Lịch sử tiến hóa kiến tạo Lô M2

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc địa chất và vai trò của chúng đối với các bẫy chứa dầu khí khu vực lô m2, bể trầm tích adaman myanmar (Trang 47 - 53)

2.3 Đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực Lô M2

2.3.5 Lịch sử tiến hóa kiến tạo Lô M2

Theo Win Swe [20] và trên cơ sở minh giải, phân tích tài liệu địa chấn, kết quả nghiên cứu địa tầng cho thấy khu vực Lô M2 được tiến hóa qua các giai đoạn khác nhau (Hình 2.25):

Giai đoạn Creta: mảng Ấn Độ di chuyển về phía Bắc (phía vi mảng Burma và mảng Âu Á), đến cuối Creta bồn Bengal bắt đầu hình thành (Scotese và nnk, 1988) môi trường biển mở chiếm ưu thế, tạo thuận lợi cho nguồn vật liệu trầm tích bị bào mòn từ các phần cao đổ xuống và trầm tích chủ yếu trong giai đoạn này chiếm ưu thế là trầm tích biển sâu (flysch).

Giai đoạn Paleoxen: mảng đại dương hút chìm dọc rìa phía Tây vi mảng Burma (Pivinik và nnk, 1998). Sự hút chìm xiên chéo vào Paleoxen của mảng đại dương đẩy vi mảng Burma xa dần mảng Âu Á. Sự đụng độ (va mảng) đầu tiên của khu vực Đông Bắc Ấn Độ với vi mảng Burma xuất hiện trong suốt Eoxen (Hình

Đứt gãy chờm nghịch

2.25) có thể làm gia tăng tốc độ dịch chuyển của vi mảng Burma lên phía bắc (Pivinik và nnk, 1998).

Giai đoạn Eoxen: Đặc trưng bởi sự nâng dần của rìa cung bồi kết, biển nông dần theo rìa cung bồi kết, trung tâm bồn dịch chuyển dần về phía Tây, ở đó quá trình lún chìm xảy ra nhanh hơn.

Giai đoạn Oligoxen sớm: Cung bồi kết bắt đầu nâng cao, ban đầu ở phía Bắc tạo nên dãy Indo-Burma, sau đó tăng dần về phía Nam (Nyein, 1996). Hoạt động kiến tạo này dẫn đến dịch chuyển nâng hạ của trung tâm bồn trước cung kèm theo sự dịch chuyển dần về phía Tây khu vực Arakhan ngày nay. Đến cuối Oligoxen, khu vực này trải qua giai đoạn biển thoái và một phần diện tích bị nâng cao, bào mòn. Sự phân chia Lô M2 bắt từ Oligoxen sớm, đã phân chia lô M2 thành hai phần với ít nhiều đặc điểm địa chất kiến tạo khác nhau.

Giai đoạn Mioxen: Kết quả của sự xoay phải của mảng Burma dần đến sự hút chìm xiên chéo thay thế cho hội tụ thẳng đứng và phát sinh uốn nếp và chờm nghịch với cường độ cao xảy ra trong suốt Mioxen Sớm đến Mioxen Giữa (Hình 2.25):

Vào Mioxen sớm biển tiến và sụt võng mạnh xảy ra trên toàn khu vực bể Rakhine, tạo điều kiện cho phức hệ trầm tích dày “ tiền võng” Neogen lấp đầy bể Rakhine cũng như khu vực phía tây Lô M2;

Vào Mioxen giữa, pha kiến tạo mạnh liên quan đến tách giãn mở biển Adaman theo hướng Tây Bắc-Đông Nam dẫn đến sự hội tụ xiên chéo trong khu vực Andaman. Pha kiến tạo này đã tạo bình đồ cấu trúc mới Plioxen chồng gối lên bình đồ cấu trúc tồn tại trước đó. Phần phía đông Lô M2 chịu ảnh hưởng của quá trình tách giãn mở biển Adaman;

Sự tách giãn theo hướng Tây Bắc-Đông Nam đã kiểm soát hoạt động đứt gãy, lắng đọng trầm tích. Sự chuyển động về phía Bắc của vỏ đại dương từ trung tâm tách giãn của biển Adaman từ Mioxen giữa dẫn đến dịch chuyển phải của đứt gãy Sagaing, nó tạo thành ranh giới phía Đông của vi mảng Burma. Cánh phía Tây bể Moattama nâng cao từ từ, biển nông dần tạo điều kiện cho đá vôi khối xây phát triển trên sườn của bể và đây chính là khu vực phía Đông Lô M2.

Hình 2.25. Mô hình khôi phục cổ kiến tạo các biến cố va mảng, hút chìm xảy ra giữa mảng Ấn Độ với vi mảng Burma theo các giai đoạn a),b),c) và d) (Theo

tài liệu của PVEP)

Ở cánh Đông của bể Rakhine cũng như phần phía tây Lô M2, hoạt động nép ép hướng Đông Tây đã tạo dãy nếp vồng xen nếp lõm, biên độ thấp kéo dài theo hướng cận kinh tuyến. Sự hút chìm xiên chéo thoải của vi mảng Bengal dưới mảng Burma đã tạo những chuyển động trượt bằng theo phương đới hút chìm đi kèm đứt gẫy trượt cùng phương (Hình 2.26).

Pha tạo núi Himalaya thứ ba trong Mioxen muộn là nguyên nhân dẫn đến uốn nếp và nâng lên của khu vực Myanma. Nhìn chung, trầm tích lục nguyên đổ về nhanh từ các dãy núi cao, dốc Hymalaya, Sino-Burman và Indo- Burman. Trên các

Hình 2.26: Sơ đồ mô hình đới hút chìm Indo-Burma và nêm bồi kết xen kẹp (Theo tài liệu của PVEP)

đới nhô cao là điều kiện thuận lợi hình thành và phát triển các thể carbonat khối xây dọc theo sườn thềm. Dọc theo khu vực hút chìm, hình thành các khu vực thềm, sườn thềm hoặc xuất hiện môi trường đồng bằng châu thổ.

Sự kéo giãn và tách giãn theo hướng Tây Bắc - Đông Nam liên quan đến mở biển Adaman (pha tách giãn này cũng đã ảnh hưởng đến Lô M2). Trong giai đoạn này, trầm tích lục nguyên được cung cấp từ các khu vực có địa hình cao như Sino- Burman, Indo-Burman và Hymalaya. Tại sườn nhô cao của bể trẩm tích có điều kiện thuận lợi hình thành và phát triển các thể khối xây đá vôi (sườn phía Đông Lô M2).

Giai đoạn Plioxen sớm: hệ thống trầm tích sườn thềm đã được hình thành ở rìa phía Tây cung bồi kết. Giai đoạn này cung bồi kết dịch chuyển dần về phía vịnh Bengal ở phía Tây. Trong khu vực phía tây Lô M2 thể hiện rõ hệ thống trầm tích sườn thềm này.

Giai đoạn Pleistoxen sớm: hầu hết khu vực bờ biển Arakan bị trồi lên và có hình dạng như hiện nay.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc địa chất và vai trò của chúng đối với các bẫy chứa dầu khí khu vực lô m2, bể trầm tích adaman myanmar (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)