3.2 Vai trò của cấu trúc địa chất trong sự hình thành các bẫy chứa dầu khí
3.2.2. Các cấu tạo tiềm năng Lô M2
Kết quả minh giải, phân tích tài liệu địa chấn, xây dựng các bản đồ cấu trúc, kết hợp với các bản đồ đẳng dày, đã xác định được các cấu tạo triển vọng khu vực Lô M2 (Hình.3.15).
Hình 3.15: Bản đồ phân bố các cấu tạo tiềm năng khu vực Lô M2 (Theo tài liệu của PVEP)
Trong diện tích Lô M2 cho thấy trong khu vực tồn tại nhiều cấu trúc địa chất có khả năng chứa dầu khí. Các loại bấy có khả năng chứa dầu khí Lô M2 phân bố và phát triển theo các đới cấu kiến tạo như sau:
- Phần phía Đông Lô M2 nằm trên sườn phía Đông của bể trầm tích Moattama: đây là khu vực phát triển các bẫy dạng khối xây carbonat tuổi Oligoxen muộn – Mioxen sớm, các bẫy này thường hình thành ở nóc móng với nguồn vật liệu núi lửa tuổi Eoxen-Oligoxen thuộc sườn phía Tây bể Martaban. Khu vực này cũng phát triển các bẫy địa tầng dạng quạt cát biển tiến/vát nhọn địa tầng tuổi Mioxen giữa-muộn, bẫy dạng quạt.
- Khối nâng trung tâm: trong khu vực Lô M2, khu vực nâng cao móng đã nâng cao, trầm tích mỏng nên đánh giá tiềm năng dầu khí kém.
- Bể trũng phía Tây Lô M2 phát triển các bẫy dạng vòm khép kín 4 chiều hoặc 3 chiều.
- Đới nước sâu phía Tây Lô M2 phát triển các bẫy dạng địa tầng kề áp, bẫy dạng quạt ngầm và turbidite tuổi Plioxen/Mioxen, các bẫy dạng rãnh ngầm đào khoét trong Mioxen, các tập carbonat tuổi Creta. Tuy nhiên do tài liệu địa chấn thưa nên trong luận văn này tác giả không mô tả cấu tạo tiềm năng của đới này.
Chi tiết của các cấu tạo được mô tả như sau:
3.2.2.1 Phần phía Đông Lô M2
Khu vực phía Đông sau khi khoan giếng khoan SYT-1X năm 2013 được đánh giá mà mô tả chi tiết như sau:
Hình 3.16: Bản đồ các cấu tạo phần phía Đông Lô M2 (Theo tài liệu của PVEP)
Cấu tạo Diamond
- Cấu tạo Diamond là được xác định dựa trên tài liệu địa chấn 2D (tuyến địa chấn PVEP10-40) và được xác định lại trên tài liệu địa chấn 3D. Từ minh giải Top carbonat đã xác định cấu tạo Diamond có thể là khép kín 4 chiều với diện tích cho cấp 2P là 3,6km2 (Hình 3.17a,3.17b&3.17c).
Nóc tập Carbonat Nóc tập Oligoxen
Dị thường biên độ tập Pinchout Dị thường biên độ tập Mioxen giữa
- Cấu tạo Diamond nằm trên phần diện tích phía Đông Lô M2, nằm ở góc Đông Nam Lô M2, cách mỏ khí Yadana 35 km và mỏ khí 3CA 80km về phía Nam.
Diamond là bẫy cấu tạo dạng đá vôi khối xây tuổi Mioxen sớm và có những đặc điểm sau:
- Bẫy cấu tạo đá vôi dạng khối xây phát triển trên móng vocanic. Cấu tạo nằm trên sườn phía Tây của bể trầm tích Moattama, đây là khu vực thuận lợi phát triển các khối xây đá vôi.
- Tại khu vực này trầm tích Mioxen có đặc điểm vát nhọn dần theo hướng từ vùng trung tâm bể trũng về phía Tây Bắc. Hiện tượng này có thể lý giải bằng lý do cổ địa lý.
- Vị trí của cấu tạo Diamond rất thuận lợi để đón đợi các hydrocacbon từ các vùng trũng rộng lớn ở phía Đông Nam. Các tầng chứa (Mioxen, Oligoxen) và thời gian được hình thành sớm nên cấu tạo Diamond có khả năng lưu giữ được sản phẩm từ những pha di dịch rất sớm.
Hình 3.17a: Bản đồ nóc tầng Carbonat, cấu tạo Diamond (Theo tài liệu của PVEP) Trũng
Đới nâng SYT-1X
Đới nâng Đứt gãy
Ranh giới cấu tạo
Hình 3.17b: Tuyến địa chấn inline 2270 qua cấu tạo Diamond, (Theo tài liệu của PVEP)
Hình 3.17c: Bản đồ dị thường biên độ RMS tầng cát kết Bardamya Mioxen giữa, cấu tạo Diamond (Theo tài liệu của PVEP)
Top pinchout
Cấu tạo Ruby
Cấu tạo Ruby nằm ngay sát cấu tạo Diamond (Hình 3.15&3.16), có bẫy chứa dạng vát nhọn địa tầng trong cát kết Mioxen giữa (Pinchout sand) có chiều dày thay đổi trong khoảng vài chục mét và diện tích 56,31km2. Vị trí cấu tạo Ruby rất thuận lợi cho cho việc di dịch và tích tụ dầu khí do gần vùng trũng rộng lớn nằm ở Lô M3 hơn nữa thời gian hình thành sớm nên cấu tạo Ruby có khả năng bảo tồm và lưu giữ sản phẩm từ những pha di dịch sớm.
3.2.2.2 Phần phía Tây Lô M2
Hình 3.18: Các cấu tạo tiềm năng trên diện tích thu nổ 3D khu vực phía Tây Lô M2
Cấu tạo 1
Cấu tạo 2 Cấu tạo 4
Cấu tạo 4S
Cấu tạo 3 Cấu tạo 3W
Cấu tạo Oligo.-Eox.
Cấu tạo Mio. dưới Cấu tạo Mio. giữa Cấu tạo Mio. trên Cấu tạo Mio.
Dưới-móng
Diapir sét
Diapir sét
Cấu tạo 1
Nằm ở gần ranh giới phía Bắc Lô M2 (Hình 3.18).Cấu tạo 1 là dạng bẫy cấu trúc khép kín 3 chiều vào đứt. Cấu tạo này được hình thành từ Oligoxen và phát triển hoàn thiện vào Mioxen muộn. Cấu tạo 1 gồm 03 đối tượng trong Plioxen dưới, Mioxen trên và Intra Mioxen, trong đó đối tượng chứa chủ yếu của cấu tạo này là đá carbonat tuổi Mioxen sớm với diện tích 24km2và biên độ khép kín 1000m (được thể hiện bằng các dị thường mạnh trên mặt cắt địa chấn).
Cấu tạo nằm gần trung tâm bể M2 nên thuận lợi trong việc di dịch và nạp bẫy.
Tuy nhiên khả năng chắn khu vực này không cao do đứt gãy hoạt động mạnh từ đáy bể trầm tích lên đến các tầng Plioxen bên phía trên.
Hình 3.19a: Bản đồ đẳng sâu nóc tầng Mioxen trên, cấu tạo 1 Đứt gãy Đới nâng
Trũng
Ranh giới cấu tạo
Hình 3.19b: Tuyến địa chấn Inline PVEP10-01 qua cấu tạo 1 (Theo tài liệu của PVEP)
Hình 3.19c: Ttuyến địa chấn Crossline PVEP10-14 qua cấu tạo 1 (Theo tài liệu của PVEP)
Cấu tạo 2
Cấu tạo này bao gồm 2 đỉnh và được xác định là cấu trúc 3, 4 chiều khép kín vào đứt gãy, vị trí nằm ở phía Bắc Lô M2 cách cấu tạo 1 4km về phía Đông Nam (Hình 3.18). Cấu trúc cấu tạo này đã quan sát được ở nóc Eoxene, Mioxene trên, Mioxene giữa và Mioxene dưới. Đối tượng chứa chủ yếu của cấu tạo này là đá vôi tuổi Mioxen sớm với diện tích 11km2, và biên độ khép kín 450m. Tương tự như cấu tạo 1, cấu tạo này nằm gần trũng sinh của bể M2 do đó là vị trí thuận lợi cho hydrocacbon di dịch và nạp vào bẫy. Tuy nhiên, các đối tượng tiềm năng khắc trong Mioxen trên và Plioxen thì chịu sự rủi ro cao do tầng chắn rất nông.
Hình 3.20a: Bản đồ đẳng sâu cấu trúc nóc tầng Eoxen, cấu tạo 2 (Theo tài liệu của PVEP)
Đứt gãy
Đới nâng
Trũng Ranh giới
cấu tạo
Hình 3.20b: Tuyến địa chấn Inline 10120 qua cấu tạo 2 (Theo tài liệu của PVEP)
Hình 3.20c: Tuyến địa chấn Crosslline 4300 qua cấu tạo 2 (Theo tài liệu của PVEP)
Cấu tạo 3
Cấu tạo 3 (Hình 3.18) nằm cách câu tạo 2 6.5km về phía Nam, được xác định là cấu tạo khép kín 3 chiều vào đứt gãy trượt bằng ở trung tâm của bể M2. Theo minh giải địa chấn quan sát được, cấu tạo này khép kín ở các tầng nóc Eoxen, Mioxen dưới, Mioxen giữa và Mioxen trên. Đối tượng chứa chủ yếu của cấu tạo này là Mioxen sớm và các tập cát kết mỏng tuổi Mioxen muộn được coi là đối tượng tiếp theo.
Cấu tạo 3 chịu ảnh hưởng của hoạt động diapir bùn từ đỉnh cấu tạo từ Eoxen đến tầng nóc Plioxen do đó khả năng chắn của cấu tạo này còn có nhiều rủi ro. Cấu tạo này nằm gần trũng M2 đo đó cấu tạo này có vị trí thuận lợi cho việc di dịch và nạp bẫy (Hình 3.21a, 3.21b&3.21c).
Hình 3.21a: Bản đồ cấu trúc đẳng sâu nóc tầng Eoxen, cấu tạo 3 (Theo tài liệu của PVEP)
Trũng
Đứt gãy Đới nâng
Ranh giới cấu tạo
Hình 3.21b: Tuyến địa chấn Inline 10852 qua cấu tạo 3 (Theo tài liệu của PVEP)
Hình 3.21c: Tuyến địa chấn Crossline 5050 qua cấu tạo 3 (Theo tài liệu của PVEP)
Cấu tạo 4S
Cấu tạo 4 được xác định là khép kín 4 chiều theo hướng Bắc – Nam và nằm ở khu vực Tây Bắc bể M2. Rủi ro của cấu tạo này là khả năng chắn do đỉnh cấu tạo rất nông, hơn nữa cấu tạo này cũng bị ảnh hưởng bởi hoạt động diapir lên tận trên, từ Eoxen đến nóc Plioxen. Vị trí của cấu tạo này cũng khá xa bể trũng M2 so với các cấu tạo khác do đó khả năng di dịch và nạp bẫy bị hạn chế.
Hình 3.22: a) Bản đồ đẳng sâu tầng nóc Mioxen trên, b) Tuyến địa chấn Inline 10540 và c) Tuyến địa chấn Crossline 4120, cấu tạo 4 (Theo tài liệu của PVEP)
Diapir sét
Đứt gãy
Đới nâng
Trũng
Ranh giới cấu tạo a)
b) c)
Cấu tạo 3W
Cấu tạo 3W được xác định là khép kín 3 chiều dựa vào đứt gãy trượt bằng ở trung tâm bể M2 và phía Tây cấu tạo 3.
Cấu trúc của cấu tạo này quan sát được ở các tầng nóc Eoxen, Mioxen trên, Mioxen giữa và Mioxen dưới. Đối tượng chủ yếu của cấu tạo này là đá vôi và đối tượng tiếp theo là các tập cát tuổi từ Mioxen dưới đến Mioxen trên.
Dựa vào tài liệu địa chấn cho thấy phía tây của cấu tạo cấu tạo 3W bị ảnh hưởng bởi hoạt động của diapir bùn kéo dài tử Eoxen đến tập nóc Plioxen. Vị trí cấu tạo này nằm gần trũng M2 do đó thuận lợi cho việc di dịch và nạp bẫy.
Hình 3.23: a) Bản đồ cấu trúc đẳng sâu nóc Eoxen, b) Tuyến địa chấn Inline 10430, c) Tuyến địa chấn Crossline 4633, cấu tạo 3W (Theo tài liệu của PVEP)
Cấu tạo 5
Cấu tạo 5 gồm 03 đối tượng trong Plioxen dưới, Mioxen trên và Intra Mioxen nằm về phía Đông Nam cấu tạo 3, được xác định trên 4 tuyến địa chấn PVEP10,
Đứt gãy
Trũng Đới nâng
Ranh giới cấu tạo a)
b) c)
mạng lưới tuyến 3,5 x 9 km. Cấu tạo có dạng khép kín 3 chiều vào đứt gãy bị phân chia thành các khối khác nhau (Hình 3.24a, b).
Đối tượng Plioxen dưới có diện tích theo đường đồng mức khép kín lớn nhất - 1100m là 22,15km2, đỉnh cấu tạo ở -900m, biên độ cấu tạo 200m. Đối tượng Mioxen trên có diện tích theo đường khép kín cuối cùng -1750m là 44km2, đỉnh cấu tạo ở -1300m, biên độ cấu tạo 450m. Đối tượng Intra Mioxen có diện tích theo đường khép kín cuối cùng -2000m là 39,72km2, đỉnh cấu tạo -1700m, biên độ cấu tạo 300m.
Hình 3.24a. Bản đồ đẳng sâu nóc Mioxen trên, sâu cấu tạo 5 (Theo tài liệu của PVEP)
Đứt gãy Trũng
Đới nâng Ranh giới cấu tạo
Hình 3.24b: Tuyến địa chấn PVEP 10-23 cắt qua cấu tạo 5 (Theo tài liệu của PVEP)
Cấu tạo 6:
Cấu tạo 6 nằm về phía Tây cấu tạo 5 (Hình 3.15), gồm 02 đối tượng trong Mioxen trên và Intra Mioxen, được xác định trên 9 tuyến địa chấn PVEP10 với mạng lưới 3 x 4 đến 7 x 8 km. Cấu tạo có dạng khép kín 3 chiều vào đứt gãy và một phần là khép kín 4 chiều (Hình 3.26;3.27&3.28).
Đối tượng Mioxen trên có diện tích theo đường đồng mức khép kín lớn nhất - 1300m là 130,91km2, đỉnh cấu tạo ở -650m, biên độ cấu tạo 650m. Đối tượng Intra Mioxen diện tích khoảng 119,65km2 theo đường khép kín cuối cùng -1700m, đỉnh cấu tạo -1050m, biên độ cấu tạo 650m.
Ngoài những cấu tạo điển hình đã mô tả trên đây, ở khu vực Lô M2 còn gặp được các bẫy phi cấu tạo dạng vát nhọn địa tầng, các quạt cát và bẫy dạng thân cát lòng sông cổ. Những dạng bẫy này cần được đầu tư nghiên cứu kỹ hơn để đánh giá triển vọng dầu khí của chúng.
Hình 3.25a. Bản đồ đẳng sâu nóc Mioxen trên, cấu tạo 6 (Theo tài liệu của PVEP)
Hình 3.25b. Mặt cắt địa chấn tuyến PVEP 10-10 cắt qua cấu tạo 6 (Theo tài liệu của PVEP)
Đứt gãy
Trũng
Đới nâng Ranh giới
cấu tạo
Hình 3.25c. Mặt cắt địa chấn tuyến PVEP 10-21 cắt qua cấu tạo 6 (Theo tài liệu của PVEP)