Thứ nhất, hiện nay vai trò hỗ trợ của Công ty đối với các đơn vị trực thuộc cũng như sự liên kết hợp tác giữa các đơn vị thành viên với nhau còn nhiều hạn chế nên một mặt không phát huy được sức mạnh tổng hợp, mặt khác không khai thác hết thế
mạnh của từng đơn vị thành viên. Do đó, với vai trò của mình, Công ty nên là đầu mối
liên kết các đơn vị thành viên với nhau, các đơn vị thành viên sẽ kết hợp với nhau
cùng phát triển.
Thứ hai, Công ty cần có giải pháp hỗ trợ các đơn vị thành viên về một số nội dung như: Điều hòa các nguồn lực giữa các đơn vị thành viên, phát triển lực lượng cán
bộ quản lý đặc biệt là cán bộ quản lý các dự án lớn và cán bộ quản lý kinh tế cho các đơn vị thành viên.
3.3.2.Kiến nghị với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Ninh.
Thứ nhất, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, cung cấp
thông tin dự báo tình hình thị trường, giá cả, nguồn cung cấp hàng hóa ở trong và
ngoài nước cho doanh nghiệp.
Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp trong tiếp cận các nguồn vốn kinh doanh; làm việc với các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp về các vấn đề thanh toán đồng
USD cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn thu mua hàng xuất khẩu và đầu tư cho sản xuất chế biến hàng xuất khẩu.
Thứ ba, triển khai các chuyên đề về chống các hành vi: Buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, vi phạm về nhãn hiệu hàng hoá, vi phạm
kiểu dáng công nghiệp, vi phạm đo lường, chất lượng hàng hoá; tập trung kiểm tra, xử
lý các vi phạm trong hoạt động thương mại khác như hội chợ, khuyến mại, quảng cáo thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, đấu thầu, giám định, đại lý, bán hàng đa
cấp... tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp.
Thứ tư, triển khai các chương trình tập huấn, hội thảo cung cấp thông tin, đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức lớp đào tạo về tổ chức quản lý sản xuất cho các doanh
nghiệp.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển thị trường trong tỉnh và toàn quốc.
3.3.3. Kiến nghị với Nhà nước
Thứ nhất, Nhà nước cần sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp và các
văn bản pháp quy làm tiền đề hướng dẫn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Ngoài ra, hệ thống các văn bản về thuế cũng cần sớm được ban hành để các
doanh nghiệp hoạt động tuân thủ các quy định của pháp luật; đồng thời có những chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp đạt hiệu quả kinh tế cao.
Để được như vậy, Nhà nước nên có một hội đồng tư vấn pháp luật giỏi chuyên môn, bao gồm những chuyên gia trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Họ sẽ là những người dự thảo luật và tư vấn cho Chính phủ trước khi luật được Quốc hội thông qua.
Thứ hai, Nhà nước cần thực hiện tốt vai trò điều tiết và tạo dựng một môi trường kinh doanh tích cực cho các doanh nghiệp Nhà nước bao gồm hoàn thiện và phát triển đồng bộ các thị trường (vốn, lao động, công nghệ, hàng hóa dịch vụ, …). Ngoài ra, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như các dịch
vụ tài chính, dịch vụ vận chuyển và cung ứng, dịch vụ công nghệ và các dịch vụ khác
nhằm tạo điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả sản
xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Thứ ba, Nhà nước cần tách quản lý hành chính nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, Xóa bỏ chức năng chủ quản đối với các doanh nghiệp. Điều này không những giúp các doanh
nghiệp thực hiện quyền tự chủ, kinh doanh linh hoạt và thích nghi với cơ chế thị trường, mà còn có tác động thúc đẩy quá trình cải cách nền hành chính quốc gia, nâng
cao hiệu quả hoạt động và chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính Nhà nước.
Thứ tư, Nhà nước kiên quyết xóa bỏ các loại bảo hộ bất hợp lý trong công tác
quản lý vốn của các doanh nghiệp như khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ cho các doanh
nghiệp Nhà nước.
Thứ năm, Nhà nước cần thắt chặt hoạt động tín dụng của các ngân hàng
thương mại, đặc biệt là các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước. Việc các ngân hàng
thương mại cấp tín dụng tràn lan, không dựa vào tình hình tài chính của doanh
nghiệp cũng là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn của các doanh
Thứ sáu, Nhà nước cần thay đổi các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thay vì chỉ tiêu doanh thu là quan trọng nhất,
lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp mới là nhân tố cơ bản phản ánh rõ nhất tình hình và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp.
Thứ bảy, Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân nhằm tạo ra sự tự do kinh doanh,
cạnh tranh bình đẳng trên thị trường của các doanh nghiệp. Khi đó, hiệu quả sản xuất
kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp mới thực sự được quan tâm đúng mức nhằm nâng cao sức cạnh tranh tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát triển bền
vững của doanh nghiệp. Trong những năm vừa qua, phần lớn các doanh nghiệp đã
được được sắp xếp lại theo hướng cổ phần hóa đã nâng cao sức cạnh tranh của sản
phẩm đối với nền kinh tế, sản xuất kinh doanh đã có lãi, và nâng cao rõ rệt hiệu quả sử
dụng vốn. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết
bị để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, khắc phục tình trạng lỗ lũy kế và có vốn tích lũy để tái sản xuất mở rộng.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài của các doanh nghiệp, nó mang ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp đặc biệt là
trong điều kiện thiếu vốn. Trong sự đổi mới hôm nay của đất nước và khu vực có
nhiều biến động việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn góp phần tăng hiệu
quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, tăng khả năng tích luỹ, giúp doanh nghiệp tái
sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống của cán bộ
công nhân viên là một thách thức lớn với tất cả các doanh nghiệp.
Trong những năm qua Công ty DABACO Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích
cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vấn đề quản lý và sử dụng vốn được Công ty rất
chú trọng quan tâm, tuy nhiên hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vẫn còn ở mức khiêm tốn.
Chính vì thế việc phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng vốn một cách chính xác để tìm ra những hạn chế và nguyên nhân sẽ giúp cho quá trình đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý và sử dụng vốn mang tính khả thi cao. Là một cán bộ công tác nhiều năm tại
ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh tôi cũng mong muốn nghiên cứu những giải pháp của mình đưa ra có thể góp phần giúp Công ty khắc phục những tồn
tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các
chu kỳ kinh doanh tiếp theo.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Trương Đình Chiến, các thầy
cô trong khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang; ban Tổng Giám đốc, cán bộ các phòng ban của
Công ty DABACO Việt Nam, những người đã tận tình giúp để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Do điều kiện về thời gian và công tác, cũng như kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều hạn chế, luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót, bất hợp lý rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô, cũng như bạn đọc để tác giả hoàn thiện hơn trong các công trình nghiên cứu tiếp theo.
Xin trân trọng cảm ơn! Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
4. Lưu Hương Giang (2007), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS.Vũ Duy Hào (2011), Giáo trình Tài chính
doanh nghiệp, NXB ĐHKTQD , Hà Nội.
4. PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào (2006), Quản trị Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
5. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài Chính , Hà Nội.
6. Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
7. Nguyễn Năng Phúc (2007), Phân tích kinh doanh lý thuyết và thực hành, NXB Tài chính, Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Tài (2002), Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền Tệ, NXB Thống
kê, Hà Nội.
9. Công ty DABACO Việt Nam (2008), Báo cáo tổng kết năm 2008.
10. Công ty DABACO Việt Nam (2009), Báo cáo tổng kết năm 2009. 11. Công ty DABACO Việt Nam (2010), Báo cáo tổng kết năm 2010.
12. Công ty DABACO Việt Nam (2009), Báo cáo tài chính năm 2008. 13. Công ty DABACO Việt Nam (2010), Báo cáo tài chính năm 2009. 14. Công ty DABACO Việt Nam (2011), Báo cáo tài chính năm 2010.
13. Công ty DABACO Việt Nam (2010), Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn