Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị hà nam (Trang 50 - 57)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Hà Nam

2.1.5 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty

Tính đến ngày 31/12/2014, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 357 người. Trong đó lực lượng lao động gián tiếp (cán bộ KHKT) có 45 người, chiếm 12.6%

và lực lượng lao động trực tiếp (công nhân lành nghề) có 312 người, chiếm 87.4%.

87.4%

12.6% Lao động gián tiếp

Lao động trực tiếp

Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu lao động theo chức năng năm 2014 của Công ty CP MT&CTĐT Hà Nam

Nhận thấy, tỷ lệ lao động gián tiếp tại công ty rất ít, chỉ chiếm 12,6% trong tổng số lao động, trong khi đó, tỷ lệ lao động trực tiếp khá đông, chiếm 87,4%. Điều này chứng tỏ khả năng quản lý hiệu quả của đội ngũ cán bộ KHKT. Số cán bộ quản lý tại các xí nghiệp chiếm 8,9% tổng số lao động, với tỷ lệ này, việc quản lý đội ngũ lao động tại các xí nghiệp trong công ty đã tương đối được đảm bảo.

Bảng 2.3 Thống kê cán bộ KHKT và công nhân lành nghề tại công ty năm 2014

TT Chức danh Số

lượng Học vị Thời gian

công tác

1 Giám đốc 1 Cử nhân kinh tế 30 năm

2 Phó giám đốc 3

Kỹ sư thủy lợi 25 năm

Cử nhân kinh tế 27 năm

Kỹ sư kinh tế xây dựng 28 năm 3 Trưởng, phó các phòng

chức năng

6 Kỹ sư xây dựng đô thị

Cử nhân kinh tế, tài chính, kế toán 7-15 năm 4 Đội trưởng thi công 6

Kỹ sư giao thông

9-25 năm Kỹ sư xây dựng, lâm nghiệp

5 Cán bộ quản lý 26

Kỹ sư xây dựng, giao thông, lâm

nghiệp 3-21 năm

Trung cấp 9-26 năm

6 Kế toán trưởng, kế toán viên

3 Cử nhân kinh tế

3-17 năm

7 Công nhân nề, sắt bậc 2-6 65 7-25 năm

8 Công nhân môi trường đô thị, bậc thợ 2-6

120

3-20 năm 9 Công nhân công viên cây

xanh, bậc thợ 2-5

50 5-15 năm

10 Công nhân lái xe các loại 27 5-20 năm

11 Công nhân nạo vét bùn, quản lý vận hành trạm bơm, bậc thợ từ 2-7

35

5-20 năm

12 Công nhân điện bậc 2-5 15 4-20 năm

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty CP MT&CTĐT Hà Nam)

* Kết cấu cán bộ quản lý theo trình độ chuyên môn

Bảng 2.4 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

(ĐVT: người)

Trình độ 2011 2012 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % +/- % Trên đại học và đại học 17 22 26 28 5 29.4 4 18.2 2 7.7

Cao đẳng 13 12 10 11 -1 -7.7 -2 -16.7 1 10

Trung cấp&công nhân KT 9 8 8 6 -1 -11.1 0 0 -2 -33.3 Lao động phổ thông, bậc

thợ từ 1-7 266 273 299 312 7 2.6 26 9.5 13 4.3

Tổng 305 315 343 357 10 3.3 28 8.9 14 4.1

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty CP MT&CTĐT Hà Nam)

3.1 1.7 7.8

87.4

Trê n ĐH & ĐH Cao đẳng

Trung cấp&CNKT Lao động phổ thông

Hình 2.3 Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn năm 2014 của Công ty CP MT&CTĐT Hà Nam

Nhìn chung, cán bộ công nhân viên công ty có trình độ đại học và trên đại học tăng dần lên qua các năm, đội ngũ cán bộ trình độ cao đẳng cũng được đào tạo, nâng cấp dần nên có xu hướng giảm, còn lại là đội ngũ cán bộ có bằng trung cấp là lớp cán bộ lâu năm, có kinh nghiệm, trình độ tay nghề cao, chiếm tỉ lệ thấp do hầu hết đều đến tuổi về hưu. Có sự biến động tăng lên của trình độ đại học chứng tỏ chất lượng cán bộ công nhân viên ngày càng được hoàn thiện, chính sách thu hút, đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty ngày càng được chú trọng để đáp ứng

nhu cầu về chất lượng lao động cũng như kích thích được tính tích cực của nhân viên. Số lượng cán bộ đảm nhiệm vai trò quản lý có trình độ đại học tăng qua các năm cụ thể như sau: năm 2012 tăng 29,4% so với 2011, năm 2013 tăng cao hơn năm 2012 18,2% và năm 2014 tăng hơn so với năm 2013 là 7,7%.

Chiếm tỉ lệ lớn nhất trong vòng tròn cơ cấu lao động là lực lượng lao động phổ thông, có tay nghề bậc thợ từ 1-7, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất với 87.4%.

* Biến động lao động qua các năm:

Bảng 2.5 Biến động nguồn lao động của Công ty giai đoạn 2011-2014

Nội dung 2011 2012 2013 2014

Số lao động rời khỏi công ty 24 28 32 25

Tổng số lao động 305 315 343 357

Tỷ lệ % 7,9 8,9 9,3 7,0

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty CP MT&CTĐT Hà Nam) Sự biến động nguồn nhân lực của công ty chủ yếu rơi vào bộ phận lao động trực tiếp. Sở dĩ, có sự biến động như vậy, ngoài các lý do như lao động đến tuổi nghỉ hưu, nghỉ thai sản, đau ốm... còn có lý do đến từ phía công ty. Giai đoạn từ 2011-2013 là giai đoạn đầu công ty hoạt động với tư cách là Công ty cổ phần. Đây cũng là giai đoạn nền kinh tế đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, trì trệ. Qua bảng thống kê trên ta thấy, lực lượng lao động rời khỏi công ty có sự tăng lên qua các năm, từ 7,9% năm 2011 lên 8,9% năm 2012. Đặc biệt, năm 2013 xảy ra tình trạng không thu hồi kịp công nợ, việc chi trả lương và các chi phí khác của công ty gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ bỏ việc của người lao động tiếp tục tăng, chiếm 9,3% tổng số lao động. Tuy nhiên, năm 2014, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dần đi vào ổn định, công ty cũng bắt đầu quan tâm hơn đến công tác tạo động lực cho nhân viên, vì vậy hiện tượng người lao động chán nản, bỏ việc đã giảm xuống đáng kể.

Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với đội ngũ cán bộ quản lý của công ty, vì nếu sự biến động nguồn nhân lực tiếp tục tăng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động của công ty.

* Cơ cấu bộ phận lao động trực tiếp của Công ty theo bậc thợ, trình độ văn hóa và độ tuổi

Bảng 2.6 Cơ cấu lao động trực tiếp của Công ty CP MT&CTĐT Hà Nam năm 2014

STT Danh mục ngành nghề

Tổng số

Bậc thợ Văn hoá Tuổi đời

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bình quân bậc thợ

sở

TH trở lên

Dưới 25

25- 34

35- 44

45 trở lên

Tổng số công nhân 312 3 34 58 94 96 25 2 4.05 49 263 43 108 124 37

1 Công nhân nề, sắt 65 5 11 16 25 8 4,31 3 62 2 21 36 6

2 Công nhân môi trường đô

thị 120 9 11 55 31 14 4,25 22 98 21 39 49 11

3 Công nhân công viên cây

xanh 50 6 20 11 13 3,62 17 33 14 15 7 14

4 Công nhân lái xe 27 3 2 8 5 9 3,56 27 5 12 6 4

5 Công nhân nạo vét bùn,

quản lý vận hành trạm bơm 35 11 4 5 10 3 2 3,89 7 28 0 14 21 0

6 Công nhân điện 15 1 4 2 8 4,13 15 1 7 5 2

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Hà Nam)

Về bậc thợ:

30.4%

8.7%

60.9%

Bậc 1-3 Bậc 4-5 Bậc 6-7

Hình 2.4 Biểu đồ cơ cấu lao động trực tiếp theo bậc thợ năm 2014 của Công ty CP MT&CTĐT Hà Nam

Qua biểu đồ 2.4 cho thấy, tỷ lệ lao động có tay nghề trung bình khá (từ bậc 4 đến bậc 5) chiếm tỷ trọng cao nhất là 60,9%; Trong khi đó, tỷ lệ công nhân bậc 6-7 chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn là 8,7%. Mặc dù vậy, nhờ ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào quá trình hoạt động sản xuất, nên vấn đề tay nghề lao động không ảnh hưởng nhiều đến công việc.

Do bộ phận lao động trực tiếp đa số là lao động phổ thông nên tỷ lệ lao động tay nghề yếu vẫn chiếm tỷ lệ khá cao là 30,4% (cụ thể: số lao động bậc 1 chiếm 1%, số lao động bậc 2 chiếm 10,8%, số lao động bậc 3 chiếm 18,5%). Do đó, để tăng NSLĐ, tăng hiệu quả SXKD, Công ty cần phải có biện pháp đào tạo để nâng cao tay nghề cho người lao động, và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Về trình độ văn hóa:

15.7%

84.3%

Trình độ cơ sở

Trình độ trung học trở lên

Hình 2.5 Biểu đồ cơ cấu lao động trực tiếp theo trình độ văn hóa năm 2014 của Công ty CP MT&CTĐT Hà Nam

Theo biểu đồ 2.5, số lao động có trình độ trung học trở lên chiếm 84,3%, trình độ cơ sở chiếm 15,7% trong tổng số công nhân lao động. Cho thấy trình độ lao động của Công ty tuy không cao nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Trong thời gian tới, Công ty cần chú trọng và ngày càng quan tâm hơn đến việc nâng cao tay nghề, bồi dưỡng văn hóa, đào tạo đội ngũ lao động làm cho chất lượng lao động, tiến tới giảm dần và xóa bỏ trình độ cơ sở.

Về độ tuổi:

11.9% 13.8%

39.7% 34.6%

Dưới 25 tuổi Từ 25 đến 34 tuổi Từ 35 đến 45 tuổi Trên 45 tuổi

Hình 2.6 Biểu đồ cơ cấu lao động trực tiếp theo độ tuổi năm 2014 của Công ty CP MT&CTĐT Hà Nam

Tuổi đời chủ yếu của công nhân lao động trong Công ty là từ 25 đến 34 tuổi chiếm tỷ trọng là 34,6%, và từ 35 - 44 tuổi chiếm tỉ trọng 39,7%. Tuổi đời nhỏ hơn 25 chiếm tỷ trọng là 13,8%, tuổi đời trên 45 tuổi chiếm 11,9%. Điều này cho thấy Công ty đang sở hữu một lực lượng lao động nòng cốt, có nhiều kinh nghiệm trong công tác, đồng thời cũng có lực lượng lao động trẻ, năng động, sáng tạo, nhạy bén trong công việc, có khả năng tiếp thu những công nghệ mới tốt.

* Nhận xét:

Từ tổng quan nghiên cứu về Công ty Cổ phần MT&CTĐT Hà Nam, có thể rút ra một số nhận xét về thực trạng nguồn lực của công ty như sau:

Doanh thu, lợi nhuận của công ty tăng đều qua các năm, chứng tỏ hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là rất khả quan. Nó thể hiện xu hướng ổn định trong hoạt động kinh doanh của công ty, phù hợp với xu thế

phát triển của thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, công ty nên có những biện pháp điều chỉnh một số các chỉ số về kế hoạch được nhà nước giao và các kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình để phát huy hơn nữa khả năng huy động vốn, tạo dựng các quỹ dự phòng để có thể ứng phó kịp thời với các biến động khó lường của thị trường.

Xét về nguồn nhân lực, nhìn chung chất lượng lao động tại công ty chưa cao, chưa đồng đều, một số không theo kịp với nhu cầu nhiệm vụ mới, chưa phát huy quyền làm chủ của mình trong đóng góp xây dựng công ty ngyaf càng phát triển, do đó gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Công ty cần có biện pháp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn và bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa thường xuyên cho đội ngũ lao động của công ty, ngày càng có tay nghề cao, ổn định về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị hà nam (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)