Đặc điểm địa tầng khu vực Lô M2

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc địa chất và vai trò của chúng đối với các bẫy chứa dầu khí khu vực lô m2, bể trầm tích adaman myanmar (Trang 29 - 35)

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu địa chất khu vực và kết quả minh giải tài liệu địa chấn, trầm tích Kainozoi trong Lô có bề dầy lớn nhất nhận thấy được trên mặt cắt địa chấn khoảng 7500m, bề dầy trầm tích có xu hướng mỏng dần về phía Đông của Lô. Các giếng khoan trong khu vực đã gặp các thành tạo từ Oligoxen đến Plioxen. Đặc điểm trầm tích, môi trường thành tạo cũng có xu hướng thay đổi từ Tây sang Đông của Lô. Đặc điểm địa tầng trầm tích của Lô (Hình 2.8) được mô tả theo thứ tự từ dưới lên trên như sau:

2.2.1 Các trầm tích Hệ Paleogen Thống Eoxen-Oligoxen: Gồm chủ yếu sét - bột kết xen kẹp cát kết, được thành tạo trong môi trường ven bờ tới biển nông.

Chiều dầy trầm tích của hệ tầng khoảng 300m ở phía Đông cho tới 2000m ở phía Tây Lô.

Ở khu vực nghiên cứu, các thành tạo trong giai đoạn này được phát hiện trong giếng khoan SYT-1X (Hình 2.9&2.11). Trên mặt cắt địa chấn, các thành tạo này phản ánh tướng hỗn độn, bào mòn mạnh ở nóc, uốn nếp và đứt gẫy mạnh (Hình 2.11), gồm sét kết, cát kết, đá vôi và tuff, với đá vôi màu trắng đục, phân khối, đá phấn, kiến trúc lộn xộn, thường mềm đôi khi rắn chắc. Do đó có thể dự báo các thành tạo trong giai đoạn này đã được lắng đọng trong môi trường thanh đổi nhanh và liên tục có thể nguyên nhân từ pha đầu tiên của quá trình hút chìm.

2.2.2 Các trầm tích Hệ Neogen Thống Mioxen: Gồm chủ yếu các tập sét kết, xen kẹp cát - bột kết mỏng, ở phía Đông Lô M2 bắt gặp trầm tích đá vôi xen kẹp cát kết và sét vôi, đặc biệt ở khu vực này khối xây đá vôi được thành tạo trong môi trường châu thổ cửa sông và biển nông ven bờ tới biển sâu. Chiều dầy trầm tích của hệ tầng khoảng 0-1500m.

Trong khu vực nghiên cứu, hệ tầng này gặp ở giếng khoan SYT-1X (Hình 2.10&2.11), chiều dày của hệ tầng Mioxen trong giếng khoan này là 1500m, chủ yếu các tập sét kết, xen kẹp cát bột kết mỏng, ở phần đáy hệ tầng này xuất hiện đá sét vôi và đá vôi (1438-1895m).

Trên Mặt cắt địa chấn đi qua giếng khoan SYT-1X (Hình 2.11), thành hệ Mioxen sớm phản ánh đặc trưng bởi dị thường biên độ cao và liên tục, ở phần nóc của tầng này quan sát thấy bào mòn mạnh, thành phần gồm các đá chủ yếu là carbonat bùn vôi, một số ít carbonat hạt lớn, phản ánh trầm tích trong giai đoạn này được lắng đọng trong môi trường biển nông và yên tĩnh, trầm tích này phân bố rộng khắp khu vực phía đông Lô M2. Tuy nhiên, sự tồn tại của carbonat tương tự trong phía tây Lô thì vẫn còn phải nghiên cứu tiếp.

Phần dưới của thành hệ Mioxen giữa phản ánh đặc trưng bởi dị thường biên độ thấp và khá liên tục (Hình 2.11) có thể liên quan đến các tướng đá phiến (shaly) lắng đọng trong môi trường biển yên tĩnh. Do đó, có thể suy ra rằng sau khi nâng lên và bào mòn các thềm carbonat, phía đông của khu vực này đã bị sụt lún nhanh.

Ở giếng khoan SYT-1X, hệ tầng này bao gồm các tập sét dày xen kẹp với vài tập cát kết mỏng. Tại đỉnh của tập carbonat quan sát thấy hệ tầng này bị bào mòn cắt cụt, phần trên của hệ tầng này không bị bào mòn. Do đó, đáy của hệ tầng này về phía tây, các tập cát có thể là cát biển, cồn cát cửa sông, cửa biển

Phần trên của thành hệ Mioxen giữa phản ánh dị thường biên độ cao và liên tục có thể liên quan đến các tướng cát. Tuy nhiên, ở giếng khoan SYT-1X, thành phần bao gồm các tập đá vôi dày giàu hóa thạch trùng lỗ và vài tập sét két mỏng hơn. Có thể là do tiếp tục quá trình bào mòn của thành hệ carbonat trong giai đoạn từ Mioxen sớm cho đến Mioxen giữa.

Phần dưới của thành hệ Mioxen sớm phản ánh đặc trưng hầu hết là dị thường biên độ thấp, một vài nơi có dị tường biên độ cao và liên tục (Hình 2.11) có thể liên quan đến các tướng đá phiến và vài lớp cát kết mỏng. Ở giếng khoan SYT-1X, thành hệ này bao gồm các tập sét kết xen kẹp với vài tập cát kết mỏng. Càng lên

phía trên các tập sét càng xuất hiện nhiều phản ánh môi trường của biển với ảnh hưởng yếu từ dòng chảy ven bờ.

Phần trên của thành hệ Mioxen sớm phản ánh dị thường biên độ cao và liên tục, có thể liên quan đến các tập cát. Ở giếng khoan SYT-1X, thành hệ này bao gồm các lớp cát dày xen kẹp với các tập sét mỏng, có thể được lắng đọng trong môi trường biển nông và ổn định, môi trường cửa biển với ảnh hưởng yếu bởi dòng chảy ven bờ.

Hình 2.8: Cột địa tầng tổng hợp Lô M2 (Theo tài liệu của PVEP)

HỆ TẦNG

Hình 2.9: Bản đồ đẳng sâu cấu trúc tập nóc Oligoxene, giếng khoan SYT-1X (Theo tài liệu của PVEP)

Hình 2.10: Bản đồ đẳng sâu tập carbonat nóc Mioxen sớm, giếng khoan SYT-1X (Theo tài liệu của PVEP)

2.2.3 Hệ Neogen Thống Plioxen: Trầm tích trẻ Plioxen tăng dần từ Đông sang Tây, chiều dày thay đổi từ 200m cho tới 1700m. Tại giếng khoan A7-1 trầm tích Plioxen có chiều dày đến 2233m. Thành phần thạch học chủ yếu là bùn kết xen kẽ cát kết hạt mịn gắn kết yếu. Trầm tích của hệ tầng được thành tạo chủ yếu trong môi trường châu thổ cửa sông. Ở phía Đông, thành phần thạch học gồm cát kết xen kẹp sét kết, còn có thể có thêm khối xây ám tiêu-san hô.

Trong khu vực nghiên cứu, hệ tầng này phát hiện ở giếng khoan SYT-1X.

Trên mặt cắt địa chấn (Hình 2.11), hệ tầng này phản ánh dị thường biên độ cao nhưng tính liên tục không tốt,gồm bùn kết, sét kết màu xanh, xanh xám gắn kết yếu xen lẫn cát kết hạt mịn màu trắng sáng phân lớp ngang, song song, môi trường châu thổ cửa sông.

Hình 2.11: Mặt cắt địa chấn Crossline 1339 qua giếng khoan SYT-1X (Theo tài liệu của PVEP)

NW SE

Plioxen

Mioxen giữa

Mioxen sớm Mioxen Trên

Eoxen

Oligocen SYT-1X

2.2.4 Hệ Đệ Tứ: Chiều dày thay đổi từ 10m cho tới 250m. Thành phần thạch học chủ yếu là bùn kết xen kẽ bột, cát, sạn hạt thô bở rời. Trầm tích của hệ tầng được thành tạo chủ yếu trong môi trường biển nông.

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc địa chất và vai trò của chúng đối với các bẫy chứa dầu khí khu vực lô m2, bể trầm tích adaman myanmar (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)