Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Lập Thạch

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách xã, thị trấn của huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 45)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ

1.1. Tổng quan lý luận về quản lý ngân sách xã

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Lập Thạch

1.1.5.1 Điều kiện kinh tế - xã hội a. Điều kiện kinh tế.

Nhìn chung nền kinh tế của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cơ bản vẫn là kinh tế tiểu nông, thuần nông, chậm phát triển, năng suất hiệu quả còn thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu, chuyển dịch chậm. Những năm gần đây, được Chính phủ quan tâm đã đầu tư cho huyện nhiều chương trình, dự án, song do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên những mục tiêu lớn chỉ đạt ở kết quả nhất định, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.

Theo số liệu thống kê của năm 2014, trong tổng giá trị sản xuất vật chất đạt 411.237,4 triệu đồng trong đó sản xuất nông nghiệp 160.975 triệu đồng, lâm nghiệp 29.239 triệu đồng và thuỷ sản 47.338 triệu đồng, chiếm tới 41% giá trị sản xuất; Giá

trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản là 110.951,8 triệu đồng chiếm 27% và sản phẩm dịch vụ, thương mại là 131.652,8 triệu đồng chiếm 32%. Thu nhập bình quân đầu người là 31,97 triệu đồng

* Những thành tựu:

Một là, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá.

Ngành công nghiệp - xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng 27%/năm; tiếp đó là thương mại và dịch vụ 32%/năm và nông lâm thuỷ sản 41%/năm;). GTSX cũng đạt tăng trưởng bình quân trên 15%/năm.

Hai là, cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong từng ngành đã có chuyển dịch cơ cấu, gắn sản xuất với thị trường, nâng cao hiệu quả. Nền kinh tế phát triển với sự đóng góp của các loại hình sở hữu và các thành phần kinh tế.

Ba là, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển tăng nhanh. Cơ cấu đầu tư đã có sự chuyển dịch tích cực, tập trung hơn cho những mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bốn là, chất lượng nguồn nhân lực có bước chuyển biến, khoa học công nghệ có bước tiến bộ. Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tăng, cơ sở vật chất các trường học đã được cải thiện rõ rệt. Đào tạo nghề có sự tăng trưởng về quy mô đào tạo và ngành nghề đào tạo.

Năm là, lĩnh vực văn hoá - xã hội, từng bước kết hợp hài hoà hơn với phát triển kinh tế. Hoạt động văn hoá, thông tin phát triển khá đa dạng, có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức góp phần cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân.

Thể dục thể thao có bước phát triển, đặc biệt phong trào TDTT quần chúng được mở rộng.

Lĩnh vực lao động và việc làm đã được sự quan tâm của các ngành, các cấp và đang từng bước áp dụng đề án vị trí việc làm áp dụng cho các đơn vị nhằm tinh giản bộ máy hành chính gọn nhẹ. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng; mạng lưới y tế được củng cố và nâng cấp cơ bản, hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh

Sáu là, Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được củng cố tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được tăng cường một bước. Cải cách hành chính có tiến bộ nhất định về thể chế, bộ máy và cán bộ. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

* Những yếu kém

Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy đạt khá nhưng còn thấp so với tiềm năng, chưa đủ sức tạo ra sự bứt phá để rút ngắn khoảng cách với mức bình quân chung toàn tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm so với tiềm năng. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp còn cao trong cơ cấu kinh tế, chất lượng tăng trưởng thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá còn yếu.

Về văn hoá- xã hội:

- Giáo dục- đào tạo: Chất lượng giáo dục toàn diện còn hạn chế. Các hoạt động dạy nghề phát triển chưa mạnh, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề để phục vụ cho cụm công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động sang tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn.

- Y tế, dân số, gia đình và trẻ em: Thiếu chuyên khoa sâu ở Bệnh viện huyện và phương tiện kỹ thuật cao chưa đầy đủ dẫn đến một số ca điều trị phải chuyển tuyến trên.

- Văn hoá- thông tin- thể thao: Chất lượng một số làng văn hoá chưa cao; việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang có nơi chưa nghiêm túc, tình trạng mê tín, dị đoan có chiều hướng phát triển ở một số nơi. Quản lý nhà nước về văn hoá thông tin còn lúng túng, nhất là các loại hình như: băng, đĩa lậu, Internet …

- Thực hiện chính sách xã hội: Việc làm trong nông thôn chưa được giải quyết kịp thời.

b. Điều kiện xã hội

Trong những năm qua công tác quốc phòng an ninh thường xuyên được huyện quan tâm củng cố, luôn đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới được giữ vững, tăng cường khối đoàn kết các dân tộc. Các lực lượng vũ trang và các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ, làm tốt công tác nắm tình hình, thâm nhập thực tế, giải quyết có hiệu quả không để xảy ra các vụ việc làm

ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân được thực hiện kịp thời, đúng luật, không có khiếu tố phức tạp kéo dài, đông người. Các cấp chính quyền phát huy tốt vai trò chỉ đạo, điều hành. Lập Thạch là môi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế; thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường các nguồn lực từ tài chính.

1.1.5.2 Bộ máy tổ chức và nhân sự

Ngân sách xã, thị trấn là một bộ phận không thể tách rời của ngân sách huyện, nó có ảnh hưởng chung đến tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lập Thạch.

Phòng Tài chính – Kế hoạch là một trong hệ thống các phòng, ban chuyên môn trực thuộc UBND huyện Lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc với các hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính, giá, kế hoạch và đầu tư trong trong phạm vi phân cấp theo đúng chính sách, pháp luật, các quy định của nhà nước. Với các nhiệm vụ chủ yếu: tổng hợp, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quản lý tài chính ngân sách đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, các xã, thị trấn trên toàn địa bàn huyện.

Hiện nay phòng Tài chính - kế hoạch gồm 2 bộ phận là : bộ phận Quản lý ngân sách nhà nước và kế hoạch đầu tư. Có thể khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của phòng Tài chính – Kế hoạch của huyện Lập Thạch theo hình 2.1.

Hình 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý phòng Tài chính – kế hoạch Huyện Lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc

Trưởng phòng

Phó trưởng phòng phụ trách

kế hoạch

Phó trưởng phòng phụ trách

ngân sách

Cán bộ nghiệp vụ

Kế toán thu NS

Kế toán chi NS

Cán bộ chuyên quản

Bộ phận quản lý ngân sách: đây là bộ phận chuyên quản lý, theo dõi về mảng ngân sách toàn huyện, thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

- Tham mưu cho UBND huyện thực hiện việc xây dựng dự toán ngân sách, phân bổ dự toán NSNN cho toàn huyện.

- Thường xuyên thực hiện việc theo dõi cấp phát cho các đơn vị, các xã, thị trấn, các công trình xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu,…

- Tổng hợp báo cáo thu, chi NSNN cho UBND huyện, Sở Tài chính một cách kịp thời theo định kỳ hoặc đột xuất.

- Phụ trách các xã, thị trấn, các đơn vị dự toán về nghiệp vụ quản lý ngân sách, tài chính (chuyên quản).

- Thực hiện các nghiệp vụ xét duyệt, thẩm tra báo cáo quyết toán năm đối với các đơn vị, các xã, thị trấn trong huyện. Đồng thời thực hiện việc tổng hợp báo cáo quyết toán NSNN năm đối với cấp tỉnh.

Bộ phận Kế hoạch: đây là bộ phận chủ yếu làm công tác tham mưu cho UBND huyện về xây dựng kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện của huyện. Thẩm tra, phân bổ vốn đầu tư và quyết toán vốn XDCB của huyện. Cấp giấy phép Đăng ký kinh doanh cho các hộ gia đình.

Có thể nói rằng, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Lập Thạch là một bộ phận quan trọng để tham mưu cho UBND huyện trong quá trình quản lý ngân sách và đầu tư XDCB của huyện, đảm bảo cân đối và tăng trưởng qua các năm, từ đó thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện phát triển .

1.1.5.3 Nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu

Từ số liệu thống kê của năm 2014, trong tổng giá trị sản xuất vật chất đạt 411.237,4 triệu đồng trong đó sản xuất nông nghiệp 160.975 triệu đồng, lâm nghiệp 29.239 triệu đồng và thuỷ sản 47.338 triệu đồng, chiếm tới 41% giá trị sản xuất; Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản là 110.951,8 triệu đồng chiếm 27% và sản phẩm dịch vụ, thương mại là 131.652,8 triệu đồng chiếm 32%. Thu nhập bình quân đầu người là 31,97 triệu đồng. Nhìn chung nền kinh tế

của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cơ bản vẫn là kinh tế tiểu nông, thuần nông, chậm phát triển, năng suất hiệu quả còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

Trên địa bàn có các loại khoáng sản sau: Khoáng sản nhiên liệu (có than bùn ở Văn Quán đã được thăm dò, đánh giá chất lượng, có thể khai thác làm phân bón và chất đốt), khoáng sản kim loại gồm đồng, vàng, thiếc, sắt đã phát hiện trên địa bàn.

Cát sỏi lòng sông Phó Đáy loại thạch anh, silic có độ cứng cao, độ bám dính liên kết tốt, Cát sỏi bậc thềm ở vùng Văn Quán, Xuân Lôi, Triệu Đề có trữ lượng lớn, tuy nhiên cát sỏi này vẫn còn bị lẫn sét, bột, không tốt như ở lòng sông nên chưa được khai thác. Đá xây dựng ở Quang Sơn, Ngọc Mỹ đã và đang được khai thác. Các nguồn tài nguyên sẽ đem lại nguồn thu to lớn cho Ngân sách Nhà nước.

- Một yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu của xã nữa đó là diện tích đất công ích của xã hiện nay không thu được bao nhiêu, theo số liệu thống kê của phòng Tài nguyên&môi trường huyện, thì diện tích đất công của các xã được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.1 Tình hình quản lý sử dụng diện tích đất công ích trên địa bàn huyện

STT Tên xã, thị trấn

Tổng diện tích đất công để lại sau khi

thực hiện Nghị định 64/NĐ-CP

Tổng diện tích

đã thu hồi vào mục đích

Tổng diện tích đất công tăng thêm từ khi

thực hiện NĐ64/CP

Tổng diện tích đã giao, cho

thuê

Tổng diện tích

UBND xã, thị trấn quản lý

1 Vân trục 13,09 13.09

2 Ngọc Mỹ 39.62 1.15 3.47

3 Quang sơn 12.55 1.25 0.07 10.78

4 Bàn giản 14.23 1.14 0.14 13.09 0.14

5 Đồng ích 45.15 6.13 1.10 39.02 1.10

6 Thị trấn LT 41.58 33.48 0.25 8.10 8.04

7 Triệu đề 19.96 3.2 12.0 4.76

8 Sơn đông 39.85 6.1 0.18 20.1 13.83

9 Xuân hoà 29.13 4.67 0.89 24.46 0.89

10 Tử du 42.71 38.85

STT Tên xã, thị trấn

Tổng diện tích đất công để lại sau khi

thực hiện Nghị định 64/NĐ-CP

Tổng diện tích

đã thu hồi vào mục đích

Tổng diện tích đất công tăng thêm từ khi

thực hiện NĐ64/CP

Tổng diện tích đã giao, cho

thuê

Tổng diện tích

UBND xã, thị trấn quản lý

11 Liễn sơn 15.35 14.09 1.26

12 Xuân lôi 51.09 46.09 3.99

13 Văn quán 94.0 5.0 0.23 42.87 0.23

14 Tiên lữ 16.39 51.13 10.74 2.0

15 Đình chu 15.6 3.65 11.04

16 Liên hoà 14.79 1.09 0.02 14.79 0.02

17 Thái hoà 37.76 4.7

18 Hợp lý 3.06 0.48 3.54

19 TT Hoa sơn 22.46 2.47

20 Bắc bình 19.71 17.52 0.02

Cộng 588.08 125.16 3.36 378.64 36.28

(Nguồn phòng Tài nguyên&môi trường) Theo báo cáo diện tích đất công xã đã giao, cho thuê 378,64 ha là do các Hợp tác xã giao thầu khoán từ những năm 1995 trở về trước, thời gian giao từ 20 đến 30 năm và đã thu tiền 1 lần do vậy chưa hết hợp đồng các xã không thu được khoản này mà chỉ thu được số hiện còn quản lý 36,28 ha. Theo như cách tính đơn giá thuê đất hiện nay của UBND tỉnh quy định:

Mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất là 1%.

Đơn giá thuê đất hàng năm = Tỷ lệ phần trăm (%) nhân (x) Giá đất tính thu tiền thuê đất.; giá đất tính tiền thuê đất = giá đất do UBND tỉnh quy định hàng năm x 60% giá đất ở liền kề x hệ số điều chỉnh: 250.000đx60%x1% = 1.500đ/m2

Như vậy hàng năm UBND các xã, thị trấn thất thoát một khoản tiền thuê đất là:

Số không thu được 378,64 ha x 1.500đ/m2 = 5.679.600.000đ/năm Các xã hiện còn quản lý 36,28 ha x 1.500đ/m2 = 544.200.000đ/năm

- Tổ chức bộ máy thu nộp: Tổ chức bộ máy thu nộp có ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả hoạt động của bộ máy này. Nếu tổ chức hệ thống cơ quan thuế, hải quan, kho bạc Nhà nước gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống lại thất thu do trốn, lậu thuế thì đây sẽ là yếu tố tích cực làm giảm tỷ suất thu NSNN mà vẫn thỏa mãn được các nhu cầu chi tiêu của NSNN.

1.1.5.4. Nhân tố ảnh hưởng đến nguồn chi

Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước là để phục vụ các hoạt động kinh tế, xã hội chung, mục tiêu là tăng trưởng và phát triển của toàn xã hội. Do vậy các khoản chi ngân sách nhà nước sẽ tăng lên khi đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế cần sự trợ giúp của chính phủ để kích thích sự tăng trưởng và ổn định nền kinh tế.

Khả năng tích tụ và tích lũy của nền kinh tế: Với một huyện, nếu khả năng này của nền kinh tế tốt thì không những hạn chế được mức chi của ngân sách, mà còn cho thấy sự hoạt động tốt của nền kinh tế, một đồng bỏ ra có hiệu quả cho tăng trưởng và phát triển, không lãng phí.

Chi ngân sách nhà nước luôn đảm bảo vì lợi ích chung và đảm bảo sự công bằng cho một bộ phận những người có hoàn cảnh đặc biệt. Khi huyện gặp thiên tai, thì việc tăng chi tiêu để trợ cấp cho những gia đình gặp khó khăn, khắc phục hậu quả, giữ ổn định kinh tế là điều tất yếu phải làm của chi ngân sách nhà nước. Và do đó, mức chi ngân sách cũng sẽ tăng.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách xã, thị trấn của huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)