Tổng quan các nghiên cứu về tạo động lực cho người lao động

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị hà nam (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP

1.3 Tổng quan các nghiên cứu về tạo động lực cho người lao động

Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu về tạo động lực cho người lao động của các học giả trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu đã xây dựng hệ thống các khái niệm có liên quan đến hoạt động tạo động lực và các yếu tố tác động đến hoạt động này.

Các học thuyết về tạo động lực của các học giả nước ngoài: Học thuyết về nhu cầu của Maslow, học thuyết hệ thống hai yếu tố của F.Herzberg, học thuyết công bằng của Adam Stacy….

Trong nước cũng có nhiều học giả nghiên cứu về tạo động lực cho người lao động được phản ánh trong các giáo trình về nhân lực như:

- PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, Ths Nguyễn Vân Điềm (2004), Quản trị nhân lực, Nxb Lao động.

- PGS.TS Bùi Anh Tuấn, TS. Phạm Thúy Hương (2009), Hành vị tổ chức, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Tạo động lực cho người lao động cũng là đề tài được nhiều sinh viên đại học, học viên sau đại học chọn làm luận văn tốt nghiệp như:

- Nguyễn Thị Tuyến (2014), Tạo động lực lao động tại cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam, luận văn thạc sỹ: đề cập đến vấn đề tạo động lực cho người lao động tại đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước.

- Nguyễn Thị Thu Thủy (2013), “Nghiên cứu giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên than Dương Huy – Vinacomin”, Luận văn thạc sỹ: đề cập đến vấn đề tạo động lực cho người lao động tại doanh nghiệp kinh doanh khai thác khoáng sản.

Việc nghiên cứu các vấn đề lý thuyết tạo động lực, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể về tạo động lực cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Việt Nam đã có, tuy nhiên chưa có đề tài nào được nghiên cứu về tạo động lực cho người lao động tại Công ty Môi trường và Công trình đô thị Hà Nam. Do đó tác giả đã chọn đề tài "Tăng cường công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Hà Nam", làm luận văn tốt nghiệp của mình.

Kết luận chương 1

Hoạt động tạo động lực trong lao động hiện nay đang ngày càng trở thành vấn đề khá quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với bất kỳ một tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Bởi công tác này đem lại những lợi ích to lớn, đây là vấn đề mà nhiều nhà quản lý trong và ngoài nước đang ngày càng lưu tâm đến. Vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, đặc biệt là quản lý lao động là phải biết tìm ra động lực và thực hiện nó như thế nào để có hiệu quả cao.

Như vậy các nhà lãnh đạo, nhà quản lý phải xác định các nhu cầu là nguồn gốc, là yếu tố quyết định việc kích thích lao động. Cùng với việc quan tâm đến nhu

cầu vật chất như tiền lương, tiền thưởng, nhà ở… người lãnh đạo cần chú ý đến các nhu cầu tinh thần của người lao động như đánh giá, đào tạo, thăng tiến, tôn trọng đồng thời phải gắn trách nhiệm và nhu cầu thực tế của người lao động với số lượng và chất lượng họ làm được.

Trong chương 1 này, Luận văn tập trung làm rõ cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho người lao động trong doanh nghiệp, đưa ra một số khái niệm cơ bản về tạo động lực người lao động, trình bày khái niệm một số học thuyết về tạo động lực:

Học thuyết nhu cầu của Abarha Maslow, học thuyết hai yếu tố của Herzberg..., các nhân tố ảnh hưởng, biện pháp tạo động lực làm việc... Để tăng cường động lực làm việc cho người lao động, phát huy hết khả năng của họ phục vụ cho tổ chức thì việc nghiên cứu, phân tích một cách cụ thể các yếu tố tạo động lực, các học thuyết về tạo động lực để từ đó rút ra được các phương pháp kích thích người lao động làm việc, so sánh với tình hình cụ thể tại các tổ chức, doanh nghiệp, các ngành, đưa ra các giải pháp cụ thể thiết thực nâng cao động lực làm việc cho người lao động là một đòi hỏi hết sức cấp thiết, nhất là trong công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay.

Những nội dung lý thuyết tổng hợp nêu trên chính là cơ sở lý luận để luận văn thực hiện mục tiêu nghiên cứu tại các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG

TRÌNH ĐÔ THỊ HÀ NAM

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị hà nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)