CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.4. NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ CỦA VI NẤM GÂY BỆNH TRÊN CÂY HỒ TIÊU THEO THỜI GIAN
Nghiên cứu quy luật phát sinh, phát triển của nấm bệnh để xác định thời điểm xuất hiện và thời gian gây hại nặng nhất sẽ giúp cho công tác dự tính, dự báo và phòng trừ bệnh có hiệu quả cao trong sản xuất.
Với mục tiêu trên, chúng tôi tến hành điều tra động thái phân bố của 2 chi nấm bệnh phổ biến, gây hại nguy hiểm đối với cây hồ tiêu là Fusarium, Phytophthora (trong kết quả nghiên cứu 3.1) theo các tháng trong điều kiện sinh thái của huyện Tiên Phước – Quảng Nam, kết quả về sự phân bố của nấm bệnh theo thời gian đƣợc trình bày ở bảng 3.7 và hình 3.4, 3.5 3.6.
Bảng 3.7. Sự phân bố của các chi vi nấm gây bệnh chính trên cây hồ tiêu theo thời gian (tháng) ở một số xã của huyện Tiên Phước
Thời gian
thu mẫu Địa điểm thu mẫu TS vi nấm gây bệnh (x 104CFU/g) Phytophthora Fusarium
11/2012
Tiên Châu 22,3a 8,7cde
Tiên Phong 16,7abc 5,7def
Tiên Lộc 21,7ab 11,3c
1/2013
Tiên Châu 6,7cd 17,7b
Tiên Phong 5,0cde 16,7b
Tiên Lộc 8,3c 19,7ab
3/2013
Tiên Châu 2,7e 24,0a
Tiên Phong 1,3e 18,3b
Tiên Lộc 3,7cde 21,6ab
5/2013
Tiên Châu 1,7ef 9,7cd
Tiên Phong 0,9f 4,7de
Tiên Lộc 1,4ef 5,3de
7/2013
Tiên Châu 0,3f 2,3f
Tiên Phong 0,0f 1,0f
Tiên Lộc 0,7f 1,0f
9/2013
Tiên Châu 16,3b 4,3de
Tiên Phong 14,3b 2,3f
Tiên Lộc 15,3b 3,7def
* Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê theo Duncan’s test (p<0,05).
Hình 3.4. Phân bố nấm bệnh hại hồ tiêu theo thời gian (tháng) ở xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
Hình 3.6. Phân bố nấm bệnh hại hồ tiêu theo thời gian (tháng) ở xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
Hình 3.5. Phân bố nấm bệnh hại hồ tiêu theo thời gian (tháng) ở xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
Qua bảng 3.7 và hình 3.4, 3.5, 3.6 cho thấy sự phân bố của các chi nấm gây bệnh chính trên cây hồ tiêu có sự khác nhau rõ rệt giữa các tháng trong năm, phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và lƣợng mƣa trong tháng ở các xã của huyện Tiên Phước - Quảng Nam. Trong đó:
Nấm Phytophthora phát sinh và phát triển mạnh vào các tháng có mƣa, ẩm nhiều (tháng 9 đến tháng 1 năm sau), số lƣợng vi nấm giảm dần và hầu nhƣ bị ức chế vào các tháng nắng nóng (tháng 5, tháng 7). Cụ thể: số lƣợng vi nấm Phytophthora cao nhất vào tháng 11 đạt trung bình từ: (16,7 – 22,3) x 104CFU/g, vào tháng 1 đạt trung bình: (5,0 - 8,3) x 104CFU/g, thấp nhất vào tháng 7 đạt trung bình: (0 – 0,7) x 104CFU/g.
Nguyên nhân có sự chênh lệnh về số lƣợng nấm Phytophthora giữa các tháng là do:
- Thời gian từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau là thời điểm có khí hậu khá thuận lợi lƣợng mƣa nhiều, độ ẩm đất cao. Theo kết quả thống kê của UBND huyện Tiên Phước 4 , lượng mưa tập trung nhiều từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 80% tổng lƣợng mƣa cả năm; vào tháng 9 nhiệt độ bắt đầu giảm, độ ẩm bắt đầu tăng cao. Nhiệt độ trung bình từ tháng 9 đến tháng 12 là 18 – 270C, độ ẩm trung bình đạt 84% và thường có sương mù vào thời điểm này nên càng làm cho độ ẩm đất cao. Trong khi đó nhiệt độ thích hợp để nấm Phytophthora sinh trưởng và phát triển từ 20 - 25oC và nấm phát triển tốt trong đất ẩm ướt, đất có kết cấu nặng, thoát nước kém, như vậy điều kiện sinh trưởng của nấm Phytophthora phù hợp với đặc điểm khí hậu và tính chất đất đai của huyện Tiên Phước đặc biệt là các tháng mùa mưa.
- Ngoài ra, các yếu tố thời tiết trong mùa mƣa không chỉ thích hợp cho nấm bệnh phát triển mà còn giúp cây hồ tiêu tạo ra các bộ phận non mẫn cảm với nấm Phytophthora sp. và rễ tiết ra dịch rễ hấp dẫn các bào tử động
nấm Phytophthora sp. nên càng góp phần gia tăng số lƣợng vi nấm (Anandaraj, 2000) [33].
- Trong khi đó vào các tháng 5 đến tháng 7: nhiệt độ không khí tăng cao có thời điểm đạt đến 400C, độ ẩm không khí thấp trung bình đạt 68 – 72%, kết hợp với cường độ chiếu nắng mạnh làm cho nhiệt độ đất tăng lên, độ ẩm đất giảm thấp 36 – 48%, nên ức chế nấm Phytophthora phát triển và trong điều kiện này nấm chủ yếu tồn tại ở trạng thái hậu bào tử không hoạt động.
Nấm Fusarium sinh trưởng và phát triển bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3; số lƣợng vi nấm đạt cực đại vào tháng 3, đạt trung bình: (18,3 – 24) x 104CFU/g; sau đó giảm dần vào các tháng mùa nóng (tháng 5 đến tháng 7), tháng 7 số lƣợng vi nấm đạt thấp nhất, đạt trung bình: (1,0 – 2,3) x 104CFU/g; từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, thời tiết bắt đầu có mƣa ẩm nấm bắt đầu xuất hiện trở lại. Nguyên nhân:
- Tháng 1 đến tháng 3 là thời điểm chuyển dần từ điều kiện khí hậu mƣa, lạnh sang nắng, ấm, lƣợng mƣa bắt đầu giảm xuống, nhiệt độ trong thời gian này bắt đầu tăng dần dao động từ 25 – 280C và cao nhất chỉ đạt 300C, độ ẩm trong đất bắt đầu tăng dần lên, đây chính là điều kiện rất thuận lợi cho nấm Fusarium phát triển mạnh vào thời gian này.
- Ngƣợc lại, điều kiện khí hậu vào các tháng 5 đến tháng 7 rất khắc nghiệt do nhiệt độ tăng cao, độ ẩm thấp nên nấm Fusarium bị ức chế nhƣng không hoàn toàn do có khả năng hình thành hậu bào tử chống chịu với điều kiện bất lợi trong thời điểm các tháng nắng nóng rất tốt và khi gặp điều kiện thuận lợi có mƣa ẩm, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao (tháng 9 đến tháng 12) hậu bào tử nảy mầm do vậy mà nấm Fusarium luôn tồn tại trong đất và gây bệnh cho cây hồ tiêu quanh năm. Đây chính là khó khăn lớn trong công tác phòng và trị bệnh đối với loại nấm này trên đất trồng hồ tiêu tại huyện Tiên Phước.
Sự phân bố số lƣợng nấm bệnh ở các xã có sự khác nhau, tại xã Tiên Châu và Tiên Lộc có số lƣợng nấm bệnh luôn cao hơn so với xã Tiên Phong trong cùng thời gian nghiên cứu. Cụ thể: xã Tiên Châu và Tiên Lộc có số lƣợng nấm Phytophthora đạt trung bình: (0,3 – 22,3) x 104CFU/g đất và nấm Fusarium đạt trung bình: (2,3 – 24) x 104CFU/g đất; xã Tiên Phong có số lƣợng nấm Phytophthora đạt trung bình: (0 – 16,7) x 104CFU/g đất và nấm Fusarium đạt (1 – 18,3) x 104CFU/g đất.
Nguyên nhân có sự khác nhau là do: xã Tiên Châu và Tiên Lộc là 2 xã thuộc vùng cao của huyện, tuy nhiên có dòng sông Tiên chảy qua đã tạo cho vùng đất ở các xã có độ phì cao, khí hậu giữa các tháng trong năm thường ôn hòa hơn, trong khi đó Tiên Phong là xã vùng thấp nhƣng do địa hình đồi núi chia cắt nên đất đai bạc màu, cằn cỗi, lƣợng mƣa trung bình hàng năm ít làm cho độ ẩm trong đất luôn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn so với các xã khác.
Chính các yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự phân bố số lượng nấm bệnh trên các xã nghiên cứu có sự khác nhau.
Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy: nấm Phytophthora phát triển và bùng phát dịch bệnh vào các tháng bắt đầu mùa mƣa, lạnh (đầu tháng 9 đến tháng 1 năm sau), suy giảm hoặc ngừng phát triển vào các tháng nắng, nóng (tháng 5 đến tháng 7), điều này giải thích vì sao tỉ lệ phát bệnh chết nhanh cây hồ tiêu gia tăng vào thời điểm đầu mùa mƣa; nấm Fusarium phát sinh mạnh nhất vào các tháng nóng, ấm, đầu mùa khô (tháng 1 đến tháng 3). Sự phân bố số lƣợng 2 chủng này nhiều nhất ở vùng đất trồng hồ tiêu tại xã Tiên Châu và Tiên Lộc của huyện Tiên Phước.
So với kết quả điều tra về diễn biến nấm bệnh hại hồ tiêu tại huyện Tiên Phước hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại hồ tiêu tại Quảng Trị của Nguyễn Tăng Tôn (2009) [23]. Theo nghiên cứu của các tác giả cho thấy bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora xuất hiện và gây
hại vào các tháng đầu mùa mƣa, còn nấm Fusarium gây bệnh chết chậm phát triển mạnh vào các tháng đầu năm thời tiết nóng, ấm đây cũng là thời điểm tuyến trùng trong đất bắt đầu xuất hiện tăng dần.
Sở dĩ, có sự giống nhau về thời gian phát sinh các nấm bệnh trong đất trồng hồ tiêu tại Quảng Trị và huyện Tiên Phước – Quảng Nam, có thể là do có những đặc điểm sinh thái giống nhau nhƣ: địa hình chủ yếu là vùng gò đồi, núi thấp, điều kiện khí hậu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế độ chiếu sáng mạnh vào mùa hè và mƣa, ẩm nhiều vào mùa mưa, chính các điều kiện này ảnh hưởng đến sự phát sinh nấm bệnh trong đất rất khác nhau theo mùa.
Tìm hiểu đƣợc quy luật phân bố này sẽ là cơ sở khoa học cho việc áp dụng mùa vụ trồng hồ tiêu phù hợp với thời tiết tại địa phương, đồng thời phòng trừ bệnh kịp thời nhằm mang hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất. Trên cơ sở nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất thời vụ xuống giống trồng hồ tiêu nên vào khoảng cuối tháng 7 đầu tháng 8 hằng năm và nên xử lý đất bằng vôi hoặc các chế phẩm sinh học trước khi xuống giống.