3.2 Vai trò của cấu trúc địa chất trong sự hình thành các bẫy chứa dầu khí
3.2.1 Các loại bẫy chứa khu vực Lô M2
Tại khu vực Lô M2 và cũng như các Lô lân cận, các đối tượng tìm kiếm thăm dò đã được xác minh và phát hiện dầu khí bao gồm:
- Đá móng carbonat tuổi Creta;
- Cát kết Olioxen;
- Đá carbonat Oligoxen sớm đến Mioxen muộn;
- Cát kết Mioxen sớm đến Mioxen muộn;
- Cát kết Plioxen.
Hình 3.8: Mô hình các bẫy chứa
Tùy thuộc vào đặc điểm kiến tạo, tuổi và môi trường thành tạo... các đối tượng tìm kiếm thăm dò dầu khí có thể được chia chi tiết và cụ thể hơn với các loại bẫy chứa khác nhau. Dưới đây là 3 loại bẫy chứa chính trong Lô M2 và khu vực lân cận:
3.2.1.1 Bẫy cấu tạo
Bẫy cấu tạo: Trong Lô M2, bẫy cấu tạo phát triển trong đá móng carbonat tuổi Creta ở phía Tây Lô và đá vôi khối xây nóc Mioxen sớm ở phía Đông Lô, trong tầng cát kết Oligoxen và Mioxen, Plioxen diện phân bố chủ yếu ở các đới nâng. Các bẫy cấu tạo này chủ yếu do hoạt động kiến tạo hút chìm xẩy ra va mảng Ấn Độ và mảng Burma làm cho có sự nâng hạ đáy bể trầm tích và các lớp trầm tích phủ chồng lên phía trên các vòm nâng..
a. Bẫy dạng carbonat khối xây, carbonat thềm
Bẫy khối xây carbonat, carbonat thềm trong khu vực nghiên cứu thường có tuổi Oligoxen muộn đến Mioxen sớm, các đá carbonat này là những đối tượng hấp dẫn do trong khu vực đá mẹ Oligoxen, Mioxen giầu vật chất hữu cơ có khả năng sinh từ khá đến tốt, chủ yếu là kerogen loại III. Đối tượng này đã được kiểm chứng bằng các giếng khoan phát hiện khí tại giếng SYT-1X ở Lô M2 (Hình 3.8), mỏ khí Yadana ở Lô M5 và mỏ khí 3CA ở Lô M3 (Hình 3.9).
Hình 3.9: Các phát hiện khí trong carbonat khu vực Lô M2 và lân cận (Theo tài liệu của PVEP)
b. Các cấu tạo vòm Oligoxen – Mioxen – Plioxen kế thừa các khối nhô móng
Loại này khá phổ biến và có thể gặp bất cứ đâu nếu có khối móng nhô cao.
Trong phạm vi Lô M2, đối tượng này có thể bao gồm móng vocanic, cát kết Oligoxen, Mioxen và Plioxen.
3.2.1.2 Bẫy địa tầng (onlaping, pinchout)
- Bẫy địa tầng: Ở khu vực phía tây Lô M2 là các thân cát dạng quạt sườn bồi tích ngầm, turbidite ... tuổi Plioxen, cấu tạo dạng kề áp, ở khu vực phía đông Lô M2 là các thân cát dạng quạt sườn tuổi Miocen.
a. Vát nhọn địa tầng
Có nhiều cấu tạo loại này nằm kề áp lên mặt móng, hoặc bất chỉnh hợp nóc.
Trong khu vực nghiên cứu đã có biểu hiện cấu tạo loại này tại giếng khoan SYT-1X nằm ở phía Đông Lô M2, đó là tập Pinchout sand ở độ sâu 1252-1348mMDRT (Hình 3.10)
G
Phát hiện khí trong carbonat
Đới nâng Trũng
Hình 3.10: Mặt cắt địa chấn đi qua giếng khoan SYT-1X chỉ ra dị thường biên độ cao tại tập cát kết pinchout (Theo tài liệu của PVEP)
Hình 3.11: Bản đồ dị thường biên độ địa chấn cấu tạo Ruby (cát kết pinchout Mioxen giữa – Theo tài liệu của PVEP) b. Các đối tượng sông ngòi, quạt ngầm và turbidite
Nóc pinchout Nóc carbonat
Nóc Mioxen
Diện phân bố phổ biến ở phía tây Lô M2 (Hình 3.12&3.13) bao gồm cát kết Oligoxen, Mioxen và Plioxen.
Hình 3.12: Bẫy chứa dạng chanel quan sát thấy trên mặt cắt địa chấn, tuyến Inline 10430, qua cấu tạo 3W, trên mặt BCH tuổi Oligoxen-Eoxene, phía Tây Lô M2
(Theo tài liệu của PVEP)
Hình 3.13: Bẫy chứa dạng chanel quan sát thấy trên mặt cắt địa chấn PVEP10-07 (Theo tài liệu của PVEP)
c. Các cấu tạo liên quan đến hoạt động diapir
Cấu tạo loại này phân bố chủ yếu ở phía Tây Lô M2 (Hình 3.14), tại các khu vực này phát hiện hàng loạt các cấu tạo vòm có kích thước lớn, nhưng biên độ nhỏ.
Các cấu tạo này liên quan trực tiếp đến hoạt động sét diapir. Đối tượng chứa là cát kết Mioxen và Plioxen. Về mặt cấu trúc, tiềm năng chứa, tiềm năng sinh thì đới này được đánh giá có triển vọng cao. Trên mặt cắt địa chấn có nhiều dị thường biên độ liên quan đến khả năng chứa khí.
Hình 3.14: Mặt cắt địa chấn trong khu vực phía Tây Lô M2 thể hiện khả năng chứa cánh diapir sét. (Theo tài liệu của PVEP)
3.2.1.3 Bẫy hỗn hợp
Bẫy hỗn hợp là sự kết hợp giữa yếu tố cấu tạo và địa tầng, khu vực nghiên cứu khu cũng là nơi thuận lợi cho sự thành tạo các bẫy này.