.

- Theo dõi tiến độ chơi: Nếu trẻ chơi không hứng thú thì cho trẻ đổi vị trí chơi, đổi nhóm chơi, đổi đồ chơi,…

Bước 3: Nhận xét và đánh giá sau khi chơi.

Cô nhận xét và đánh giá quá trình chơi, khuyến khích trẻ tích cực chơi.

2.4. Kết quả thực nghiệm một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ và phân tích kết quả thực nghiệm

2.4.1. Kết quả đo trước thực nghiệm và phân tích kết quả đo

Kết quả 1: Kết quả đo trước thực nghiệm của hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.

Bảng 4: Mức độ biểu hiện của trẻ khi tham gia trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ của trẻ lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.

Lớp Mức độ biểu hiện

Tốt Trung Bình Yếu

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Đối

chứng 12 30 19 47.5 9 22.5

Thực

nghiệm 10 25 20 50 10 25

Số trẻ quan sát: 80

Biểu đồ 1: So sánh mức độ biểu hiện của trẻ khi tham gia trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

Nhận xét:

Qua biểu đồ trên cho chúng ta thấy, khi thực hiện các trò chơi cũ của giáo viên tổ chức cho trẻ chơi, thì biểu hiện cuả trẻ ở cả hai nhóm: Đối chứng và thực nghiệm đều ở mức thấp như nhau, không có sự chênh lệch nhiều, cụ thể như sau:

Nhóm đối chứng:

- Mức độ 1 (loại tốt): 12 / 40 trẻ, chiếm 30%

- Mức độ 2 (loại trung bình): 19 / 40 trẻ, chiếm 47,5%

- Mức độ 3 (loại yếu): 9 / 40 trẻ, chiếm 22,5%

Nhóm thực nghiệm:

- Mức độ 1 (loại tốt): 10 / 40 trẻ, chiếm 25%

- Mức độ 2 (loại trung bình): 20 / 40 trẻ, chiếm 50%

- Mức độ 3 (loại yếu): 10 / 40 trẻ, chiếm 25%

Khi thực hiện các trò chơi học tập cũ của giáo viên tổ chức cho trẻ chơi trong các tiết học, đa số trẻ đều có biểu hiện không hứng thú, không tích cực với trò chơi đó. Sở dĩ như vậy vì chúng tôi thấy đó là các trò chơi trẻ đã được chơi đi chơi lại nhiều lần ở các tiết học trước, cô chỉ thay đổi một vài nội dung như tên gọi của trò chơi để trẻ hứng thú nhưng khi cô phổ biến cách chơi và luật chơi thì trẻ lại tỏ ra kém hứng thú, kém tập trung. Điều đó làm cho mức độ phát triển vốn từ của trẻ không đạt hiệu quả như mong muốn.

- Trẻ đạt loại tốt:

Khi chúng tôi quan sát ở cả hai lớp trẻ chúng tôi nhận thấy mức độ trẻ đạt loại tốt là tương đương nhau: Lớp đối chứng là 30%; lớp thực nghiệm là 25%.

Những trẻ này đều hứng thú, tích cực tham gia vào các trò chơi mà cô cho trẻ chơi.Trong quá trình chơi, trẻ luôn cố gắng, tích cực hoàn thành nhiệm vụ chơi của mình để đạt kết quả tốt. Và hầu hết trẻ trong nhóm này đều nói được và phát âm chính xác danh từ, động từ, tính từ; biết ghép danh từ, động từ, tính từ, đại từ thành câu tương đối hoàn chỉnh; biết diễn đạt ý theo tình huống giao tiếp.

- Trẻ đạt loại trung bình:

Hầu hết trẻ của hai lớp đều thuộc vào mức độ này.Ở mức độ này, trẻ đều hứng thú, tích cực khi chơi các trò chơi, tuy nhiên trẻ mau chán, khả năng duy trì hứng thú là không cao.Khi thực hiện nhiệm vụ chơi, đôi lúc trẻ còn lơ là và chỉ thực hiện được khi có sự giúp đỡ của cô giáo, của bạn. Do đó, trẻ chỉ phát triển vốn từ hay thực hiện nhiệm vụ của trò chơi chỉ đạt 50%.

- Trẻ đạt loại yếu:

Tỉ lệ này vần con khá cao, tương đương vói tỉ lệ tốt. Khi chơi các trò chơi, trẻ có biểu hiện không hứng thú, không tích cực.Trẻ không tham gia vào các trò chơi mà chỉ nhìn bạn chơi, thậm chí có nhiều trẻ không quan tâm đến trò chơi mà

chơi, không nói được một số danh từ, động từ, không diễn đạt được câu và khả năng ghép từ còn chậm.Và khi cô giáo hỏi thì trẻ vẫn trả lời nhưng có sự nhắc nhở của bạn và gợi ý của cô.

Từ những phân tích trên về biểu hiện tích cực hứng thú và mức độ phát triển vốn từ của trẻ ở cả hai lớp, dựa vào bảng kết quả và biểu đồ về mức độ biểu hiện tính tích cực, hứng thú của trẻ khi tham gia vào trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ thì ta thấy mức độ biểu hện còn rất thấp và ở cả hai lớp đều tương đương nhau, không có sự chênh lệch đáng kể.

2.4.2. Kết quả đo sau thực nghiệm và phân tích kết quả đo

Kết quả 2: Kết quả đo lớp thực nghiệm sau khi tiến hành thực nghiệm : Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã thống kê được số liệu và đánh giá kết quả về mức độ biểu hiện của trẻ lớp thực nghiệm khi tham gia chơi các trò chơi học tập mới nhằm phát triển vốn từ cho trẻ. Và kết quả thu được như sau:

Bảng 5: Mức độ biểu hiện của trẻ lớp thực nghiệm khi chơi các trò chơi học tập mới nhằm phát triển vốn từ

Mức độ biểu hiện

Lớp Tốt Trung Bình Yếu

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Thực nghiệm

20 50 15 37.5 5 12.5

Số trẻ quan sát: 40

Từ kết quả trên, chúng tôi tiến hành so sánh mức độ biểu hiện của trẻ mẫu giáo nhỡ khi tham gia các trò chơi học tập phát triển vốn từ ở cả hai nhóm trẻ (lớp đối chứng và lớp thực nghiệm) như sau:

Kết quả 3: Kết quả so sánh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm sau khi tiến hành thực nghiệm.

Bảng 9: So sánh mức độ biểu hiện của trẻ ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm khi tham gia các trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ.

Lớp Mức độ biểu hiện

Tốt Trung Bình Yếu

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Đối chứng

12 30 19 47.5 9 22.5

Thực nghiệm

20 50 15 37.5 5 12.5

Số trẻ quan sát: 80

Nhìn vào bảng so sánh trên ta thấy mức độ biểu hiện tích cực của trẻ đối với các trò chơi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.Điều này chứng tỏ rằng với việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi mới đã làm cho trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào trò chơi và đã làm cho mức độ phát triển vốn từ của trẻ cao hơn so với mức độ ban đầu.

Để thấy rõ hiệu quả của các trò chơi mới , chúng ta có thể so sánh trên biểu đồ:

Biểu đồ so sánh mức độ biểu hiện của trẻ khi tham gia trò chơi học tập của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.

Nhận xét:

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, mức độ biểu hiện tích cực của trẻ lớp thực nghiệm khi tham gia vào các trò chơi tăng lên rõ rệt so với lớp đối chứng, cụ thể như sau:

- Biểu hiện của trẻ lớp thực nghiệm khi tham gia trò chơi học tập ở mức độ tốt là 50% cao hơn so với lớp đối chứng là 20%.

- Biểu hiện của trẻ lớp thực nghiệm khi tham gia chơi trò chơi học tập ở mức độ trung bình là 37.5, thấp hơn so với đối chứng là 10%.

- Biểu hiện của trẻ lớp thực nghiệm khi tham gia chơi trò chơi học tập ở mức độ yếu là 12,5, thấp hơn so với lớp đối chứng là 10%.

Ở lớp thực nghiệm, khi tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi học tập mới, trẻ đều rất hứng thú vì đây là những trò chơi mới.Với tên gọi, hình thức chơi, nội dung chơi và đồ chơi; tất cả đều mới đã tạo cho trẻ sự mới lạ, hấp dẫn và kích thích trẻ hứng thú hơn vào trò chơi, tích cực hơn trong hoạt động chơi của mình.Đáng chú ý

là ở lớp thực nghiệm sau khi chơi những trò chơi học tập mới, tỉ lệ trẻ đạt được mức độ tốt tăng lên 20% so với lớp trẻ đối chứng.Đa số trẻ đều rất hứng thú với các trò chơi đó, trẻ tham gia vào trò chơi một cách say mê, nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ chơi. Do đó, tất cả trẻ trong nhóm thực nghiệm đều phát triển vốn từ một cách rõ rệt, nói được các danh từ, động từ, tính từ, đại từ mới và chính xác hơn. Biết diễn đạt câu theo những tình huống cụ thể và biết ghép câu một cách đây đủ các thành phần hơn.

Vì chính nhiệm vụ chơi đặt ra mới mẻ,nhẹ nhàng, lôi cuốn trong các trò chơi đã giúp trẻcủng cố số lượng vốn từ cũ, tăng thêm vốn từ mới.

Nếu như ở lớp đối chứng, khi cô cho trẻ chơi những trò chơi cũ, chỉ có tác dụng như ôn lại những kiến thức trẻ đã được học chứ chưa chú trọng đến việc phát triển vốn từ cho trẻ, hầu hết các trò chơi được tổ chức theo kiêu rập khuôn, máy móc, không có các tình huống để trẻ diễn đạt câu, ghép câu cũng như cung cấp thêm các từ mới cho trẻ. Thì ở lớp thực nghiệm, cô tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi học tập mới ngoài việc có tác dụng ôn lại kiến thức đã học còn có tác dụng là cung cấp thêm số lượng từ mới cho trẻ, dạy trẻ biết ghép các danh từ, tính từ, động từ, đại từ thành câu hoàn chỉnh, biết diễn đạt câu theo tình huống,… Chính những nhiệm vụ mới này đã làm cho trẻ hứng thú, tích cực với trò chơi hơn các trò chơi cũ.

Kết quả 4: Kết quả đo lớp thực nghiệm trước và sau khi tiến hành thực nghiệm.

Bảng 10: So sánh mức độ biểu hiện của trẻ khi tham gia các trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ ở nhóm thực nghiệm trước và sau khi tổ chức thực

nghiệm.

Lớp

Mức độ biểu hiện

Tốt Trung Bình Yếu

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Trước thực nghiệm

10 25 20 50 10 25

Sau thực nghiệm

20 50 15 37.5 5 12.5

Biểu đồ so sánh mức độ biểu hiện của trẻ khi tham gia chơi trò chơi của nhóm thực nghiệm trước và sau khi tổ chức thực nghiệm

Nhận xét:

Qua biểu đồ này chúng ta thấy biểu hiện tích cực của trẻ trước và sau khi thực nghiệm đã có sự chênh lệch rất lớn:

- Biểu hiện của trẻ khi tham gia chơi trò chơi học tập sau thực nghiệm ở mức độ tốt là 50%, cao hơn so với trước khi tổ chức thực nghiệm là 25%.

- Biểu hiện của trẻ khi tham gia chơi trò chơi học tập sau thực nghiệm ở mức độ trung bình là 37.5, thấp hơn so với trước khi tổ chức thực nghiệm là 12,5%.

- Biểu hiện của trẻ khi tham gia chơi trò chơi học tập sau thực nghiệm ở mức độ yếu là 12.5%, thấp hơn so với trước khi tổ chức thực nghiệm là 12.5%.

Trong quá trình quan sát trẻ tham gia vào các trò chơi chúng tôi thấy biểu hiện của trẻ thay đổi tùy thuộc vào từng loại trò chơi, cách tổ chức của cô giáo và các đồ chơi mà cô cho trẻ chơi. Trẻ rất thích và hứng thú, thích thu đua với bạn.

Kết luận chương 3:

Trên cơ cở lí luận và điều tra thực trạng về việc thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ, chúng tôi mạnh dạn thiết kế và thực nghiệm các trò chơi học tập ở trên.

Và các trò chơi này có thể thay đổi tên và đồ dùng để phù hợp cho tất cả các chủ điểm.

Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy những trò chơi trên khi đem vào thực nghiệm đã có hiệu quả rõ rệt và phần nào nâng cao hiệu quả của việc phát triển vốn từ cho trẻ.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm góp phần phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4–5 tuổi (Trang 67 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)