Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẬP THẠCH
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1.Những hạn chế
* Khâu lập dự toán Ngân sách xã:
Có những xã trên địa bàn huyện nhận thức về công tác quản lý Ngân sách xã còn đơn giản. Vì thế, công tác lập dự toán Ngân sách xã bị coi nhẹ, chỉ làm lấy lệ. Việc lập dự toán trên địa bàn không sát với thực tế, không phù hợp với yêu cầu của địa phương dẫn đến mất cân đối trong thu, chi phải bổ sung thay đổi nhiều lần.
cán bộ kế toán một số xã trình độ còn yếu kém dẫn đến không nắm hết chế độ, quy định hiện hành, một số mới được tuyển vào ngành nên nắm bắt chế độ còn hạn chế.
Vì vậy công tác lập dự toán Ngân sách xã theo luật NSNN bị coi nhẹ, chưa lập theo đúng mục lục NSNN tới từng mục thu, chi một cách cụ thể và theo biểu mẫu lập dự toán của Bộ Tài chính ban hành. Thời gian lập và gửi dự toán để xét duyệt thường bị chậm trễ so với thời gian quy định.
* Khâu chấp hành dự toán Ngân sách xã:
Do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tài chính của đội ngũ cán bộ xã, thị trấn còn hạn chế. Việc lập dự toán chi tiết, đầy đủ theo đúng mục lục NSNN đối với các xã còn lúng túng, dẫn đến những khó khăn trong việc chấp hành dự toán Ngân sách và sự kiểm soát của KBNN huyện Lập Thạch. Vẫn còn một số xã chưa năng động trong khai thác nguồn thu trên địa bàn trông chờ vào khoản chi hỗ trợ, bổ sung từ Ngân sách cấp trên. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nhưng trong thực tế nhiều xã không ý thức được điều đó, dẫn đến tình trạng buông lỏng công tác quản lý hoặc sử dụng đất đai không có hiệu quả. Chưa thực sự biết khai thác khả năng sinh lợi của đất, để lãng phí làm suy giảm tiềm lực tài chính của địa phương một trong những nguồn thu của Ngân sách xã. Công tác quản lý thu các khoản thuế phí, lệ phí còn buông lỏng gây tổn thất cho Ngân sách xã. Thu hoa lợi công sản từ đất công ích hầu hết các xã đều không khai thác triệt để nguồn thu này .
* Khâu quyết toán Ngân sách:
Tuy có một số xã đã làm tốt, xong số còn lại thực hiện chế độ báo cáo quyết toán chưa thực sự trung thực gây khó khăn cho việc đánh giá thu, chi Ngân sách tại xã. Công tác duyệt quyết toán thiếu chính xác, báo cáo không kịp thời theo quy định. Tình trạng một số khoản chi hỗ trợ cho thôn, tổ dân phố có xã còn chưa cấp kịp thời. Công tác quản lý Ngân sách ở các xã đã gặp phải khó khăn vì thông tin không đầy đủ, đồng thời gây khó khăn lớn cho cơ quan tài chính cấp trên trong việc phân tích số liệu đề nghị quyết toán của Ngân sách xã.
2.3.2.2. Những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách xã đã được tuyển chọn, chuẩn hoá xong một số cán bộ trình độ năng lực chưa thật sự đáp ứng được đòi hỏi công việc điều hành quản lý ngân sách xã; những cán bộ cũ được đào tạo còn chắp vá để đảm bảo chuẩn hoá, còn những cán bộ mới tuyển chưa đủ kinh nghiệm trong công việc.
- Công việc quản lý tài chính Ngân sách xã chưa được coi là một nghề, thay vào đó, lãnh đạo ở một số cơ quan chính quyền địa phương lại coi nó là hoàn toàn
như một công cụ thuần tuý mà ai cũng có thể làm được. Chính vì vậy những tích luỹ kinh nghiệm mà mỗi người đã từng tham gia quản lý tài chính Ngân sách xã sau mỗi thời gian công tác không được tiếp tục sử dụng ở những năm sau.
* Nguyên nhân khách quan
Lập Thạch là huyện miền núi, đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân trong xã còn thấp đây là nguyên nhân dẫn tới nguồn thu của xã còn hạn hẹp.
Quy trình quản lý thu, chi Ngân sách xã đã có hướng dẫn của các cấp trên nhưng chưa bao quát yêu cầu quản lý, dẫn đến hiện tượng có xã tự quy định quy trình quản lý thu, chi Ngân sách xã, gây khó khăn trong tổng hợp và điều hành NSNN ở cấp xã. Mục lục NSNN còn phức tạp chưa phù hợp với trình độ chung của cấp xã hiện nay. Do vậy, Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung cho phù hợp.
Tham gia vào quản lý tài chính Ngân sách ở xã vẫn còn có người có trình độ trung cấp chuyên môn về tài chính, vì vậy khi nghiên cứu các văn bản pháp quy về quản lý Ngân sách họ chưa hiểu. Từ đó không nắm bắt được nội dung, yêu cầu cơ bản của công tác quản lý Ngân sách xã.
Kết luận chương 2
Ngân sách xã là công cụ đặc biệt quan trọng để chính quyền cấp xã quản lý toàn diện kinh tế, xã hội tại địa phương. Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn góp phần công nghiệp hóa, đô thị hóa khu vực nông thôn, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Thông qua việc đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Lập Thạch để làm rõ những nội dung sau:
- Hiểu rõ về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Lập Thạch từ đó rút ra được những thuận lợi và khó khăn do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách xã
- Thông qua đánh giá thực trạng quản lý ngân sách xã, thấy được tầm quan trọng của dự toán thu – chi ngân sách xã đối với việc điều hành ngân sách tại các địa phương, chỉ ra được những mặt đã đạt được và những mặt còn tồn tại trong việc thực hiện quy trình quản lý ngân sách xã tại địa phương như:
+ Đối với công tác lập dự toán ngân sách xã thấy được tầm quan trọng của dự toán thu – chi ngân sách xã đối với việc điều hành ngân sách tại các địa phương, những việc đã làm được và chỉ ra được những yếu kém trong khâu này: các xã chưa coi trọng công tác lập dự toán, chưa bám sát nguồn thu trên địa bàn, giấu nguồn thu trông chờ ỷ nại vào trợ cấp từ ngân sách cấp trên, chưa kiểm soát hết nguồn thu tại địa bàn, cơ cấu chi chưa hợp lý…
+ Đối với công tác chấp hành dự toán, thấy được các khoản thu không đạt dự toán, chưa khai thác tốt nguồn thu trên địa bàn, đối với khoản thu huy động đóng góp tự nguyện còn ra chỉ tiêu thu bắt buộc không đúng tính chất vận động mà nhà nước quy định.
- Qua đánh giá tác động thu - chi ngân sách xã cho thấy tầm quan trọng của ngân sách xã, nó tác động đến hầu hết các lĩnh vực tại địa phương, biết được cần phải điều chỉnh những nội dung gì còn chưa hợp lý từ đó có hướng khắc phục đem lại sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương phát triển một cách bền vững.
Từ những phân tích và đánh giá thực trạng nhằm tìm ra các giải pháp để khắc phục những yếu kém, nâng cao chất lượng quản lý trong các khâu của chu trình quản lý ngân sách xã. Từ đó nâng cao vị trí vai trò của quản lý ngân sách xã và hiệu quả công tác quản lý ngân sách xã đối với chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tạo đà thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, đô thị hóa nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong huyện.
CHƯƠNG 3