Chấp hành dự toán Ngân sách xã

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách xã, thị trấn của huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 73)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẬP THẠCH

2.2. Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.2. Chấp hành dự toán Ngân sách xã

Việc làm đầu tiên và thực sự cần thiết trong khâu chấp hành dự toán Ngân sách xã là Kế toán ngân sách xã tiến hành lập dự toán Ngân sách xã theo quý, có chia ra chi tiết cho các tháng để thực hiện và quản lý, sau đó trình UBND xã duyệt.

Đây cũng là cơ sở để KBNN kiểm soát quá trình thu chi ngân sách của các xã.

Hàng năm, xã phải tổ chức chấp hành dự toán Ngân sách xã theo đúng quy định của điều khoản về luật NSNN và các thông tư hướng dẫn chấp hành dự toán Ngân sách xã. Có thể nói chấp hành dự toán Ngân sách xã thực chất là việc tổ chức thực hiện theo đúng dự toán ngân sách mà xã đã xây dựng. Trong đó để tổ chức thu và thực hiện chi Ngân sách xã ở khâu chấp hành dự toán là công việc vô cùng quan trọng phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu, nguyên tắc trong thu, chi ngân sách là thực sự cần thiết cho công tác quản lý Ngân sách xã.

Cần phải sử dụng đồng bộ và thống nhất các biện pháp nhằm động viên khai thác tối đa các nguồn thu trên địa bàn và phân phối nguồn thu đó làm sao cho có hiệu quả và hợp lý. Điều này đòi hỏi xã phải có những biện pháp tổ chức thật cụ thể, linh hoạt, khai thác tiềm năng và thế mạnh của địa phương, phát huy tối đa nội lực và tranh thủ sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức để khắc phục và tăng nguồn thu cho Ngân sách xã.

Bước đầu thực hiện Luật NSNN (có sửa đổi bổ sung) và thực hiện phân cấp quản lý Ngân sách xã theo Luật, công tác chấp hành dự toán Ngân sách xã trên địa bàn huyện đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc.

Với đặc thù, xã vừa là đơn vị dự toán ngân sách vừa là đơn vị thụ hưởng ngân sách (là một cấp ngân sách, tự quyết định, tự chuẩn chi), có nhiều khoản tạm thu chưa qua kho bạc, chi tiêu nhiều việc đột xuất, tạp vụ, tiếp khách, hội nghị...nên việc ghi thu, ghi chi vào NSNN tại KBNN huyện đôi khi còn chậm chưa đúng luật, đúng chế độ.

Nhìn chung có thể khái quát quá trình tổ chức thu và tổ chức chi Ngân sách xã trong khâu chấp hành dự toán ngân sách của xã trên địa bàn huyện Lập Thạch trong 3 năm qua (2012-2014) như sau:

2.2.2.1. Tình hình thu, chi NSNN cấp xã trên địa bàn huyện Lập Thạch 2.2.2.1.1. Hệ thống quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Lập Thạch.

Ngân sách xã trên địa bàn huyện Lập Thạch do Uỷ ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát.

Mọi khoản thu, chi ngân sách xã phải thực hiện quản lý qua Kho bạc Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Hệ thống quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Lập Thạch như sau:

UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lập Thạch thường xuyên nắm bắt, quản lý toàn diện các hoạt động về tài chính, ngân sách của xã, thị trấn để từ đó có những điều chỉnh trong quản lý ngân sách.

HĐND các xã, thị trấn cơ bản đã thể hiện vai trò giám sát, vai trò quyết sách của mình. Thực hiện việc xem xét quyết định dự toán năm và ra Nghị quyết điều chỉnh dự toán khi cần thiết và phê chuẩn báo cáo quyết toán năm của UBND các xã, thị trấn.

KBNN của huyện Lập Thạch là nơi kiểm soát toàn bộ các khoản thu, chi của các xã một cách thường xuyên; kiểm tra các khoản thu, tính tỷ lệ điều tiết, kiểm tra việc chi trả khi cấp phát tiền cho các xã, thị trấn.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Lập Thạch là cơ quan thường xuyên có sự kiểm tra, kiểm soát về chuyên môn nghiệp vụ đối với Kế toán ngân sách các xã, thị trấn; kiểm tra, đối chiếu số liệu hàng tháng, hàng quý và năm đối với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Thực hiện việc thẩm tra quyết toán năm đối với ngân sách các xã, thường xuyên có những biện pháp để tổ chức quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng, quý.

2.2.2.1.2. Kết quả thu, chi ngân sách các xã trên địa bàn huyện Lập Thạch.

* Kết quả thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Lập Thạch giai đoạn 2012-2014.

Nguồn thu Ngân sách xã của huyện Lập Thạch còn rất hạn hẹp, phần lớn thu từ tiền đấu giá QSD đất, nguồn thu mang tính chất không ổn định, và thu từ trợ cấp ngân sách cấp trên. Để ngân sách xã đủ mạnh, có khả năng tự cân đối thu, chi ngân

sách và đảm bảo phương tiện vật chất để chính quyền xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo luật định . Đồng thời tự cân đối để chi đầu tư phát triển góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Đưa nông thôn ngày càng gần với thành thị nâng cao đời sống người dân khu vưc nông thôn. Lập Thạch đã và đang tăng cường củng cố công tác quản lý thu Ngân sách xã trên địa bàn huyện một cách tích cực (xem bảng 2.2 và bảng 2.3).

Bảng 2.2. Tình hình thu Ngân sách xã của huyện Lập Thạch

T

T Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dự toán Thực hiện

So

sánh Dự toán Thực hiện

So sánh

Dự toán

Thực hiện

So sánh Tổng thu NSNN

trên địa bàn 160,027 162,445 102% 148,255 148,451 100% 152,899 157,402 103%

A

Tổng các khoản

thu cân đối 23,600 26,019 110% 23,240 23,436 101% 21,400 25,903 121%

1

Thuế thu nhập cá nhân

2 Thuế nhà đất 50 58 116% 50 44 88%

3 -Thuế tài nguyên 240 241 100% 290 535 184% 550 1,304 237%

4 -Thuế môn bài 350 358 102% 350 394 112% 400 441 110%

5

-Tiền thuê đất, thuê mặt nước

6 -Thuế GTGT 330 356 108% 350 373 107% 450 601 134%

7 Lệ phí trước bạ 320 354 111% 300 285 95% 300 328 109%

8

Thuế sử dụng đất

phi nông nghiệp 420 451 107% 450 504 112% 500 505 101%

9 Tiền sử dụng đất 13,590 15,447 114% 13,600 12,717 94% 12,500 14,591 117%

10 Thu phí và lệ phí 1,000 1,026 103% 1,100 1,313 119% 1,500 2,010 134%

11 Tiền thuê đất

12

Các khoản thu tại xã (cân đối chi )

-Thu khác ngân

sách xã 200 463 232%

13 Các khoản thu để

T

T Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dự toán Thực hiện

So

sánh Dự toán Thực hiện

So sánh

Dự toán

Thực hiện

So sánh lại QL qua NSNN

Thu từ đất công

ích 1,500 1,720 115% 2,000 2,237 112% 1,500 1,477 98%

Thu đền bù khi

NN thu hồi đất 5,500 5,681 103% 4,500 4,779 106% 3,000 3,573 119%

Các khoản huy động Đgóp XD

HT 300 328 109% 250 255 102% 500 609 122%

B

Thu bổ sung từ ngân sách cấp

tỉnh 122,119 122,119 2 114,533 114,533 100% 118,831 118,831 100%

1 Bổ sung cân đối 60,929 60,929 100% 60,929 60,929 100% 60,929 60,929 100%

2

Bổ sung có mục

tiêu 61,190 61,190 100% 53,604 53,604 100% 57,902 57,902 100%

C

Thu năm trước

chuyển sang 14,308 14,308 2 10,482 10,482 100% 12,668 12,668 100%

1

Thu chuyển

nguồn 1,329 1,329 100% 928 928 100% 5,220 5,220 100%

2 Thu kết dư 12,979 12,979 100% 9,554 9,554 100% 7,448 7,448 100%

160,027 162,445 102% 155,841 148,451 95% 148,601 157,402 106%

(Nguồn: Phòng Tài Chính- Kế hoạch huyện) Nhìn chung các xã trên địa bàn huyện Lập Thạch đã cố gắng trong công tác tổ chức và quản lý thu Ngân sách xã trên địa bàn, kết quả đạt được trong 3 năm qua (năm 2012, 2013, 2014) có những dấu hiệu khả quan. Qua (bảng 2.2) ta thấy cả 3 năm 2012, 2013 và 2014, tổng thu Ngân sách xã đều đạt và vượt dự toán. Cụ thể:

năm 2012, thu NSX đạt 102% so với dự toán ban đầu, vượt 2% so với kế hoạch với giá trị tuyệt đối là 2,418 tỷ đồng(mà nguyên nhân chủ yếu là tăng thu tiền thuế nhà đất và tiền sử dụng đất). Năm 2013, thu Ngân sách xã đạt hơn 100% so với dự toán đặt ra với số tăng tuyệt đối là 0,196 tỷ đồng. Năm 2014, thu Ngân sách xã đạt 103%

so với dự toán (tăng 3 % so với kế hoạch) ứng với số tuyệt đối là 4,503 tỷ đồng.

Bảng 2.3: Tình hình thực hiện thu Ngân sách xã theo tỷ lệ % của huyện Lập Thạch.

Đơn vị tính : Triệu đồng

TT Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Thực

hiện

Tỷ trọng

(%)

Thực hiện

Tỷ trọng

(%)

Thực hiện

Tỷ trọng

(%) Tổng thu NSNN trên địa bàn 162,445 1.00 148,451 1.00 157,402 1.00 A Các khoản thu 100% 8,755 0.05 8,584 0.06 8,133 0.05

Phí, Lệ phí 1,026 1,313 2,010

Các khoản thu để lại QL qua NSNN 328 255 931.5

Các khoản thu tại xã (cân đối chi

TX) 7,401 7,016 5,050

Thu khác 141

B

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ

% 17,264 0.11 14,851 0.10 17,770 0.11

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế nhà đất 58 44

-Thuế tài nguyên 241 535 1,304

-Thuế môn bài 358 394 441

-Tiền thuê đất, thuê mặt nước

-Thuế GTGT 356 373 601

Lệ phí trước bạ 354 285 328

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 451 504 505

Tiền sử dụng đất 15,447 12,717 14,591

C Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh 122,119 0.75 114,533 0.77 118,831 0.76

Ngân sách cấp xã 60,929 60,929 60,929

Thu bổ sung có mục tiêu 61,190 53,604 57,902

D Thu năm trước chuyển sang 14,308 0.09 10,482 0.07 12,668 0.08

Thu chuyển nguồn 1,329 928 5,220

Thu kết dư 12,979 9,554 7,448

(Nguồn: Phòng Tài Chính- Kế hoạch huyện Lập Thạch) Qua bảng 2.3 có thể thấy, cơ cấu các khoản thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Lập Thạch trong cả 3 năm 2012, 2013 và 2014 chiếm tỷ lệ cao nhất là Thu bổ

sung từ ngân sách cấp trên (75% năm 2012, 77% năm 2013 và 76% năm 2014) và chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là các khoản thu 100% (năm 2012 là 5%, 2013 là 6% và 2014 là 5%). Điều này cho thấy, Ngân sách xã còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách cấp trên, khả năng tự cân đối ngân sách chưa được cải thiện qua các năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn về con số tuyệt đối ngày càng giảm (2012 là 162.445 triệu đồng, 2013 là 148.451 triệu đồng, 2014 là 157.402 triệu đồng), do đó, việc thực hiện nhiệm vụ chi ngày càng khó khăn hơn.

Để đi sâu và tìm hiểu tình hình tổ chức và quản lý thu NSX ở huyện Lập Thạch được rõ hơn ta sẽ đi vào phân tích 1 số nguồn thu chủ yếu sau đây:

*Thu 100% của Ngân sách xã:

Đây là nguồn thu mang tính định hướng chiến lược lâu dài, ổn định, là nguồn thu cơ bản nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu của Ngân sách xã.

Khoản thu này có chiều hướng ngày càng giảm trong tổng thu NSX trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Chính vì vậy mà Đảng uỷ và UBND các xã đã có nhiều biện pháp quản lý và khai thác nguồn thu này. Tuy nhiên nguồn thu này cũng không được cải thiện nhiều, nguyên nhân là để thất thoát một khoản lớn đất công ích hàng năm không thu được. Bảng số liệu sẽ minh chứng cho những nhận định trên (bảng 2.3).

Năm 2012 chiếm 5% trong tổng thu Ngân sách xã. Năm 2013 chiếm 6 % trong tổng thu Ngân sách xã. Năm 2014 chiếm 5% trong tổng thu ngân sách xã. So sánh các khoản thu 100% này cho thấy

* Khoản thu từ phí, lệ phí:

Quản lý khoản thu này được các xã trên địa bàn đã triển khai theo đúng sự hướng dẫn của cấp trên (tỉnh, huyện) nhằm quản lý thống nhất các nguồn thu. Thực tế 3 năm qua cho thấy: Năm 2014 thu đạt 196% so với năm 2012 và số chênh lệch là 984 triệu đồng. Có nhiều xã thực hiện công tác thu và quản lý thu phí , lệ phí tốt như: xã Thái Hòa, thị trấn Lập Thạch, xã Hợp lý, Sơn Đông, Triệu đề….

Bên cạnh đó còn nhiều xã vẫn còn buông lỏng việc quản lý như xã Bắc bình, xã Vân trục không hoàn thành chỉ tiêu.

Hiện nay vẫn còn hiện tượng chưa sử dụng chứng từ của cơ quan thuế khi thu. Sổ sách theo dõi chưa đúng với quy định, không được theo dõi kế toán chặt chẽ dẫn tới thất thu điều này biểu hiện năng lực quản lý yếu kém của lãnh đạo địa phương thực hiện chưa nghiêm túc. Do vậy, trong nhưng năm tiếp theo cần phải thống nhất các khoản thu phí, lệ phí theo quy định của nhà nước, đồng thời phải theo dõi, kiểm tra việc sử dụng chứng từ, vào sổ kế toán một cách chặt chẽ nhằm tăng thu cho Ngân sách xã.

* Khoản thu đóng góp của dân:

Những năm gần đây trên địa bàn huyện các xã đã và đang đẩy mạnh việc huy động các nguồn thu do dân đóng góp để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, các công trình kết cấu hạ tầng thuộc xã quản lý như: Trạm xá, trường học, làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, xây dựng khu văn hoá xã, nhà văn hoá thôn…

Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và địa bàn huyện Lập Thạch nói riêng đã đem lại bộ mặt mới cho các xã, các công trình XDCB từng bước được kiên cố hoá kênh mương, xoá phòng học tạm bợ, bê tông hoá giao thông nông thôn, khoản thu này mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vì thế mà số thu từ khoản thu này là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu Ngân sách xã 100%.

Thực hiện phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Chính quyền, các đoàn thể đã tuyên truyền vận động, thuyết phục mọi người dân trong xã đóng góp vì lợi ích chung của xã, của con em trong xã, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền cấp Tỉnh, huyện trong công cuộc đổi mới nông thôn. Do vậy, trong 3 năm qua (2012-2014) nguồn thu do dân đóng góp rất lớn và không chỉ đạt mà còn vượt kế hoạch đề ra tăng 186%.

Trong thực tế thu từ nguồn này còn cao hơn nữa, nhưng do có những khoản đóng góp bằng ngày công lao động, hiến đất để làm đường giao thông…mà không thể hạch toán đầy đủ vào đây được. Nhưng nhìn chung công tác tổ chức và quản lý nguồn thu đóng góp của nhân dân được hầu hết các xã làm tốt. Đảm bảo hạch toán đày đủ chính xác, trình HĐND xã kiểm tra xét duyệt quyết toán. Các xã khi quyết toán đều công khai thông báo các khoản thu huy động từ nhân dân, mang lại niềm tin trong nhân dân, tạo tiền đề để huy động khoản thu này trong những năm tiếp theo.

Thực hiện chính sách chống lãng phí, thu đủ, chi đúng vì thế mà dù nguồn thu còn eo hẹp nhưng các xã đã cố gắng tận dụng triệt để các nguồn thu, khai thác tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, cố gắng loại bỏ những khoản chi chưa thực sự cần thiết, thay vào đó là ưu tiên cho những khoản chi mang tính cấp thiết hơn đối với con người và cộng đồng xã hội. Chính nhờ đó mà hàng năm kết dư ngân sách năm trước vẫn là một khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu Ngân sách xã 100% năm sau. Thể hiện:

Năm 2012 thu kết dư, chuyển nguồn ngân sách là 14.308 triệu đồng, thu chuyển nguồn là 1.329 triệu đồng; Năm 2013 số này là 10.482 triệu đồng; Năm 2014 là 12.668 triệu đồng, đây là khoản kinh phí mục tiêu mà đơn vị trong năm ngân sách chưa chi cho các nội dung mục tiêu nên chuyển nguồn sang năm kế tiếp để thực hiện. Các khoản thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản cũng là khoản thu lớn trong Ngân sách xã. Năm 2012 khoản thu này là 7.401 triệu đồng chiếm 5% tổng thu Ngân sách xã 100%. Năm 2013 con số này đạt 7.016 triệu đồng chiếm 5%, Năm 2014 con số này đạt 5.050 triệu đồng chiếm 4% trong tổng thu Ngân sách xã 100% nguồn thu này giảm là do các dự án khi nhà nước thu hồi đất nên được đền bù vào quỹ đất công, một số năm về sau các dự án đã giảm nên nguồn thu này cũng bị ảnh hưởng, ngoài ra các xã vẫn còn chưa chú trọng khai thác triệt để nguồn đất công còn bỏ hoang hóa hoặc người dân làm nhưng không quản lý dẫn đến thất thu ngân sách.

Bên cạnh đó thì các khoản thu khác cũng đã được các xã quan tâm tổ chức và quản lý thu một cách nghiêm chỉnh, hạch toán theo dõi đầy đủ.

* Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ% giữa ngân sách xã với Ngân sách cấp trên.

Thực hiện triển khai theo các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính, Nghị quyết của HĐND tỉnh Vĩnh phúc về phân chia tỷ lệ điều tiết các khoản thu NSNN đối với các cấp ngân sách, các xã trên địa bàn huyện đã tiến hành thu và quản lý các khoản thu phân chia theo tỷ lệ với Ngân sách cấp trên một cách tích cực. Khoản thu này gồm:

Thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, lệ phí trước bạ nhà đất được phân chia theo tỷ lệ Ngân sách huyện 20%, Ngân sách xã 80% .

Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thu khác của công thương nghiệp - dịch vụ ngoài quốc doanh (trừ thu từ kinh doanh vận tải và xây dựng tư nhân) và thu khác của công thương nghiệp - dịch vụ ngoài quốc doanh, được phân chia theo tỷ lệ Ngân sách Huyện 30% và Ngân sách xã là 70%.

Thu Tiền cấp quyền sử dụng đất được phân chia theo tỷ lệ : Ngân sách Tỉnh 0%, Ngân sách xã 80% và 20% để lại Ngân sách Huyện.

* Thu từ thuế tài nguyên:

Khoản thu này thu từ các doanh nghiệp khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn, đây là khoản thu có ý nghĩa đối với các xã Năm 2012 chỉ thu được 241 triệu, năm 2013 đã tăng lên 534 triệu tăng so với 2012 là 293 triệu và đến năm 2014 số thu này đã đạt 1.304 triệu đồng bằng 173% so dự toán giao.

* Khoản thu từ Thuế môn bài.

Khoản thu này những năm qua vẫn chiếm 1 tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng số thu Ngân sách xã. Những năm 2012 khoản thu này là 358 triệu đồng đạt 102 % so với kế hoạch đặt ra, năm 2013 là 394 triệu đồng đạt 112% so với kế hoạch và tăng 10% so với năm 2012, năm 2014 là 441 triệu đồng đạt 110% so với kế hoạch đây là con số đáng mừng trong khâu tổ chức thu và quản lý thu, Tuy vậy nó vẫn chưa phản ánh đúng thực trạng nguồn thu so với khả năng có thể khai thác trên địa

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách xã, thị trấn của huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)