1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH MỘT SỐ VI NẤM CHÍNH GÂY HẠI TRÊN CÂY HỒ TIÊU
1.2.1. Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu
Bệnh chết nhanh đƣợc ghi nhận đầu tiên ở Kampong Pempen tại Lampung (Sumatera Island), Indonesia năm 1885. Sau đó, lan rộng đến Kamong Negara Agoeng, Goenoeng Sugih Ketjil, Djabung và Negara Batin (Rutgers, 1915).
Ở Ấn Độ, bệnh phát hiện đầu tiên năm 1902 ở vùng Wynad, kế là Madras. In Sarma et al., (1991) ghi nhận bệnh do Phytophthora sp. ở Kerala, Karmataka và Tamilnadu.
Dịch bệnh đƣợc ghi nhận tại Palembang năm 1918, triệu chứng ban đầu quan sát được là lá rụng và cây chết ngay. Triệu chứng tương tự được ghi nhận tại Aceh năm 1929 (Muller, 1936), vùng phía Nam và Đông Kalimantan năm 1930, phía Tây Java năm 1931 và Central Java năm 1933 (Soepartono, 1953).
Ở Malaysia, bệnh đƣợc ghi nhận đầu tiên là “chết nhanh” ở Sri Aman Divsion, Sarawak. Năm 1940, dịch bệnh bùng phát ở Kuching và Samarahan Division, đƣợc xác định nhƣ là bệnh hại rễ mới. Bệnh cây phát sinh hàng loạt,
bắt đầu năm 1953, phá hủy khoảng 50% vườn tiêu ở Kuching-Seria. Dịch bệnh là nguyên nhân gây mất 7.000 tấn tiêu, ƣớc tính khoảng 1,7 triệu USD.
Năm 1957, Holiday và Mowat, (1957, 1963) tìm thấy triệu chứng tương tự ở những vườn trồng tiêu của Sarawak., Ngày nay, bệnh chết nhanh được tìm thấy ở hầu hết các vườn tiêu của Indonesia.
Tại Việt Nam, cũng có nhiều ý kiến khác nhau về tác nhân gây bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu. Kết quả nghiên cứu thành phần sâu bệnh hại hồ tiêu tại Tân Lâm, Quảng Trị của Nguyễn Ngọc Châu (1995) cho biết tác nhân gây bệnh héo chết nhanh là do nấm Phytophthora palmivora var. piperis.
Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu rất nguy hiểm, nấm gây bệnh tấn công trên tất cả các phần của cây hồ tiêu, và ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng của cây, trường hợp nấm bệnh tấn công vào rễ hoặc cổ rễ sẽ gây cây chết đột ngột (Phan Quốc Sủng, 2000) [21]. Bệnh thường phát triển nhiều trong mùa mưa, những lá bên dưới sẽ dễ nhiễm nấm bệnh sau những cơn mưa lớn vào đầu mùa mƣa. Nấm bệnh xâm nhập vào cây trực tiếp qua biểu bì hoặc gián tiếp qua khí khổng.
Tại Ấn Độ, Anandaraj (2000) [33] thấy rằng rễ tơ của cây hồ tiêu phát triển nhiều nhất vào tháng 7 và tập trung ở tầng 0 – 40 cm từ gốc tiêu và ở độ sâu 40 cm. Những nghiên cứu ở Indonesia cũng cho kết quả tương tự, có 63,8% rễ tơ ở tầng 0 – 50 cm. Các kết quả này cho thấy, các yếu tố thời tiết trong mùa mƣa không chỉ thích hợp cho nấm bệnh phát triển mà còn giúp cây hồ tiêu tạo ra các bộ phận non mẫn cảm với nấm Phytophthora sp. và rễ tiết ra dịch rễ hấp dẫn các bào tử động nấm Phytophthora sp..
Một trong những vi sinh vật sống trong đất gây hại cho cây hồ tiêu là nấm Phytophthora spp gây hiện tƣợng chết nhanh và phân bố rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là Châu Á, Châu c. Ngoài ra, còn có các loài nấm khác gây
chết cây nhƣ Fusarium sp., Sclerotium rolfsii, Rhizoctonia solani (Barbara, 2001) [35].
Ở Việt Nam từ các mẫu rễ tiêu bị bệnh thu thập đƣợc ở Long Khánh, Đồng Nai, Nguyễn Vĩnh Trường và ctv., (2002) [26] đã xác định được nấm gây bệnh cây hồ tiêu tại các vùng này là Phytophthora capsici bằng phương pháp sinh học phân tử. Kết quả nghiên cứu của Đào Thị Lan Hoa và ctv., (2006) [13] cho thấy trên cây hồ tiêu tại Tây Nguyên có 2 loài Phytophthora sp. gây hại là P. capsici và P. palmivora.
Bệnh do nấm Phytophthora capsici xuất hiện ở tất cả các bộ phận của cây hồ tiêu kể cả phần trên mặt đất và dưới mặt đất. Đầu tiên, có một hoặc nhiều đốm màu tối xuất hiện ở mép lá, những đốm này sau đó kết hợp lại với nhau dẫn đến rụng lá, thậm chí lá có thể bị rụng trước khi những vết đốm này lan rộng ra khắp phiến lá. Nấm bệnh cũng có thể gây hại trên các chồi non, cành, thân, gié hoa, gié quả. Nấm sinh sản nhiều bào tử sẽ tạo thành một lớp nấm màu trắng bao phủ lên những cành non bị thối. Sự nhiễm bệnh trên nhánh gây khô và rụng lá. Thân cây hồ tiêu bị nhiễm bệnh Phytophthora sp.
sẽ bị vàng, thối và cây bị chết hoàn toàn. Sự nhiễm bệnh trên hoa gây hiện tƣợng hoa bị đen và rụng; quả và gié quả bị đen.
Các nhà nghiên cứu cũng đã nhận định nếu nấm gây hại các bộ phận dưới đất như rễ và cổ rễ thì rất nguy hiểm. Rễ bị nhiễm bệnh sẽ phát triển kém, bị thối và thoái hóa, dẫn đến lá vàng, rụng và cây bị khô. Nếu quá trình xâm nhiễm lan từ các dây lươn hoặc các rễ gần mặt đất tới cổ rễ thì cây hồ tiêu sẽ biểu hiện triệu chứng héo. Trong khi đó, nếu nấm xâm nhiễm từ hệ thống rễ của các đốt thân nằm dưới đất lan tới cổ rễ thì cây sẽ bị vàng và rụng lá dần sau đó thì chết. Quá trình xâm nhiễm này lâu hơn và các cây nhƣ thế vẫn còn sống 2-3 năm kể từ khi bị nấm gây hại.
Theo Erwin và Ribeiro đất ẩm ƣớt, đất nghèo dinh dƣỡng, đất có hàm lƣợng canxi, magiê, kali thấp và hàm lƣợng đạm cao cũng tạo điều kiện cho nấm Phytophthora sp. phát triển mạnh.
Anith et al., (2003) [34] đã thành công trong việc phân lập dòng vi khuẩn đối kháng với Phytophthora capsici từ vùng rễ cây hồ tiêu, đã chọn đƣợc chủng PN-026, có khả năng hạn chế Phytophthora capsici gây héo cây trong vườn ươm.
Đối với bệnh chết nhanh gây thối rễ, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp:
thoát thủy tốt, tạo sự thông thoáng cho vườn trong mùa mưa, loại bỏ chôn vùi các tàn dư thực vật quanh gốc tiêu trong mùa mưa, vệ sinh vườn làm sạch cỏ dại, đốt bỏ cành nhánh bị bệnh.
Một số loài nấm thuộc chủng Phytophthora sp. gây thiệt hại ngày càng cao trên một số cây trồng ở Việt Nam, bao gồm cây ăn quả, rau, cây gia vị, và các cây công nghiệp. Mười ba loài Phytophthora sp. đã được định danh ở nước ta, trong đó có hai loài gây thiệt hại nặng là P. infestans trên cây cà chua và P. capsici trên hồ tiêu (Đặng Vũ Thị Thanh, 2004). Những công trình nghiên cứu gần đây nhất cho thấy bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu do loài nấm Phytophthora capsici gây nên. Ở một số quốc gia khác nhƣ: Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines còn xuất hiện thêm loài nấm P.
nicotianae và loài nấm P. palmivora (Đoàn Nhân Ái, 2007) [1].
Kết quả nghiên cứu của Tran Thi Thu Ha (2007) [46] cho thấy bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora capsici trên cây hồ tiêu ở Quảng Trị là cản ngại chính cho sản xuất hồ tiêu tại địa phương. Xử lý hom tiêu trước khi trồng với thuốc trừ nấm có khả năng giảm thiệt hại do nấm Phytophthora sp.
gây ra cho vườn tiêu.
Nghiên cứu về bệnh thối nõn dứa do nhóm nấm Phytophthora sp., theo Ngô Vĩnh Viễn và ctv., (2003) thấy rằng độ pH của đất có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của nấm bệnh, đất có độ pH cao bệnh phát triển nặng hơn so với đất có độ pH thấp. Vì vậy, việc phòng trừ bệnh trên cây hồ tiêu cần chú ý đến độ pH đất với sự phát triển của nấm bệnh.
Nấm bệnh tồn tại hàng năm và phát sinh phát triển mạnh trong đất ít bón phân và đất chua. Bệnh thường gây hại mạnh vào thời điểm chuyển tiếp giữa mùa mưa sang mùa khô. Những trận mưa đầu mùa thường gây tình trạng úng tạm thời, làm cho hoạt động sinh lý của cây bị thay đổi đột ngột, cây bị suy yếu tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhiễm dễ dàng. Chế độ chăm sóc có quan hệ chặt chẽ đến quá trình xâm nhiễm gây hại của bệnh.
Nếu bón thiếu phân, bón quá sát gốc làm đứt nhiều rễ, cây sinh trưởng yếu, bệnh gây hại tăng. Đất có thành phần cơ giới nặng, độ pH quá thấp, có nhiều tuyến trùng, rệp sáp gây hại càng làm gia tăng bệnh nấm gốc rễ cho cây hồ tiêu (Burgess et al., 2008) [36].