Mô hình tổ chức Công ty Điện lực Hà Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức kinh doanh tại công ty điện lực hà nam (Trang 49 - 53)

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KINH DOANH ĐIỆN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NAM

2.1. Giới thiệu Công ty Điện lực Hà Nam

2.1.3. Mô hình tổ chức Công ty Điện lực Hà Nam

Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty điện lực Hà Nam được tổ chức theo môn hình trực tuyến chức năng. Ban lãnh đạo của công ty gồm:

- Giám đốc Công ty là người được Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc bổ nhiệm, là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm trước EVNNPC, EVN và Nhà nước về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng trong từng thời kỳ kế hoạch cũng như trong sự phát triển lâu dài của công ty theo đúng pháp luật, đúng các qui chế của nhà nước, các qui định, hướng dẫn của EVN NPC, EVN.

- 04 Phó Giám đốc là những người được Tổng Giám đốc EVN NPC bổ nhiệm để giúp việc cho Giám đốc công ty, do Giám đốc công ty phân công giúp việc từng mặt công tác cho Giám đốc. Các Phó giám đốc là người cộng sự trực tiếp của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty, Tổng Giám đốc EVN NPC và trước pháp luật về phần việc được phân công .

Có 12 phòng nghiệp vụ; 06 Điện lực và 02 phân xưởng sản xuất;

- Tổng số CBCNV của Công ty là: 560 người;

Trong đó:

Có 421 nam và 139 nữ, 136 đảng viên, 273 đoàn viên thanh niên;

Tuổi bình quân: 36,7 Trình độ:

+ Thạc sỹ: 09 người, chiếm 1,61%

+ Đại học: 188 người, chiếm 33,57%

+ Cao đẳng: 47 người, chiếm 8,39%

+ Trung cấp: 29 người, chiếm 05,18 + Công nhân: 287 người, chiếm 51,25%

- Phân loại theo tính chất lao động:

+ Lao động trực tiếp: 432 (trong đó nữ 106).

+ Lao động gián tiếp: 128 (trong đó nữ 33).

Khối các Phòng chức năng trực thuộc Công ty: Gồm 12 phòng chức năng, biên chế cán bộ công nhân viên phụ thuộc vào chức năng nhiệm vụ của từng phòng.

Mỗi phòng cán bộ quản lý gồm có: 01 Trưởng phòng, ít nhất 01 Phó trưởng phòng và một số chuyên viên giúp việc theo định biên lao động phù hợp với từng phòng.

Các phòng chức năng trực thuộc Công ty gồm:

* Văn phòng (tên viết tắt VP; ký hiệu là P1): Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý các mặt công tác hành chính, văn thư, lưu trữ và phục vụ các điều kiện làm việc, quản lý nhà, xưởng, đất đai, ô tô theo phân cấp của Công ty, tổ chức phục vụ các hội nghị, ngày lễ, tết, công tác tuyên truyền và đời sống quản trị trong toàn Công ty.

* Phòng kế hoạch đầu tư (tên viết tắt KHĐT; ký hiệu là P2): Tham mưu giúp Giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác sửa chữa, điều động phương tiện, quản lý tài sản trong toàn Công ty.

* Phòng Tổ chức Lao động (tên viết tắt TCLĐ; ký hiệu là P3): Tham mưu giúp Giám đốc Công ty về công tác: Tổ chức bộ máy, tổ chức quản lý; công tác cán bộ; công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong Công ty; quản lý công nhân viên Công ty; công tác lao động, tiền lương…

* Phòng Kỹ thuật (viết tắt KT; ký hiệu P4): Có chức năng quản lý về công tác kỹ thuật trong mọi hoạt động của công ty.

* Phòng Tài chính kế toán (tên viết tắt TCKT; ký hiệu là P5): quản lý kinh tế tài chính, thu thập số liệu và phản ánh toàn bộ hoạt động tài chính của Công ty và quản lý công tác tài chính kế toán của đơn vị.

* Phòng Vật tư (tên viết tắt VT; ký hiệu là P6): Có nhiệm vụ lập kế hoạch mua sắm quản lý và cấp phát vật tư cho toàn đơn vị trong phạm vi kế hoạch được giao.

* Phòng Điều độ (tên viết tắt ĐĐ; ký hiệu là P7): Thực hiện chức năng điều độ hệ thống điện của Công ty theo phân cấp, đảm bảo vật hành tối ưu hệ thống điện.

* Phòng Quản lý xây dựng (tên viết tắt QLXD; ký hiệu là P8): Có nhiệm vụ lập kế hoạch, dự toán các công trình thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cư bản, thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản theo chế độ của Nhà nước ban hành.

* Phòng Kinh doanh điện năng (tên viết tắt KDĐN; ký hiệu là P9): Có nhiệm vụ phát triển khách hàng, quản lý phụ tải, chống tổn thất, theo dõi tình hình kinh

doanh, tổng hợp các kết quả kinh doanh điện năng: Thương phẩm, giá bán điện, tổn thất, thu tiền điện... Tham mưu và đề xuất với Giám đốc công ty trong việc thực hiện, triển khai công tác tổ chức kinh doanh điện năng trong toàn công ty.

* Phòng Công nghệ thông tin (tên viết tắt CNTT; ký hiệu là P10): Có nhiệm vụ quản trị hệ thống mạng máy tính, các phần mềm quản ltrị kinh doanh, kế toán, vật tư trong toàn công ty. Sửa chữa, lắp đặt hệ thống mạng và máy tính trong toàn công ty.

* Phòng Thanh tra an toàn (tên viết tắt TTAT; ký hiệu là P11): Có chức năng kiểm tra, giám sát, bồi huấn chỉ đạo các điện lực thực hiện quy trình, quy phạm về an toàn điện, phòng chống cháy nổ.

* Phòng Kiểm tra, giám sát mua bán điện (tên viết tắt KTGSMBĐ; ký hiệu là P16): Có nhiệm vụ kiểm tra giám sát công tác kinh doanh điện năng, mua bán điện trong toàn công ty.

Khối các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty bao gồm:

* 06 Điện lực trực thuộc có chức năng thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh điện năng, chăm sóc, phát triển khách hàng. Tham mưu cho Công ty và chính quyền địa phương trong công tác quy hoạch, phát triển lưới điện, an toàn hành lang lưới điện và chăm sóc, phát triển khách hàng trên địa bàn quản lý. Đó là:

- Điện lực Thành phố Phủ Lý;

- Điện lực Kim Bảng;

- Điện lực Duy Tiên - Điện lực Thanh Liêm - Điện lực Bình Lục - Điện lực Lý Nhân

Bộ máy lãnh đạo của các Điện lực trực thuộc gồm có 01 Giám đốc Điện lực và 02 Phó Giám đốc.

Các đơn vị trực thuộc Công ty gồm có:

+ Phòng Tổng hợp (Viết tắt là TH; ký hiệu là P1);

+ Phòng Kế hoạch-Kỹ thuật-An toàn (Viết tắt là KH-KT-AT; ký hiệu là P2);

+ Phòng Kinh doanh (Viết tắt là KD; ký hiệu là P3);

+ Các Đội SXKD tổng hợp (Viết tắt là SXKDTH);

+ Tổ Kiểm tra giám sát mua bán điện (Viết tắt là KTGSMBĐ);

+ Tổ trực vận hành (Viết tắt là TVH);

+ Tổ giao dịch khách hàng (Viết tắt là GDKH);

* Phân xưởng đo lường thí nghiệm điện (tên viết tắt PXĐL-TNĐ; ký hiệu là PXĐ): Cơ cấu tổ chức bộ máy gồm: 01 Quản đốc phân xưởng; 01 Phó quản đốc phân xưởng; 01 Kỹ thuật viên an toàn chuyên trách. Thành lập 02 Tổ sản xuất trực thuộc phân xưởng gồm:

- Tổ thí nghiệm điện - Tổ đo lường điện

Được sự uỷ quyền của trung tâm do lường chất lượng Nhà nước, phòng có chức năng là kiểm tra, hiệu chỉnh chất lượng công tơ đo đếm và các thiết bị đo đếm điện trước khi đưa vào vận hành trong mạng lưới. Kiểm tra chất lượng càng đạt hiệu quả, thì chất lượng công tơ và các thiết bị đo đếm khác càng cao, càng hạn chế được tổn thất điện năng, tạo điều kiện cho quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao.

* Phân xưởng xây lắp và sửa chữa điện (tên viết tắt PXXL&SCĐ; ký hiệu là PXĐ): Cơ cấu tổ chức bộ máy gồm: 01 Quản đốc phân xưởng; 01 Kỹ thuật viên an toàn chuyên trách. Thành lập 02 Tổ sản xuất trực thuộc phân xưởng gồm:

- Tổ thiết kế

- Tổ sửa chữa thiết bị và xây lắp điện

Phân xưởng có chức năng tham mưu giúp Giám đốc về công tác tư vấn thiết kế, xây lắp các công trình xây dựng mới, sửa chữa lớn, đại tu cải tạo lưới điện của Công ty và của khách hàng theo giấy phép kinh doanh của Công ty, cụ thể: - Khảo sát, lập phương án SCL, SCTX lưới điện điện áp từ 35kV trở xuống. - Khảo sát, lập DAĐT, TKKTTC các dự án cải tạo nâng cấp và xây dựng mới các công trình điện có điện áp đến 35kV...

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty Điện lực Hà Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức kinh doanh tại công ty điện lực hà nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)