2.3 Đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực Lô M2
2.3.2 Đặc điểm cấu trúc kiến tạo
Kết quả minh giải tài liệu địa chấn 2D cho thấy cho thấy đến cuối Eoxen, Lô M2 chưa bị phân chia, sự phân chia chỉ bắt đầu từ Oligoxen cho đến Plioxen. Sự trồi nguội từ từ của cung bồi kết (vùng nâng cao trung tâm) từ Oligoxen đến đầu Plioxen đã phân chia Lô ra 2 phần phía Đông và phía Tây với ít nhiều khác nhau:
Ở phần phía Đông Lô, tầng sâu nhất có thể liên kết được là nóc Eoxen trên được khẳng định bởi kết quả của các giếng khoan trong Lô M2 (SYT-1X) và các Lô lân cận (3Df-1X), tuy nhiên do không có tài liệu địa chấn thẳng đứng (VSP) của các giếng khoan này nên việc liên kết chỉ mang tính gần đúng. Dưới đó có thể là tập trầm tích Jura thượng đến Creta thượng. Lát cắt trầm tích từ Eoxen trên đến Plioxen theo không gian từ Đông sang Tây là các đơn nghiêng, chiều dầy trầm tích cũng mỏng dần theo không gian trên. Nhìn chung, phần phía Đông là sườn nâng cao của bồn trầm tích mà trung tâm bồn nằm ở Lô M3 (Hình 2.15).
Đặc điểm nổi bật của phần phía Đông Lô M2 là sự phát triển của các khối xây cacbonat trên sườn nâng cao của bể trầm tích trong Mioxen, nhưng có thể kém triển vọng vì hầu hết chúng bị bóc mòn tại sườn nâng cao về phía Tây Bắc khi trồi lên gần bề mặt vào cuối Mioxen giữa-đầu Mioxen trên hoặc có nơi lộ lên trên mặt biển tạo thành dải reef cacbonate điển hình như trên hai đảo Thamihla Kyun đến đảo san hô Alguada cửa sông Irrawaddy. Tuy vậy, phần góc phía Đông Nam Lô còn phát hiện một khối xây cacbonat nhỏ (4-6 km2) được phủ bởi trầm tích Mioxen giữa (chi tiết được đề cập trong phần đánh giá tiềm năng). Kết quả minh giải địa chấn 2D hiện chưa phát hiện được cấu tạo vòm trong các loạt trầm tích hạt vụn từ Eoxen đến Plioxen. Tuy nhiên, phần phía Đông Lô M2, tồn tại quạt cát biển tiến/vát nhọn địa tầng trong trầm tích mảnh vụn. Kết quả nghiên cứu địa chất khu vực và kết quả minh giải tài liệu cũng cho thấy về phía Đông Lô M2 (phần thuộc Lô M3) là trũng sâu có tiềm năng sinh, chính trũng này đã cung cấp khí để nạp vào Mỏ Yadana.
Trũng này khá trùng hợp giữa tài liệu địa chấn và tài liệu trọng lực (Hình 2.18).
Phần phía Tây Lô M2: Tầng sâu nhất liên kết ở phần phía Tây Lô M2 là tầng gần nóc Oligoxen (?) phía dưới nó có thể là trầm tích Oligoxen/Eoxen (Hình 2.16&2.17). Kết quả minh giải cho thấy khu vực phía Tây là bồn trầm tích sụt lún khá liên tục. Đến gần cuối Mioxen bồn trầm tích bị nâng lên và nghịch đảo, sau đó vào đầu Plioxen nó bị nén ép và tiếp tục bị nghịch đảo. Trục của dải trũng có hướng Bắc Đông Bắc-Nam Tây Nam gần trung tâm của phần phía Tây Lô M2 Lô. Dải trũng này có độ sâu từ 4500m đến trên 5200m, trũng lớn và sâu nhất có lẽ mở rộng về phía Bắc (Lô A7). Kết quả minh giải tài liệu địa chấn khá phù hợp với tài liệu trong lực do Myanmar khảo sát trước đây (Hình 2.18). Cũng theo tài liệu trọng lực, phía Nam Lô M2 là trũng Pre-peris, có thể có chiều sâu tương đương như trũng trong phần phía Tây Lô M2. Kết quả minh giải cũng cho thấy trong phần phía Tây.
Hình 2.15: Tuyến địa chấn liên kết tổng hợp Đông-Tây Lô M2-M5-M3 (Theo tài liệu của PVEP)
Lô M2 tồn tại một số các cấu tạo lồi khép kín 4 hoặc 3 chiều, phần lớn các cấu tạo đều phân bố dọc hoặc gần trũng trung tâm phía Tây Lô.
Hình 2.16: Mặt cắt địa chấn 3D hướng Tây Bắc-Đông Nam ở phía Tây Lô M2 (Theo tài liệu của PVEP)
Hình 2.17: Mặt cắt địa chấn 3D hướng Đông Bắc-Tây Nam ở phía Tây Lô M2 (PVEP)
Hình 2.18: Sơ đồ dị thường trọng lực Bouguer khu vực Lô M2 và lân cận (Theo tài liệu của PVEP)