Tổng quan thực tiễn về tổ chức kinh doanh điện tại đơn vị Điện lực

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức kinh doanh tại công ty điện lực hà nam (Trang 39 - 42)

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH ĐIỆN TẠI ĐƠN VỊ ĐIỆN LỰC

1.2. Tổng quan thực tiễn về tổ chức kinh doanh điện tại đơn vị Điện lực

Tổ chức kinh doanh điện các đơn vị Điện lực ở Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tổ chức cao, đặc thù theo Luật Điện lực. Việc tổ chức kinh doanh điện đối với đơn vị Điện lực phải có đủ năng lực hoạt động trong lĩnh vực điện lực. Có đủ điều kiện về phương tiện, đường dây dẫn điện, thực hiện mua bán điện theo giá điện thống nhất toàn quốc. Điện năng sản xuất ra từ các nhà máy điện được hòa chung hệ thống lưới điện Quốc gia, theo từng cấp điện áp 500kV, 220kV, 110kV để chuyên tải đi xa, sau đó được hạ thấp xuống các cấp điện áp (35-22-10-6-0,4) kV phù hợp với cấp điện áp bán điện cho khách hàng mua điện. Sơ đồ mô hình sản xuất kinh doanh điện (Hình 1.2 )

Hình 1.2. Sơ đồ mô hình sản xuất kinh doanh điện

- Các nhà máy phát điện cùng phát điện theo nguyên tắc phát điện cạnh tranh, hòa vào lưới điện quốc gia. Hiện nay trên đất nước ta có các nhà máy phát điện tham gia vào thị trường này gồm có:

+ Nhà máy phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN);

+ Nhà máy phát điện thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;

+ Nhà máy phát điện thuộc Tập đoàn Than Việt Nam;

+ Nhà máy phát điện thuộc Công ty liên doanh các tập đoàn với nhau.

+ Nhà máy phát điện của nước ngoài đầu tư tại Việt Nam như: Mỹ....

ĐIỆN NĂNG TỪ

NHÀ MÁY ĐIỆN HỘ MUA ĐIỆN

Trạm 500; 220kV

Trạm 110;35; 22kV

Trạm 10;6;0,4kV

Các Nhà máy phát điện tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh thực hiện theo nguyên tắc: chào giá bán, chất lượng điện đảm bảo sẽ được phát điện lên hệ thống lưới điện để bán điện cho EVN ở cấp điện áp từ 6kV trở lên.

Việc tổ chức kinh doanh của các nhà máy phát điện chủ yếu là vận hành nhà máy điện, phát điện, quản lý nguồn điện năng, phát đảm bảo chất lượng điện, vận hành an toàn cung cấp kịp thời công suất điện năng, giá bán theo thị trường đã được chấp nhận.

Việc thực hiện phát điện cạnh tranh giữa các nhà máy chịu sự kiểm soát của cơ quan điều tiết Điện lực quốc gia.

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thuộc sở hữu Nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý hệ thống lưới điện quốc gia, với ngành nghề kinh doanh chính gồm: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng.

- Các Tổng Công ty Điện lực là các Công ty con của EVN.

Các Công ty Điện lực thuộc Tổng Công ty theo từng vùng miền. Công ty Điện lực được chủ động trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh (SXKD) trực tiếp quản lý vận hành hệ thống lưới điện, kinh doanh bán điện tại địa phương, có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục cho hoạt động kinh kế, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn quản lý, đồng thời không ngừng đổi mới công tác kinh doanh bán điện nhằm đảm bảo sự thoả mãn cho khách hàng dùng điện.

Các nhà máy điện, các trạm biến áp 110kV, 220kV, 500kV được xây dựng tại các địa phương theo quy hoạch tổng thể cấp Quốc gia do đó lưới điện trung thế các Công ty khai thác cũng khác nhau. Có Công ty nhận điện trực tiếp từ thanh cái nhà máy điện, thanh cái các trạm 110kV..., có Công ty lại phải nhận điện tại các ranh giới đo đếm trên đường dây do Công ty khác truyền tải hộ.

Cấp điện áp trung thế được xây dựng từ những năm xa xưa theo cách nối dài lưới phân phối từ các nhà máy điện, các nhà máy điện lại được xây dựng với các cấp điện áp trung thế ra khác nhau do đó lưới điện trung thế được khai thác tại các Công ty hiện tại cũng khác nhau nhiều. Các cấp điện áp trung thế hiện tại gồm 6, 10, 22, 35kV. Có Công ty trên lưới có đầy đủ cả 4 cấp điện áp, có Công ty có 3, có Công ty lại chỉ 1 hoặc 2 cấp điện áp trung thế.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch giao, các Công ty Điện lực xây dựng và ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ làm việc giữa các đơn vị trực thuộc trong Công ty, gắn liền với các quy chế, quy định, quy trình quản lý… theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

Các Công ty Điện lực luôn tăng cường củng cố tổ chức bộ máy, sắp xếp lao động hợp lý cho các Điện lực để các đơn vị này đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý, kinh doanh điện.

Tại các Công ty đều có quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể từng phòng, từng Đội, Tổ sản xuất và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng CBCNV. Tạo mối quan hệ tốt giữa Công ty với Điện lực và các phòng chuyên môn nghiêp vụ, phối hợp với nhau tổ chức thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ SXKD.

Hoạt động tổ chức kinh doanh điện tại các Công ty đều áp dụng theo mô hình chuẩn của Tổng Công ty Điện lực. Các Công ty đều nhận điện từ các ranh giới đo đếm điện và trực tiếp bán điện tới hộ tiêu thụ điện theo phân cấp, cùng được nhận các chỉ tiêu kế hoạch và tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh.

Do đặc thù lưới điện từng Công ty Điện lực, khối lượng quản lý đường dây, trạm biến áp và khách hàng dùng điện khác nhau, nên các chỉ tiêu kinh doanh Tổng Công ty Điện lực giao cho các Công ty Điện lực cũng sẽ khác nhau.

Theo mô hình chung, việc tổ chức các hoạt động kinh doanh điện tại Công ty Điện lực được thực hiện thống nhất, có thể tóm tắt như sau:

- Khách hàng có nhu cầu mua điện đến Phòng giao dịch khách hàng làm thủ tục cấp điện;

- Tiếp nhận, tổ chức khảo sát cấp điện và tổ chức lắp đặt công tơ đo đếm điện;

- Thực hiện việc thỏa thuận ký kết HĐMBĐ trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật. Đóng điện sử dụng cho khách hàng.

- Công ty Điện lực triển khai hướng dẫn nghiệp vụ cho các Điện lực trực thuộc triển khai công tác kinh doanh điện.

- Điện lực tổ chức việc ghi chỉ số công tơ theo các phiên ghi chỉ số đảm bảo tính chính xác dưới sự giám sát của bên mua điện. Chỉ số ghi được trên công tơ điện là cơ sở để tính toán điện năng giao nhận, mua bán;

- Hoá đơn tiền điện do bên bán lập trên sở sở số liệu đầu vào là chỉ số công tơ ghi được, là cơ sở để bên mua điện thanh toán tiền mua điện với bên bán điện và bên bán điện thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Hoá đơn tiền điện được tính toán theo chương trình CMIS và in trên máy tính theo mẫu thống nhất được Bộ Tài chính phê duyệt;

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức kinh doanh tại công ty điện lực hà nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)