Lập dự toán Ngân sách xã

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách xã, thị trấn của huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 51 - 57)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẬP THẠCH

2.2. Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1. Lập dự toán Ngân sách xã

Để việc chấp hành và quyết toán NSX được thực hiện theo đúng quy định của luật ngân sách nhà nước, và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính thì trước hết phải tôn trọng khâu “lập dự toán Ngân sách xã”. Lập dự toán Ngân sách xã là tiền đề cực kỳ quan trọng để thực hiện tiếp hai khâu sau. Nhận thức được điều này các xã trên địa bàn huyện đã tiến hành tuân thủ qui trình lập dự toán theo quy định của luật ngân sách nhà nước.

Trên cơ sở hướng dẫn của thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn quản lý Ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn. Hàng năm, trên cơ sở các quy định về lập dự toán NSX, hướng dẫn của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Tài chính Vĩnh Phúc, UBND huyện Lập Thạch, phòng Tài chính - kế hoạch của huyện hướng dẫn các xã thực hiện công tác xây dựng dự toán cho năm kế hoạch.

Từ những quy định, yêu cầu và trình tự lập dự toán ngân sách xã, Kế toán Tài chính các xã đã tiến hành công tác xây dựng dự toán NSNN của địa phương mình dựa trên các chế độ, định mức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trình UBND xã, báo cáo HĐND xã để xem xét và gửi UBND huyện, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện. UBND huyện giao cho phòng Tài chính - Kế hoạch trực tiếp thẩm tra dự toán của các xã, và mời các xã thảo luận dự toán công khai minh bạch về các chế độ của đơn vị được thụ hưởng trước khi tổng hợp và báo cáo lại UBND huyện, trên cơ sở đó UBND huyện quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch về NSNN cho các xã.

Khi nhận được quyết định chính thức giao dự toán thu, chi NSX của UBND huyện,

UBND xã lập phương án phân bổ NSX, sau đó trình HĐND xã xem xét và quyết định phê chuẩn dự toán trước ngày 31/12 của năm. Dự toán NSX sau khi được HĐND xã quyết định, UBND xã báo cáo UBND huyện, và phòng Tài chính - kế hoạch của huyện đồng thời công khai dự toán NSX theo chế độ công khai tài chính do Thủ tướng Chính Phủ quy định tại Quyết định số 192/QĐ-TTg và thông tư 03/TT-BTC.

Trước đây việc Lập dự toán ngân sách chỉ mang tính hình thức chứ không làm căn cứ điều hành. Nhưng sau khi thực hiện luật ngân sách nhà nước, nhận thức được việc quản lý Ngân sách xã phải được tổ chức quản lý từ khâu Lập dự toán, chấp hành và quyết toán Ngân sách xã. Công tác Lập dự toán ngân sách hàng năm dần đi vào nền nếp.

Ban đầu, việc Lập dự toán Ngân sách xã chi tiết đầy đủ theo mục lục ngân sách nhà nước, áp dụng chế độ kế toán ngân sách mới, quản lý Ngân sách xã qua kho bạc nhà nước đối với các xã vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, không khỏi lúng túng khi xây dựng dự toán thu, chi cho Ngân sách xã. Nhưng cho đến nay việc thực hiện luật ngân sách nhà nước công tác Lập dự toán Ngân sách xã trên địa bàn huyện Lập Thạch đã chấp hành tốt, cùng với sự hướng dẫn và chỉ đạo cơ quan tài chính cấp trên và sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ kế toán tài chính xã, các xã, thị trấn trong huyện đã tiến hành lập dự toán ngân sách một cách khoa học, hợp lý hơn và tuân thủ theo biểu mẫu quy định. Dự toán chi Ngân sách xã đã được tính toán phân bổ theo các sự nghiệp hoạt động và công tác thu, chi được kiểm soát và hạch toán qua mục lục ngân sách, tạo cơ sở cho công tác kiểm soát thu chi Ngân sách xã của cơ quan tài chính và kho bạc.

Lập dự toán ngân sách gồm hai phần đó là: Dự toán thu ngân sách được phân cấp cho xã quản lý và dự toán chi ngân sách, Dự toán thu ngân sách được thực hiện theo Nghị quyết của HĐND tỉnh về phân chia tỷ lệ điều tiết nguồn thu ngân sách các cấp theo Luật ngân sách. Đối với tỉnh Vĩnh phúc được áp dụng cho toàn tỉnh tỷ lệ điều tiết theo bảng dưới đây.

Bảng 2.1: Tỷ lệ điều tiết nguồn thu các cấp ngân sách giai đoạn 2011-2015

TT Chỉ tiêu

Tỷ lệ điều tiết GĐ 2011-2015

Ghi chú Phân chia các cấp ngân sách

NSTW NST NSH NSX

Tổng thu NSNN trên địa bàn

A Tổng các khoản thu cân đối

I Thu nội địa

1 Thu DN QDTW

-Thuế GTGT 40% 60%

-Thuế TNDN 40% 60%

-Thuế tài nguyên 0% 10% 20% 70%

-Thuế môn bài 0% 30% 70%

-Thu khác 100% 0% 0%

2 Thu DN QD ĐP

-Thuế GTGT 40% 60%

-Thuế TNDN 40% 60%

-Thuế TTĐB 40% 60%

-Thuế tài nguyên 0% 10% 20% 70%

-Thuế môn bài 0% 30% 70%

-Thu khác 0% 50% 50%

3 Thu DN ĐTNN

-Thuế GTGT 40% 60%

-Thuế TNDN 40% 60%

-Thuế TTĐB 40% 60%

-Thuế môn bài 0% 30% 70%

-Tiền thuê đất 0% 20% 80%

-Các khoản thu khác 100%

4 Thu NQD

a Thu từ các DN

-Thuế GTGT 40% 10% 50%

-Thuế TNDN 40% 10% 50%

-Thuế TTĐB 40% 10% 50%

-Thuế môn bài 0% 30% 70%

-Thuế tài nguyên 0% 10% 20% 70%

-Thu khác 0% 50% 50%

TT Chỉ tiêu

Tỷ lệ điều tiết GĐ 2011-2015

Ghi chú Phân chia các cấp ngân sách

NSTW NST NSH NSX

b Thu từ các hộ SX kinh doanh

-Thuế GTGT 40% 10% 20% 30%

-Thuế TNDN 40% 10% 20% 30%

-Thuế TTĐB (thu tồn đọng) 40% 10% 20% 30%

-Thuế môn bài 0% 30% 70%

-Thuế tài nguyên 0% 10% 20% 70%

-Thu khác 0% 50% 50%

5 Thu phí trước bạ

-Trước bạ nhà đất 20% 80%

-Trước bạ không phải nhà đất 0% 20% 80%

6 Thuế sử dụng đất NN

7 Thuế nhà đất

-Trên địa bàn phường 0% 40% 60%

-Trên địa bàn xã 0% 30% 70%

8 Thuế thu nhập cá nhân 40% 50% 10%

9 Thu phí và lệ phí

-Thu phí, lệ phí Trung ương 100%

-Thu phí, lệ phí tỉnh 0% 100%

-Thu phí, lệ phí huyện 0% 100%

-Thu phí, lệ phí xã 0% 100%

10 Thuế CQSDĐ (thu tồn đọng) 10% 20% 70%

11 Tiền sử dụng đất

-Thu theo giá quy định (thổ cư, giãn

dân) 0% 50% 50%

-Thu tiền SD đất 1 lần, đấu thầu dự án,

đất dự án do tỉnh quản lý 0% 80% 10% 10%

-Thu đấu giá quỹ đất tạo vốn XDHT, đấu giá đất dịch vụ các DA cấp huyện

làm CĐT 80% 20%

-Thu đấu giá quỹ đất tạo vốn XDHT, đấu giá đất dịch vụ các DA cấp xã làm

CĐT 20% 80%

TT Chỉ tiêu

Tỷ lệ điều tiết GĐ 2011-2015

Ghi chú Phân chia các cấp ngân sách

NSTW NST NSH NSX

12 Tiền thuê đất 0% 20% 80%

13 Các khoản thu tại xã (cân đối chi TX) 100%

14 Thu phí xăng dầu 40% 60%

15 Thu khác ngân sách

-Thu khác ngân sách Trung ương 100%

-Thu khác ngân sách Tỉnh 0% 100%

-Thu khác ngân sách huyện 0% 100%

-Thu khác ngân sách xã 0% 100%

II Thuế XNK và GTGT NK

-Thuế XNK, thuế TTĐB hàng NK 100%

-Thuế GTGT hàng nhập khẩu 100%

-Thuế TTĐB hàng NK 100%

III Thu viện trợ 0% 100%

IV Thu huy động đầu tư XD 0% 100%

(Nguồn Nghị quyết 22/2010/NQ-HĐND tỉnh Vĩnh phúc) Dự toán thu gồm: Dự toán các khoản thu của Ngân sách xã được xã xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu về thuế, phí, lệ phí, các loại thu từ tiền đất, thu thầu khoán, thu khác...của địa phương theo đúng các luật thuế và chế độ hiện hành, lập dự toán thu ngân sách lớn hơn dự toán chi (hoặc bằng chứ không nhỏ hơn) và lớn hơn hoặc bằng tốc độ tăng thu hàng năm. Số tăng hay giảm thu so với năm trước phải được giải thích rõ ràng.

Hướng phấn đấu của các xã hiện nay là cố gắng khai thác triệt để lợi thế từ các nguồn thu mà bấy lâu không đề cập tới, các khoản thu 100% Ngân sách xã hưởng và khoản thu phân chia theo % với ngân sách cấp trên) nếu dự toán thu nhỏ hơn chi thường xuyên, phải cắt giảm số khoản chi thường xuyên để tương ứng với số thiếu hụt đó (với các khoản chi chưa thực sự cần thiết) hoặc tăng dự toán thu thường xuyên (với các khoản mà nguồn huy động vẫn còn có khả năng tăng thu).

Các xã đều cố gắng tự cân đối thu chi Ngân sách xã mình và hạn chế việc xin bổ sung từ ngân sách cấp trên, chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết và tuỳ theo mục đích nhất định đối với các xã còn nghèo, khó khăn, gặp rủi ro không lường trước được

như: Thiên tai, dịch bệnh…

Đối với khoản thu do đóng góp tự nguyện của nhân dân để chi đầu tư xây dựng Nông thôn mới(NTM) là khoản không mang tính thường xuyên nên không được tính vào thu ngân sách, công trình xây dựng NTM do dân đứng ra giám sát và quyết toán công khai trước dân

Năm 2014 UBND huyện mới tuyển dụng thêm 8 cán bộ công chức Kế toán tài chính xã, nên chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa nắm rõ nghiệp vụ kế toán Ngân sách xã phát sinh thực tế, chưa nắm bắt được kịp thời các chính sách, chế độ kế toán mới áp dụng đối với xã. Nên việc nhận thức nhiều khi còn chưa đầy đủ. Việc thực hiện chế độ kiểm tra giám sát thu chi Ngân sách xã qua kho bạc nhà nước vẫn còn mới mẻ đối với một số cán bộ kế toán Ngân sách xã trên địa bàn. Do vậy việc Lập dự toán ngân sách và gửi dự toán ngân sách ở một số xã đó còn chậm so với thời gian quy định.

Bên cạnh đó vấn đề tôn trọng nguyên tắc minh bạch và công khai tài chính theo quyết định 192/2004/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ và thông tư 03/2005/TT-BTC ngày 6/1/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành quyết định 192 vẫn chưa được thực hiện triệt để. Mặc dù Uỷ ban nhân dân huyện đã quán triệt bằng nhiều văn cho UBND các xã(đơn vị dự toán) công khai tài chính thông báo trên các phương tiện truyền thông đến người dân song xã thực hiện không đầy đủ, chỉ làm cho qua chuyện với các con số trong dự toán và các khoản thu chi, tỷ lệ phân bổ các khoản thu…mà chỉ đọc qua loa qua hội nghị, qua đài truyền thanh xã một vài lần là xong.

Tóm lại, còn một số xã trong huyện chưa chú trọng công tác lập dự toán ngân sách dự toán Ngân sách xã mà chỉ làm theo hình thức lấy lệ, vấn đề công khai tài chính ở một số xã chưa được thực hiên triệt để, chỉ làm để lấy hình thức. Nhưng phần lớn các xã đều nhận thức được việc quản lý Ngân sách xã phải được tổ chức quản lý từ khâu Lập dự toán, chấp hành và quyết toán Ngân sách xã trở đi. Bởi vì thông qua việc Lập dự toán ngân sách dự toán Ngân sách xã, xã mới thực hiện tốt được hai khâu còn lại và hơn nữa xã mới có thể thực hiện thu đúng, thu đủ, chi đúng chế độ chính sách, nhiệm vụ được giao đã có trong dự toán, đồng thời góp phần

giảm bớt việc chi sai chế độ hiện hành làm lãng phí tiền của ngân sách. Bên cạnh đó nhiều xã đã tuân thủ đúng quy chế công khai tài chính theo văn bản pháp luật hiện hành, gây được lòng tin trong nhân dân, tránh được tình trạng sử dụng ngân sách sai mục đích, thu sai đối tượng chế độ, định mức theo quy định của nhà nước.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách xã, thị trấn của huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)