Kiến nghị đối với các Trường, Trung tâm đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 vạn xuân (Trang 111 - 117)

3.3. Một số kiến nghị

3.3.2. Kiến nghị đối với các Trường, Trung tâm đào tạo

Nhằm giúp Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng số 4 – Vạn Xuân khắc phục những tồn tại và làm tốt hơn công tác đào tạo, kiến nghị các Trường, Trung tâm đào tạo:

- Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu ngành xây dựng nói chung nên có sự phối hợp với các đơn vị trong ngành hoặc đào tạo theo đơn đặt hàng của ngành.

- Cần có sự hợp tác giữa các Trường, Trung tâm đào tạo trong và ngoài ngành xây dựng để tận dụng được thế mạnh của nhau, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

- Thực hiện nhiều hình thức đào tạo đa dạng để thu hút nhiều đối tượng tham gia, đặc biệt là những cán bộ đã có tuổi, như: Đào tạo ngắn hạn ngay tại doanh nghiệp, báo cáo chuyên đề, hội thảo,...

Kết luận chương 3

Tóm lại, từ việc phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng số 4 – Vạn Xuân, đánh giá những mặt được cũng như những yếu kém còn tồn tại, đồng thời kết hợp với những lý luận về quản trị nguồn nhân lực, Chương 3 đã trình bày những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này cho Công ty, cụ thể đó là những giải pháp về: Hoàn thiện chính sách tuyển chọn nhân viên, hoàn thiện phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên, hoàn thiện chế độ tiền lương,...

Tất cả các giải pháp nêu ra với mục đích cuối cùng nhằm làm cho công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng được định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty và làm tăng thêm giá trị doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 – Vạn Xuân – là một công ty cổ phần hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, ảnh hưởng của cơ chế cũ và lề lối làm việc trước đây còn nặng nề,... do đó công tác quản trị nhân lực hiện nay còn khá nhiều vấn đề cần chỉnh sửa và hoàn thiện mới mong đáp ứng được yêu cầu cũng như định hướng phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian tới của Công ty. Luận văn đã nêu lên một hệ thống các giải pháp để giải quyết thực trạng này. Tuy nhiên các giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cho dù có tốt đến mấy cũng sẽ khó phát huy hết tác dụng của nó nếu không có được sự đồng thuận và cam kết mạnh mẽ từ các cấp quản lý cũng như cần có một sự thay đổi lớn trong tư duy của các nhà quản trị.

Để đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế trong tình hình mới cần phải có những thay đổi căn bản, phải tiếp cận với những phương pháp quản trị nhân lực hiện đại thì công tác quản trị nhân lực tại Công ty cần phải được tổ chức lại và hoàn thiện hơn bao giờ hết.

Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, với những nội dung, kết quả đã được phân tích cho thấy công tác quản trị nhân lực của các doanh nghiệp nói chung và tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 – Vạn Xuân nói riêng là vô cùng quan trọng. Qua những nội dung nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau:

1. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp, làm rõ được ý nghĩa, những nhân tố ảnh hưởng, vai trò và những nội dung chủ yếu của công tác quản trị nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp.

2. Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 – Vạn Xuân đã được đánh giá qua các nội dung như công tác tuyển dụng, đào tạo, hình thức trả lương v.v..., qua phân tích đã chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm, cũng như những nguyên nhân gây ra nhược điểm để đề ra giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo thu hút và duy trì nguồn nhân lực phù hợp với định hướng phát triển của Công ty.

3. Trên cơ sở những tồn tại trong công tác quản trị nhân lực, cùng với việc xem xét các nhân tố kinh tế, xã hội ảnh hưởng tình hình quản trị nhân lực của các đơn vị trực thuộc trong thời gian tới, chương 3 của luận văn đã đưa ra quan điểm và một số giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty bao gồm các giải pháp trọng tâm như:

- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực.

- Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực.

- Hoàn thiện phương pháp trả lương.

Các giải pháp quản trị nhân lực kiến nghị áp dụng cho Công ty đã:

- Phù hợp với đặc thù của một công ty cổ phần về xây dựng đang trong giai đoạn đổi mới.

- Có thể kết hợp với những giải pháp ở các lĩnh vực khác để thành tổng thể các giải pháp cho công tác quản trị nói chung.

- Vận dụng linh hoạt kiến thức quản trị nhân lực hiện đại vào một đơn vị đặc trưng của ngành xây dựng và do đó có thể nhân rộng những giải pháp này cho các đơn vị khác trong ngành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động TBXH (2005), Các văn bản quy định về chế độ tiền lương – bảo hiểm xã hội năm 2004, Nxb Lao động Xã hội.

2. Bộ Nội vụ (2004), Các văn bản quy định về chế độ tiền lương năm 2004, tập 1, Nxb Hà Nội.

3. Ngô Thế Bính (2004), Giáo trình kinh tế tổ chức, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Lao động thương binh và Xã hội (2005), Thông tư số 03/2005/TT- BLĐTBXH ngày 05/01/2005.

6. Bộ Lao động thương binh và Xã hội (2007), Thông tư số 29/2007/TT- BLĐTBXH ngày 05/12/2007.

7. Công ty cổ phần tư vấn Giáo dục Việt Nam (2008), Tài liệu tham khảo khóa Quản trị nhân sự tổng thể, Hà Nội.

8. Công ty viễn thông và công nghệ thông tin điện lực Miền Bắc (2011), Chương trình đào tạo nâng bậc công nhân, tài liệu môn học các vấn đề về quản lý nguồn nhân lực, Hà Nội.

9. Nguyễn Hồng Cử (2011), Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực ở các công ty thuộc Tổng công ty Đông Bắc, áp dụng cho Công ty TNHH 1TV 91, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Công nghiệp, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Điềm & nnk (2007), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

11. Nguyễn Duy Dũng (2008), Đào tạo và quản lý nhân lực, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2011), Hoàn thiện quy chế trả lương cho bộ phận gián tiếp tại Công ty cổ phần than Vành Danh, Đồ án tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh Mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

13. Vũ Lệ Hằng (2011), Sử dụng mô hình Servqual đánh giá chất lượng giáo dục đại học, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 7 (96) - 2011.

14. Nguyễn Ngọc Khánh (2009), Giáo trình quản trị nhân lực, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

15. Nguyễn Minh Lương (2009), Hoàn thiện công tác quản lý lao động ở Công ty vật tư công nghiệp Quốc phòng, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Công nghiệp, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

16. Bùi Xuân Phong (2008), Giáo trình quản trị nguồn nhân lực, Học viện Bưu chính Viễn thông.

17. Từ điển Wikipedia Tiếng Việt.

18. https://thanhthoale.wordpress.com/2012/02/16/dinh-gia-vi-tri-cong-viec-p1- trong-3ps/

19. http://luanvan.net.vn 20. http://timtailieu.vn

21. http://vanban.chinhphu.vn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 vạn xuân (Trang 111 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)