Bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố và thành phần các chủng vi nấm gây bệnh trên cây hồ tiêu (piper nigrum l ) tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 24 - 28)

1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH MỘT SỐ VI NẤM CHÍNH GÂY HẠI TRÊN CÂY HỒ TIÊU

1.2.2. Bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu

Bệnh chết chậm (bệnh thối gốc rễ cây hồ tiêu hay bệnh héo vàng thông thường) được nghiên cứu đầu tiên trên đảo Bangka, sau đó, triệu chứng tương tự cũng được tìm thấy ở Thái Lan (Bridge, 1978; Sher và Polcharoen, 1969) và ở Ấn Độ (Sarma và Nambiar, 1982; Ramana et al., 1987;

Vujanovic et al., 2006).

Bridge (1978) đã phân lập đƣợc tuyến trùng Radopholus similis, Meloidogyne incognita, nấm Fusarium oxysporum và nấm Fusarium solani từ rễ bệnh của cây hồ tiêu. Từ đó, ông cho rằng tác nhân gây bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu không chỉ đơn thuần là do tuyến trùng hay nấm, mà là do sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các loài thuộc chi Fusarium và tuyến

trùng. Dropkin (1980) cho rằng, tuyến trùng thường ký sinh gây thương tổn cho bộ rễ trước, sau đó một số loài thuộc chi Fusarium và các chi khác như Phytophthora Pythium ký sinh theo là nguyên nhân gây hiện tƣợng chết chậm.

Fusarium là tác nhân gây bệnh ở thực vật: chi Fusarium bao gồm nhiều loài gây bệnh cho cây nhƣ héo do tắc bó mạch, thối rễ, thân và bắp, thối cổ rễ cây con và thối củ. Fusarium còn gây bệnh cho nhiều loài cây trồng quan trọng, có giá trị kinh tế nhƣ bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu (Dropkin, 1980), bệnh chết đột ngột ở đậu nành (Li et al., 1998); bệnh tàn lụi ngọn ngũ cốc (Logrieco et al., 2002); bệnh đốm vòng, bệnh héo vàng trên cây cà chua (Ngô Thị Xuyên và Nguyễn Văn Đĩnh, 2005); bệnh lúa von (Burgess et al., 2008) [36].

Bệnh chết chậm thường có triệu chứng vàng lá từ từ, nhiều khi cây hồ tiêu bị bệnh 2-3 năm mới chết. Cây bị bệnh kém phát triển, năng suất thấp, bộ rễ thường bị hủy hoại. Quan sát trên rễ có nhiều mụn u sưng; gốc thân, cổ rễ bị thâm đen, thối khô và các bó mạch trong thân bị chuyển màu thâm đen [28]. Đặc biệt, ở những vùng có mật độ mối và rệp sáp hại rễ cao sẽ làm cho triệu chứng của bệnh thêm rõ ràng và phát triển nhanh hơn (Burgess et al., 2008) [36].

Do bộ rễ bị tổn hại, quá trình thoát nước, vận chuyển muối khoáng bị gián đoạn nên cây mới bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém, lá bị vàng và rụng dần dần, cây còn nhỏ có thể bị chết khô hoàn toàn. Trường hợp cây hồ tiêu bị bệnh nhẹ thì dây tiêu không chết nhưng sinh trưởng không bình thường và cằn cỗi.

Quá trình gây bệnh của các loài thuộc chi Fusarium: Đầu tiên sợi nấm và bào tử vô tính của loài nấm này nảy mầm trong đất và tàn dƣ cây bệnh, xâm

nhiễm vào rễ con còn non và lan dần vào các mạch xylem. Nấm bệnh sau đó sẽ phát triển trong mạch xylem và lan lên hệ thống mạch dẫn trong thân. Quá trình này gây phản ứng của cây, tạo ra các hợp chất phenol và thể sần có màu nâu. Những hợp chất này gây hiện tƣợng hóa nâu của mạch dẫn, một dấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh héo khi cắt ngang thân. Hiện tƣợng tắc mạch xylem làm giảm lượng nước di chuyển lên cây, khiến cho lá trên cây bị vàng và rụng dần, các đốt cành và thân cũng rụng dần từ trên xuống. Quá trình này diễn ra tương đối chậm, bệnh lại xuất hiện ở dưới mặt đất nên rất khó theo dõi, phát hiện sớm để áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời (Vujanovic et al., 2006). Có nhiều năm dịch bệnh do các loài thuộc chi Fusarium đã gây tổn thất rất lớn đến sản xuất và đời sống người dân, đặc biệt xảy ra tại các xã Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Tuyền của huyện Cam Lộ, Quảng Trị.

Bệnh héo do các loài thuộc chi Fusarium gây ra rất khó phòng trừ do bào tử hậu tồn tại rất lâu trong đất. Có thể làm giảm nguồn bệnh bằng cách luân canh các cây trồng có khả năng kháng bệnh ít nhất hai năm trước khi trồng lại các cây trồng mẫn cảm.

Tuy nhiên, loại nấm này vẫn có thể tồn tại bằng cách xâm nhiễm vào vỏ rễ các cây trồng không phải là ký chủ và không biểu hiện triệu chứng. Việc này nêu rõ sự cần thiết phải nghiên cứu đặc tính sinh học của loại nấm này ở từng quốc gia nhằm xác định vai trò của những cây trồng không phải là ký chủ và thời gian tồn tại của bào tử hậu trong đất.

Có những giống cây trồng có khả năng kháng bệnh héo do loài nấm này gây ra. Tuy nhiên, một giống kháng bệnh không có nghĩa là có khả năng kháng với tất cả các chủng của một dạng loài nào đó. Hiện nay, chƣa có giống hồ tiêu nào kháng mạnh với nấm Fusarium sp. gây bệnh chết chậm. Do vậy,

để phòng trừ bệnh này cần áp dụng đồng thời cả biện pháp canh tác lẫn biện pháp hoá học.

Hiện nay, một số bệnh héo do các loài thuộc chi Fusarium đã đƣợc phòng trừ thành công bằng phương pháp sử dụng gốc ghép có khả năng kháng bệnh. Phương pháp này đã được áp dụng để phòng trừ bệnh héo do một số loài thuộc chi Fusarium trên dƣa hấu (Burgess et al., 2008) [36].

Trên thế giới có tới hơn 100 bệnh héo (héo Fusarium) do các loài thuộc chi Fusarium gây ra. Ở Việt Nam, bệnh héo Fusarium là một trong những bệnh quan trọng, phổ biến là do các dạng loài F. oxysporum gây ra (Burgess et al., 2008) [36].

Bệnh chết chậm là một bệnh rất khó phòng trừ do nguồn bệnh tồn tại rất lâu trong đất và quá trình phát sinh bệnh diễn ra tương đối chậm. Bệnh này do một số loài nấm thuộc chi Fusarium kết hợp với tuyến trùng và các loài nấm thuộc các chi khác nhƣ Rhizoctonia, Sclerotium, Pythium gây ra.

Các loài thuộc chi Fusarium không những là một trong những nguyên nhân gây bệnh chết chậm trên hồ tiêu mà còn là tác nhân của nhiều bệnh nguy hiểm trên nhiều đối tƣợng cây trồng có tầm quan trọng và giá trị kinh tế cao.

Chúng có khả năng tạo bào tử hậu (dạng bào tử chứa nhiều chất dự trữ và tồn tại rất lâu trong đất) để có thể chịu đựng những điều kiện bất lợi trong thời gian dài. Một số loài thuộc chi Fusarium không có khả năng sản sinh bào tử hậu sẽ tiếp tục tồn tại trong đất bằng cách làm chậm lại các hoạt động hoại sinh hay ký sinh trong cơ thể vật chủ. Do vậy, các bệnh do nấm Fusarium sp.

gây ra rất khó phòng trừ và tiêu diệt triệt để.

Tuy nhiên, để nhận dạng loài nấm này nếu chỉ dựa vào đặc điểm hình thái thì thường rất phức tạp và khó khăn vì các đặc điểm này dễ bị ảnh hưởng bởi nhân tố môi trường. Vì thế, trong những năm gần đây, công nghệ gen

cùng với kỹ thuật đọc trình tự gen và kỹ thuật DNA tái tổ hợp đƣợc dùng để phát hiện và nhận dạng các loài đang được phát triển theo hướng đáng tin cậy và chính xác hơn. Trình tự DNA đƣợc sử dụng để nhận dạng và nghiên cứu phát sinh loài của nấm là đoạn ITS (internal transcribed spacers) của ribosomal DNA.

1.2.3. Tình hình sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu Tiên Phước

Những năm gần đây, diện tích tiêu ở Tiên Phước dần thu hẹp lại, từ 300 ha (trước năm 2000) chỉ còn khoảng 100ha. Tình trạng cây chết, rụng lá do nấm hại có tên Phytophthora sp hoành hành dữ dội khiến ít nhất 1/3 diện tích tiêu bị chết hàng loạt. Khi nấm gây bệnh xâm nhập vào cây tiêu, các tế bào ở rễ, cành lập tức bị phá hủy dẫn đến vườn tiêu héo rũ cành, gốc và phần thân gần mặt đất thối đen. Cho đến nay, sâu bệnh đã hoành hành trên 70ha tiêu, nếu không có biện pháp mạnh thì có lẽ con số sâu bệnh sẽ tăng lên, vườn tiêu giảm năng suất, có vườn tiêu thiệt hại từ 40 - 60%, thậm chí có vườn tiêu bị mất trắng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố và thành phần các chủng vi nấm gây bệnh trên cây hồ tiêu (piper nigrum l ) tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)