CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.3. NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ CỦA NẤM BỆNH TRÊN CÂY HỒ TIÊU THEO PHƯƠNG THỨC CANH TÁC TẠI MỘT SỐ XÃ CỦA HUYỆN TIÊN PHƯỚC – QUẢNG NAM
Phương thức canh tác đóng vai trò rất quan trọng trong việc trồng hồ tiêu; áp dụng chế độ canh tác đúng, hợp lý sẽ giúp cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời ngăn chặn sự phát sinh, lây nhiễm của nấm bệnh [34].
Để có cơ sở đề xuất giải pháp canh tác phù hợp nhằm giảm tác hại của dịch bệnh trên cây hồ tiêu hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự phát sinh, phát triển vi nấm gây bệnh trên cây hồ tiêu theo các phương thức canh tác khác nhau tại huyện Tiên Phước.
Theo kết quả khảo sát, phương thức canh tác của các hộ dân trồng hồ tiêu tại huyện Tiên Phước áp dụng chủ yếu theo kinh nghiệm của địa phương là chính, chƣa đƣợc tập huấn kỹ thuật. Các xã Tiên Châu, Tiên Lộc, Tiên Phong có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất và áp dụng các phương thức canh tác khác nhau về kỹ thuật tưới tiêu thoát nước, chế độ bón phân và cả phương pháp bón phân. Tuy nhiên, do hạn chế thời gian nên chúng tôi chọn xã Tiên Châu để nghiên cứu số lượng vi nấm bệnh theo các phương thức canh tác: kỹ thuật tưới tiêu và chế độ bón phân.
Để nghiên cứu số lượng vi nấm gây bệnh trong đất theo các phương thức canh tác, chúng tôi tiến hành phân tích các mẫu đất thu đƣợc từ 3 đợt khác nhau trên nền đất thịt trung bình tại các vườn hồ tiêu xã Tiên Châu được áp dụng các phương thức canh tác khác nhau, kết quả phân tích được thể hiện qua bảng 3.6 và hình 3.3.
Bảng 3.6. Số lượng vi nấm gây bệnh theo phương thức canh tác trên đất trồng hồ tiêu tập trung tại huyện Tiên Phước
S T T
Phương thức canh tác
Tưới nước theo
chu kỳ
Đào mương thoát nước
Bón phân vô cơ
Bón phân hữu cơ
TSVN bệnh (x104CFU/g)
1 Phương thức 1 + - + + 27,7a
2 Phương thức 2 + + + + 10,0c
3 Phương thức 3 + + + - 18,7b
4 Phương thức 4 + + - + 14,3bc
* Chú thích:
- : Không áp dụng + : Có áp dụng
Hình 3.3. Sự phân bố nấm bệnh hại cây hồ tiêu theo phương thức canh tác tại xã Tiên Châu của huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
Kết quả bảng 3.6 và hình 3.3 cho thấy sự phân bố các vi nấm gây bệnh trên cây hồ tiêu phụ thuộc rất nhiều vào phương thức canh tác như: phương thức tưới tiêu, loại phân bón... Cụ thể:
- Phương thức 1: trong đất các vườn hồ tiêu được tưới tiêu định kỳ, bón kết hợp phân hữu cơ và phân vô cơ, nhưng không đào mương thoát nước có số lƣợng vi nấm gây bệnh là cao nhất, đạt: 27,7 x 104CFU/g đất.
- Phương thức 2: vườn hồ tiêu áp dụng phương thức canh tác giống phương thức 1 nhưng có đào mương thoát nước, số lượng vi nấm bệnh trong đất thấp hơn rất nhiều, chỉ đạt: 10 x 104CFU/g đất.
- Trong đất trồng hồ tiêu có đào mương thoát nước và áp dụng chế độ bón 100% phân vô cơ (phương thức 3) có số lượng vi nấm bệnh đạt (18,7 x 104CFU/g) cao hơn so với đất được bón 100% phân hữu cơ (phương thức 4), đạt: (14,3 x 103CFU/g).
Sự khác nhau về số lượng vi nấm giữa phương thức canh tác có và không có hệ thống mương thoát nước đồng thời sử dụng phân vô cơ và hữu cơ là do một số nguyên nhân sau:
- Tính chất đất đai của huyện Tiên Phước đa phần là đất có kết cấu đất nặng, dẽ chặt nên khó thoát nước; trong khi đó đất trồng hồ tiêu được tưới nước định kỳ nhưng không đào mương thoát nước làm cho đất luôn ẩm ướt, hệ rễ cây hồ tiêu luôn bị ngập úng, do vậy rất thuận lợi cho nấm bệnh gia tăng số lƣợng trong đất và tấn công gây bệnh trên cây.
- Trên đất không được đào mương thoát nước tốt, cơ hội cho các loài vi nấm phát tán mầm bệnh trong đất rất nhanh do khi lượng nước mưa hoặc nước tưới dư thừa chảy lan trên mặt đất sẽ mang theo du động bào tử của các nấm bệnh lan rộng và gây xâm nhiễm làm gia tăng số lƣợng nấm bệnh càng nhanh cho đất.
- Kỹ thuật canh tác trên đất trồng hồ tiêu có điểm khác so với đất trồng các loại cây khác là hạn chế việc cày bừa, xới xáo nên hạn chế sự hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi trong đất và kết hợp với đất càng ẩm, càng dẽ chặt là môi trường để ủ mầm bệnh của vi nấm trong đất càng lâu.
Chính vì những nguyên nhân trên dẫn đến số lƣợng vi nấm bệnh trên đất trồng hồ tiêu không đào mương thoát nước luôn cao hơn rất nhiều so với đất trồng có đào mương thoát nước.
Nguyên nhân làm cho số lƣợng vi nấm gây bệnh trong đất bón phân vô cơ cao hơn so với đất sử dụng phân bón hữu cơ là do mỗi loại phân có ảnh hưởng khác nhau đến hệ vi sinh vật và tính chất đất của đất như sau:
- Phân vô cơ có tác dụng kích thích nhanh sự sinh trưởng và phát triển cho cây hồ tiêu và cả hệ vi sinh vật đất, nhờ hiệu quả của phân vô cơ lên cây hồ tiêu rất nhanh trong thời gian ngắn, do vậy mà hiện nay phân vô cơ đƣợc người dân sử dụng phổ biến nhất trên các vườn hồ tiêu. Tuy nhiên, việc sử dụng phân vô cơ trong thời gian dài lại ảnh hưởng rất lớn đến tính chất đất:
làm cho pH đất giảm thấp, kết cấu đất càng nặng do hệ vi sinh vật có ích ít hoạt động, đặc biệt là nhóm vi sinh vật đối kháng nên tạo môi trường thuận lợi cho nấm bệnh sinh trưởng và phát triển.
- Trong khi đó, tác dụng của phân hữu cơ đối với cây hồ tiêu rất chậm nên người dân ít quan tâm và sử dụng. Tuy nhiên, phân hữu cơ lại có tác dụng lâu dài trong việc cải tạo đất, thúc đẩy sự hoạt động và gia tăng số lƣợng của các hệ vi sinh vật có ích trong đất; làm cho đất càng tơi xốp, tăng khả năng thoát và giữ nước, đất càng giàu dinh dưỡng giúp cho cây hấp thu đủ dinh dƣỡng, phát triển khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng sâu bệnh, nhờ vậy hạn chế số lƣợng vi nấm gây bệnh trong đất phát triển; do đó trên đất trồng
hồ tiêu có sử dụng phân hữu cơ sẽ hạn chế đƣợc sự phát triển của nấm bệnh hơn so với sử dụng phân vô cơ.
So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tăng Tôn (2009) [23] và Đỗ Trung Bình (2012) [3] khi nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức tưới tiêu nước và chế độ phân bón cho kết quả khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của đề tài.
Theo Nguyễn Tăng Tôn (2009) trên vườn tiêu có đào mương thoát nước cho tỉ lệ nhiễm bệnh thấp hơn so với vườn tiêu không đào mương thoát nước là 1,8%.
Theo Đỗ Trung Bình (2012) đã kết luận sau khi nghiên cứu mức độ gây hại của vi nấm liên quan với chế độ bón phân ở các vùng trồng tiêu tại Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Quảng Trị: vùng nào có sử dụng cân đối giữa phân hóa học và phân hữu cơ, đặc biệt chú trọng phân hữu cơ nhiều hơn thì tần suất xuất hiện sâu bệnh ít hơn.
Bên cạnh các nguyên nhân trên, số lƣợng nấm bệnh trong đất trồng hồ tiêu tại huyện Tiên Phước ngày càng gia tăng còn do một số yếu tố khác như:
kỹ thuật bón phân theo kiểu đào hố sát gốc đây là cơ hội cho vi nấm bệnh xâm nhiễm gia tăng số lƣợng càng nhanh; ngoài ra để tận dụng diện tích đất trồng người dân áp dụng phương thức trồng xen canh cây chuối cùng với cây hồ tiêu, đây là cơ hội duy trì nấm bệnh càng lâu vì rễ và thân cây chuối mọng nước duy trì độ ẩm tốt trong đất điều này tạo môi trường thích hợp cho các loại vi nấm tồn tại và phát triển ngay trong những điều kiện bất lợi nhất của môi trường, đặc biệt là vào mùa khô.
Như vậy, theo chúng tôi cần phải có sự kết hợp của nhiều phương thức canh tác khác nhau trong quá trình trồng và chăm sóc cây hồ tiêu: nên kết hợp bón phân vô cơ, phân hữu cơ và bổ sung vôi, chú trọng phân hữu cơ cao hơn;
đồng thời chú ý kỹ thuật tưới và thoát nước hợp lý, lựa chọn cây trồng xen canh phù hợp ... đây là phương thức sản xuất hiệu quả, bền vững cho cây hồ tiêu tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.