NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ CỦA VI NẤM GÂY BỆNH TRÊN CÂY HỒ TIÊU THEO THÀNH PHẦN CƠ GIỚI ĐẤT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố và thành phần các chủng vi nấm gây bệnh trên cây hồ tiêu (piper nigrum l ) tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 53 - 58)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

3.2. NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ CỦA VI NẤM GÂY BỆNH TRÊN CÂY HỒ TIÊU THEO THÀNH PHẦN CƠ GIỚI ĐẤT

Để nghiên cứu sự phân bố của vi nấm gây bệnh trên cây hồ tiêu theo thành phần cơ giới đất, chúng tôi tiến hành thu mẫu đất vào tháng 12/2012, tháng 1, tháng 5 và tháng 8/2013 tại 3 xã trồng hồ tiêu tập trung của huyện Tiên Phước. Sau khi phân lập mẫu trên môi trường WA, kết quả số lượng vi nấm gây bệnh trong mẫu đƣợc trình bày ở bảng 3.2, 3.3, 3.4 3,5.

Bảng 3.2. Số lượng vi nấm gây bệnh theo thành phần cơ giới đất ở một số xã tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam (tháng 12/2012)

Địa điểm

lấy mẫu Loại đất pH đất Độ ẩm đất (%)

Nhiệt độ đất (0C)

TS nấm bệnh (x 104CFU/g) Tiên

Châu

Thịt nhẹ 5,1 67 21,3 46,7ab

Thịt trung bình 4,9 69 20,3 49,0ab Thịt nhẹ pha sỏi 4,6 63 22,5 22,0d Tiên

Phong

Thịt nhẹ 5,4 60 20,2 25,7d

Thịt trung bình 5,6 63 21 43,3bc

Thịt trung bình 5,5 62 21,5 42,3bc Tiên Lộc

Cát pha 5,1 47 20,3 20,3d

Thịt nhẹ 5,1 65 21,3 40,7c

Thịt trung bình 5,4 68 20,1 50,3a

* Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê theo Duncan’s test (p<0,05).

Bảng 3.3. Số lượng vi nấm gây bệnh theo thành phần cơ giới đất ở một số xã tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam (tháng 1/2013)

Địa điểm

lấy mẫu Loại đất pH đất Độ ẩm đất (%)

Nhiệt độ đất (0C)

TS nấm bệnh (x 104CFU/g)

Tiên Châu

Thịt nhẹ 4,9 61 24,3 46,7ab

Thịt trung bình 4,6 63 22,3 47,0ab Thịt nhẹ pha sỏi 4,3 58 24,5 21,0d

Tiên Phong

Thịt nhẹ 5,1 56 22,2 22,7d

Thịt trung bình 5,6 58 23 40,3bc

Thịt trung bình 5,2 59 24,5 39,3bc

Tiên Lộc

Cát pha 4,7 45 21,3 15,3d

Thịt nhẹ 4,8 60 22,3 38,7c

Thịt trung bình 5,1 62 21,1 49,3a

* Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê theo Duncan’s test (p<0,05).

Bảng 3.4. Số lượng vi nấm gây bệnh theo thành phần cơ giới đất ở một số xã tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam (tháng 5/2013)

Địa điểm lấy

mẫu

Loại đất pH đất Độ ẩm đất (%)

Nhiệt độ đất (0C)

TS nấm bệnh (x 104CFU/g)

Tiên Châu

Thịt nhẹ 4,2 43 30,5 26,3a

Thịt trung bình 4,1 45 29,3 27,0a Thịt nhẹ pha sỏi 4,7 37 32,4 11,0d

Tiên Phong

Thịt nhẹ 4,8 37,5 32 11,3d

Thịt trung bình 5,5 40 32,5 16,3c Thịt trung bình 5,3 43 31,7 20,0bc

Tiên Lộc

Cát pha 4,9 32 32 5,7e

Thịt nhẹ 5,1 45 29,2 23,7ab

Thịt trung bình 5,3 47 29,8 27,3a

* Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê theo Duncan’s test (p<0,05).

Bảng 3.5. Số lượng vi nấm gây bệnh theo thành phần cơ giới đất ở một số xã tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam (tháng 8/2013)

Địa điểm

lấy mẫu Loại đất pH

đất

Độ ẩm đất (%)

Nhiệt độ đất (0C)

TS nấm bệnh (x 104CFU/g) Tiên

Châu

Thịt nhẹ 4,6 50 26,1 37,0a

Thịt trung bình 4,7 49 26,5 41,3a

Thịt nhẹ pha sỏi 4,9 45,8 27,2 13,6cd

Tiên Thịt nhẹ 5,1 42 29,5 20,3bcd

Phong Thịt trung bình 5,5 45 28 26,3b

Thịt trung bình 5,2 47 29 26,7b

Tiên Lộc

Cát pha 5,2 36 28,5 11,0d

Thịt nhẹ 5,3 53 27,6 21,7bc

Thịt trung bình 5,4 55 27 34,7a

* Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê theo Duncan’s test (p<0,05).

Qua kết quả trình bày ở các bảng 3.2, 3.3, 3.4 và 3.5 cho thấy số lƣợng vi nấm bệnh trong các loại đất trồng hồ tiêu khác nhau thì khác nhau, chúng phụ thuộc vào thành phần cơ giới đất, nhiệt độ đất, độ ẩm đất và độ pH đất. Kết quả phân tích về thành phần cơ giới đất tại 3 trong các xã trồng hồ tiêu của huyện Tiên Phước cho thấy chủ yếu là đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình; đất thịt nhẹ pha sỏi và đất cát pha chiếm tỉ lệ thấp. Trong đó:

- Đất thịt trung bình là loại đất phổ biến nhất ở tất cả các vùng nghiên cứu tập trung chủ yếu tại khu vực chân gò đồi, đất có độ ẩm tương đối cao từ 50 – 69%, nhiệt độ 20,1 – 31,70C, pH đất: 4,6 – 5,6, độ phì cao do quá trình rửa trôi từ các vùng gò đồi xuống, đặc biệt là vùng đất của xã Tiên Châu và Tiên Lộc do hằng năm đƣợc bồi tụ một lƣợng phù sa sét từ con sông Tiên chảy qua đã tạo cho đất giàu dinh dưỡng, độ ẩm đất ở 2 xã này tương đối cao.

Đây là điều kiện thuận lợi cho vi nấm nói chung và vi nấm bệnh nói riêng sinh trưởng và phát triển, số lượng vi nấm gây bệnh trên hồ tiêu trong đất thịt trung bình là (26,7 – 50,3) x 104CFU/g.

- Đất thịt nhẹ có kết cấu tơi xốp, thoáng khí, có độ ẩm trung bình (37,5 – 65%), nhiệt độ từ 20,2 – 29,20C đây là điều kiện thích hợp cho vi nấm hoạt động, số lượng vi nấm gây bệnh trên đất này tương đối cao, đạt trung bình:

(20,3 – 46,7) x 104CFU/g.

- Đất thịt nhẹ pha cát, sỏi: tập trung các vùng đất có địa hình sườn dốc, vùng gò đồi tại các xã của huyện, đặc tính chung của đất là thoáng khí tốt, khả năng thoát nước tốt, độ ẩm (37 – 63%), nhiệt độ 22,5 - 300C; nhưng do tập trung ở các vùng gò đồi nên dễ bị rửa trôi làm cho đất nghèo dinh dƣỡng nên hạn chế vi nấm gây bệnh sinh trưởng và phát triển, số lượng vi nấm xuất hiện trên đất thịt nhẹ pha cát, sỏi đạt trung bình: (11 – 22) x 104CFU/g.

- Đất cát pha có độ ẩm tương đối thấp (32 – 47%), nhiệt độ luôn cao hơn các loại đất khác (21 - 320C). Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm trong ngày và giữa các tháng tương đối lớn, chính điều kiện này không thích hợp cho vi nấm nói chung và nấm bệnh nói riêng phát triển. Vì vậy số lƣợng vi nấm trên đất cát pha luôn thấp hơn so với các loại đất khác, đạt trung bình: (5,7 – 20,3) x 104CFU/g.

Ngoài ra, trên cùng tính chất đất nhƣng đất có độ ẩm thấp, độ pH cao thì số lƣợng vi nấm luôn thấp hơn. Cụ thể, Tiên Phong là xã vùng thấp của huyện, đất đai bị đồi núi chia cắt, khô hạn, độ ẩm trong đất luôn thấp hơn, nhiệt độ trung bình trong đất cao hơn so với các xã khác trong cùng thời gian nghiên cứu, pH đất dao động từ 4,8 – 5,6. Chính điều kiện này hạn chế vi nấm gây bệnh sinh trưởng và phát triển, số lượng vi nấm bệnh trong đất thịt trung bình cao nhất chỉ đạt trung bình 43,3 x 104CFU/g và đất thịt nhẹ là 25,7 x 104CFU/g. Kết quả này cho thấy số lƣợng vi nấm gây bệnh ngoài phụ thuộc vào tính chất đất, còn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và pH của đất.

Nhƣ vậy, trồng hồ tiêu trên các vùng đất (đất thịt nhẹ pha cát đá) có độ thoáng khí tốt, khả năng thoát nước tốt ít bị vi nấm gây bệnh hơn ở vùng đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình; trong đất có môi trường axit yếu thì số lượng vi nấm phân bố ít hơn so với đất có môi trường axit cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố và thành phần các chủng vi nấm gây bệnh trên cây hồ tiêu (piper nigrum l ) tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)