Đặc điểm hệ thống dầu khí trong khu vực Lô M2

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc địa chất và vai trò của chúng đối với các bẫy chứa dầu khí khu vực lô m2, bể trầm tích adaman myanmar (Trang 53 - 62)

Theo PVEP [19], tr. 47-54, Lô M2 nằm ở ranh giới giữa hai bể Moattama và Rakhine Offshore. Phần phía Đông của Lô nằm ở rìa phía Tây của bể Moattama.

Phần phía Tây của Lô nằm ở rìa phía Đông của bể Rakhine Offshore.

Hệ thống dầu khí trong bể Moattama đã được chứng minh với nhiều mỏ khí lớn đã được phát hiện ở các Lô lân cận với Lô M2 (Hình 3.1): mỏ khí Yadana (Lô M5, M6) với trữ lượng tại chỗ khoảng 5 nghìn tỷ bộ khối trong đá vôi khối xây Mioxen, mỏ khí 3CA với trữ lượng tại chỗ khoảng 1 nghìn tỷ bộ khối trong cát kết Mioxen và phát hiện Aungsinkha thử vỉa cho khí Condensat trong trầm tích Oligoxen (hỗn hợp đá vụn núi lửa, cát kết, đá vôi) (Lô M3), mỏ khí Zawtika (Lô M9) với trữ lượng tại chỗ khoảng 1,44 nghìn tỷ bộ khối và mỏ khí Yetagun (Lô M12) với trữ lượng tại chỗ khoảng 3,2 nghìn tỷ bộ khối.

Ở khu vực bể Rakhine đã có 03 mỏ khí (Shwe, Shwe Phyu và Mya) được phát hiện trong cát kết Pliocxen trong Lô A-1 và A-3 với tổng trữ lượng tại chỗ khoảng 10 nghìn tỷ bộ khối. Cũng ở bể này, ngay phía Bắc Lô M2, giếng khoan A7-1X trong Lô A7 có biểu hiện khí trong Plioxen và biểu hiện khí tổng cao trong Mioxen.

Như vậy hệ thống dầu khí trong bể này đã hoạt động, tuy nhiên các yếu tố của hệ thống dầu khí vẫn còn chưa được làm sáng tỏ.

Như vậy, trong Lô M2 có khả năng tồn tại hai hệ thống dầu khí riêng biệt:

phần phía Đông của Lô liên quan đến hệ thống dầu khí đã được chứng minh của bể Moattama. Hệ thống dầu khí khu vực phía Đông của Lô được thể hiện chi tiết tại Hình 3.2a. Phần phía Tây của Lô có khả năng liên quan đến hệ thống dầu khí chưa được nghiên cứu chi tiết của bể Rakhine. Hệ thống dầu khí giả định cho khu vực phía Tây được thể hiện tại Hình 3.2b.

Hình 3.1: Phát hiện và biểu hiện khí ở Lô M2 và ở các Lô lân cận (Theo tài liệu của PVEP)

Hình 3.2a: Hệ thống dầu khí phía Đông Lô M2 (theo tài liệu của PVEP)

Bể Rakhine

Bể Moattama

Hình 3.2b: Hệ thống dầu khí giả định cho khu vực phía tây Lô M2 (Theo tài liệu của PVEP)

3.1.1 Đá sinh

Phía đông Lô M2 nằm trong hệ thống dầu khí của bể Moattama. Đá mẹ ở bể Moattama, tuy chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng phần nào đã có thể thấy đá mẹ chính là sét có tuổi từ Oligoxen - Mioxen (Bảng 3.1). Các đá mẹ này có độ giàu vật chất hữu cơ từ khá đến rất tốt, chứa chủ yếu Kerogen loại III có khả năng sinh khí.

Do các giếng khoan có lấy mẫu đều khoan ở những khu vực đới nâng nên mức độ trưởng thành của các đá mẹ này chưa được phản ánh chính xác. Tuy nhiên, nếu ở các đới nâng mà các đá này đã gần đạt ngưỡng trưởng thành (Bảng 3.2 - chỉ số Tmax) thì có thể suy ra ở các vùng trũng nơi chúng bị chôn vùi sâu hơn và đạt ngưỡng nhiệt độ cao hơn thì chúng đã hoàn toàn trưởng thành và rơi vào cửa sổ sinh để tạo ra một nguồn cung cấp dồi dào để có thể nạp vào các mỏ, các phát hiện đã được tìm thấy trong bể. Tại giếng khoan SYT-1X, các mẫu địa hóa đã được phân tích (Bảng 3.2) cho thấy các đá sét kết tuổi Mioxen và Oligoxen có độ giàu vật chất hữu cơ từ nghèo đến rất tốt, các đá Carbonat đều thuộc loại nghèo. Vật chất hữu cơ trong các đá tuổi Oligoxen phần lớn có khả năng sinh khí và nghèo hơn các đá tuổi Mioxen. Vật chất hữu cơ trong đá tuổi Mioxen phần lớn có khả năng sinh cả dầu và khí. Có thể thấy các đá sét kết có tiềm năng sinh cao hơn hẳn các đá Carbonat nên

Eoxen

chúng được xem như là nguồn sinh chính. Điều này cũng tương đồng với các nghiên cứu về đá mẹ trong khu vực bể Moattama.

Bảng 3.1: Kết quả phân tích đá mẹ ở vài giếng khoan lân cận Lô M2 (Theo tài liệu của MOGE)

Vị trí

Phần phía Tây Lô M2 Phần phía Đông Lô M2

Đảo Pre- paris (w.

of M5 bl.)

Đảo CoCo (w. of M8

bl.)

A3 Giếng

3DF-1X

Vịnh Martaba

n SR (Shales) U.Eoxen U.Eoxen M.Mio. L.Mio Olig. Eoxen-

Olig.

TOC (Wt %) - ≤ 1,35 0,47-

2,47

0,48-

1,88 1-1,82 0,2-1,5

Ro (%) 0,7 - 0,45-

0,55

0,45-

0,6 0,6 -

Tmax (oC) 444 460 - - - -

HI (mg/g) 26-46 - - - - -

Loại Kerogen - - - - III III

Phía Tây Lô M2 gắn với hệ thống dầu khí của bể Rakhine Offshore. Trong bể Rakhine Offshore, chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về đá mẹ từ tài liệu giếng khoan nên sự hiểu biết về đá mẹ trong khu vực này còn chưa sáng tỏ. Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu mẫu đá thực địa ở đảo Preparis (phía Tây của Lô M5) và đảo CoCo (phía Tây của Lô M8), các mẫu sét lộ tuổi Oligoxen - Mioxen có mức độ giàu vật chất hữu cơ TOC ≤ 1,35%, đã đạt ngưỡng trưởng thành (Ro = 0,7, Tmax = 444 - 460oC) (Bảng 3.1). Những đá này được kỳ vọng là một trong những nguồn sinh cho bể Rakhine Offshore. Khí của các mỏ trong Lô A1 và A3 trong cát kết đáy bồn tuổi Plioxen được phân tích có nguồn gốc sinh học (biogenic gas). Như vậy, các trầm tích sét tuổi Plioxen-Pleistoxen cũng là một nguồn sinh tốt để thành tạo khí sinh học cung cấp cho các tích tụ trong bể. Ở các giếng khoan trong các Lô lân cận về phía Bắc Lô M2 trong bể Rakhine Offshore, đã có phát hiện và nhiều biểu hiện khí trong

Bảng 3.2: Kết quả phân tích đá mẹ ở giếng khoan SYT-1X Lô M2 (Theo tài liệu của VPI/PVEP)

Tuổi Mioxen Oligoxen

Thạch học Sét Carbonat Sét Carbonat

TOC (Wt %) 0,98 0,07 1,13 0,07

S1 (Kg/T) 0,65 0,06 0,12 0,03

S2 (Kg/T) 4,27 0,17 1,19 0,16

PI 0,12 0,26 0,1 0,14

HI (mg/g) 411 226 124 236

Tmax( 0C) 400 318 411 392

các tập cát kết Mioxen: giếng Pyi Thar-1XST (Lô A6) có biểu hiện khí tốt (đạt mức 10%) và kết quả thử MDT đã khẳng định sự tồn tại của khí trong vỉa này, giếng A7- 1 (Lô A7) có biểu hiện khí trong cát kết Plioxen (đạt đến 161.000 ppm C1) và khí tổng luôn ở ngưỡng cao (C1 từ 14.000 đến 40.000 ppm) trong cát bột kết Plioxen- Mioxen. Điều này chứng tỏ có sự tồn tại của đá sinh trong khu vực.

3.1.2 Đá chứa

Từ các mỏ và các phát hiện trong các Lô lân cận Lô M2 nằm trong bể Moattama, một số loại đá chứa chính như sau đã được phát hiện:

Cát kết Plioxen (mỏ Zawtila Lô M9): dạng cát đáy bồn, tính chất thấm chứa tốt: độ thấm từ 2-20mD, độ rỗng từ 10-30%;

Cát kết Mioxen trên (Badamya sand ở Lô M5): độ rỗng, độ thấm tốt (25 đến 30% và 50 đến 1.000 mD và cao hơn);

Đá vôi Mioxen sớm-Oligoxen muộn (Lô M5, M3, M2): tính chất chứa khá tốt (độ rỗng từ khoảng 12 đến 28%);

Trầm tích hỗn hợp Oligoxen (hỗn hợp giữa trầm tích lục nguyên, tuff, đá vôi) (Lô M3, M2): độ rỗng tương đối tốt (có chỗ lên đến 28% ở Lô M3) nhưng độ thấm biến đổi nhanh và khó dự đoán.

Trong phần phía Đông Lô M2, các tầng chứa đã phát hiện ở giếng khoan SYT- 1X bao gồm cát kết Plioxen, Mioxen giữa (Hình 3.3) và Carbonat Mioxen sớm (Hình 3.4). Tầng chứa cát kết có bề dày thay đổi trong khoảng vài chục mét, độ rỗng thay đổi trong khoảng 18%-28 %. Tầng chứa đá vôi Mioxen sớm, có độ rỗng 15%-22 %.

Đá chứa cát kết Plioxen dạng thân cát đáy bồn là tầng chứa chính ở các mỏ khí đã phát hiện ở Lô A1, A3 có đặc tính chứa tốt với độ rỗng thay đổi từ 18 đến 25%.

Hình 3.3: Kết quả minh giải địa vật lý giếng khoan tầng Miocen giữa (Pinchout sand) giếng SYT-1X (Theo tài liệu của PVEP)

Ở phía Tây Lô M2, tài liệu địa chấn cũng đã chỉ ra sự tồn tại của một số thể địa chất có khả năng tương tự với tầng chứa này. Ở khu vực này, trên tài liệu địa chấn cũng cho thấy có dị thường biên độ ở một số cấu tạo mà chúng có khả năng là

các tập cát/đá vôi có thể chứa khí. Tính chất của chúng thì chưa thể xác minh được do chưa có tài liệu giếng khoan cũng như tài liệu để so sánh tương tự

Hình 3.4: Kết quả minh giải địa vật lý giêng khoan tầng Carbonat giếng SYT- 1X (Theo tài liệu của PVEP)

3.1.3 Đá chắn

Trong bể Moattama, các mỏ/phát hiện đã chứng minh các loại đá chắn sau:

- Mỏ Yadana, Nilar: tầng chắn cho các bẫy chứa đá vôi Mioxen sớm là tập sét Mioxen giữa dày, có khả năng chắn tốt;

- Phát hiện Aungsinkha: tầng chắn có khả năng là các tập sét nội tầng tuổi Oligoxen để chắn cho bẫy chứa Oligoxen;

- Mỏ Zawtika: tầng chắn là các tập sét tuổi Plioxen chắn cho bẫy chứa Plioxen.

Các mỏ và các phát hiện trong bể Rakhine Offshore cho thấy sự tồn tại của các loại đá chắn sau:

- Mỏ Shwe, Shwe Phyu và Mya: đá chắn là các tập sét Plioxen chắn cho bẫy chứa trong Plioxen;

- Phát hiện ở Pyi Thar-1XST: đá chắn là tập sét Mioxen trên và Plioxen.

Ở Lô M2, đá chắn ở phần phía Đông có khả năng là các tập sét tuổi từ Oligoxen đến Plioxen. Ở phát hiện khí Diamond, tập chắn cho tầng sản phẩm chính Carbonat Mioxen sớm là một tập sét khá đồng nhất dày khoảng 80 m (tại vị trí giếng khoan) và cũng là tập chắn đáy cho tầng chứa dạng bẫy vát nhọn địa tầng (Pinchout Sand) trong Mioxen giữa của cấu tạo Ruby. Trên nóc của tầng chứa Pinchout Sand có một số tập sét đồng nhất với chiều dày khoảng trên dưới 10 m được xác định ở vị trí giếng SYT-1X có khả năng cũng là những tập chắn tốt. Về phía Tây của Lô, các tập sét nội tầng tuổi Plioxen đến Mioxen cũng được kỳ vọng là những tập chắn tốt. Chúng được so sánh tương tự từ các giếng ở Lô A6 và Lô A7, đặc biệt là giếng A7-1 ở Lô A7 đã khoan qua phần trên của tầng Mioxen bao gồm hơn 1.000 m sét.

3.1.4 Bẫy chứa

Ở phía Đông Lô M2, mới chỉ có 1 cấu tạo được tìm thấy qua tài liệu địa chấn (cấu tạo Diamond mà đã có phát hiện khí bởi giếng SYT-1X). Ngoài ra có thể tồn tại bẫy dạng địa tầng (dạng vát nhọn địa tầng). Không loại trừ có thể tồn tại một số dạng bẫy khác như dạng thân cát lòng sông trong các tầng Mioxen đến Plioxen. Ở khu vực phía Tây của Lô, nhiều bẫy dạng cấu trúc đã được tìm thấy bằng tài liệu địa chấn 3D. Ở khu vực nước sâu ở rìa Tây của Lô cũng đã phát hiện một số biểu hiện trên địa chấn của một số thể địa chất có thể là các bẫy chứa tiềm năng (dạng thân cát đáy bồn, thân cát lòng sông) nhưng hiện chưa thể xác minh được do tài liệu địa chấn ở khu vực này quá thưa thớt.

3.1.5 Thời gian và dịch chuyển

Kết quả xây dựng lịch sử chôn vùi và biến đổi địa hóa cho các tuyến địa chấn PVEP 10-11, 15 & 18 (Hình 3.5, 3.6&3.7) cắt qua các trũng sâu phần phía Tây Lô Hợp đồng cho thấy đá mẹ Eoxen-Oilgocene bắt đầu sinh dầu từ Mioxen giữa đến Mioxen muộn, sinh khí khô từ Mioxen muộn đến Plioxen sớm. Cửa sổ di dịch hydrocarbon bắt đầu từ cuối Mioxen muộn đến nay. Đá mẹ Mioxen sớm-giữa mới bắt đầu vào ngưỡng trưởng thành sớm. Hydrocarbon di dịch theo chiều thẳng đứng qua các đứt gãy phát triển trong các giai đoạn nén ép và theo chiều ngang.

Hình 3. 5: Lịch sử chôn vùi và biến đổi địa hóa vị trí số 1 qua tuyến PVEP10-11 (Theo tài liệu của PVEP)

Hình 3.6: Lịch sử chôn vùi và biến đổi địa hóa vị trí số 2 qua tuyến PVEP10-15 (Theo tài liệu của PVEP)

Hình 3.7: Lịch sử chôn vùi và biến đổi địa hóa vị trí số 3 qua tuyến PVEP10-18 (Theo tài liệu của PVEP)

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc địa chất và vai trò của chúng đối với các bẫy chứa dầu khí khu vực lô m2, bể trầm tích adaman myanmar (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)