Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ QUẢN lý và sử DỤNG vốn SAU cổ PHẦN HOÁ tại CÔNG TY cổ PHẦN NÔNG sản DABACO VIỆT NAM (Trang 56 - 102)

2.2.3.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

Bảng 2.4 : Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn STT Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 % C.lệch 09/08 % C.lệch 10/09 1 Doanh thu thuần Tr đ 1.377.461 1.580.707 2.185.079 14,7 38,2 2

Lợi nhuận sau thuế Tr đ 58.189 86.358 176.478 48,4 104,4

3 Tổng số vốn bình quân Tr đ 748.275 1.220.846 1.936.903 63,2 58,6 4 Vốn chủ sở hữu B/Q Tr đ 301.259 615.593 769.188 208,2 151,1 5 Tỉ suất LN/DT % 4,2 5,5 8,1 6 Hiệu suất sử dụng vốn Lần 1,84 1,3 1,13 7 Tỉ suất LNST vốn CSH % 19,3 14,0 23,0

Nguồn:Báo cáo Tài chính đã được kiểm toán của Công ty DABACO ViệtNam

Doanh thu thuần của công ty phát sinh trong năm 2010 tăng mạnh so với năm

2009 với mức tăng tương đối là 38,2%, mức tăng 14,7% năm 2009 so với năm 2008.

Lợi nhuận sau thuế của Công ty ba năm qua liên tục tăng và tăng mạnh nhất vào năm 2010 ( tăng 104,4% so với năm 2009 ). Cụ thể, năm 2010 doanh thu thuần của Công ty đạt mức cao nhất là 2.185. 079 triệu đồng , tăng 38,2% so với năm 2009, lợi nhuận sau

thuế của Công ty năm 2010 tăng mạnh so với 2 năm trước đó. Năm 2010 doanh thu

thuần của Công ty tăng so với năm 2009 nhưng tỉ lệ tăng của lợi nhuận sau thuế năm

2010 so với năm 2009 cao hơn nhiều so với tỉ lệ tăng của doanh thu thuần, số liệu cụ

thể là 104,4% so với 38,2% .

Để đánh giá đầy đủ hiệu quả quản lý và sử dụng toàn bộ vốn, ta xem xét các chỉ

tiêu sau :

Trong ba năm (2008- 2010), tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty tương đối cao. Cụ thể, một trăm đồng doanh thu tạo ra được 4,2 đồng lợi nhuận sau thuế vào

năm 2008; 5,5 đồng vào năm 2009 và 8,1 đồng vào năm 2010. Điều đó phản ánh tốc độ tăng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý của Công ty trong ba năm qua nhỏ hơn

tốc độ tăng của doanh thu thuần. Để cải thiện tình hình này, Công ty cần quan tâm và phát huy tốt các biện pháp giảm thiểu chi phí không cần thiết và tăng tỉ lệ thặng dư thương mại trong những năm tới.

- Hiệu suất sử dụng vốn :

Chỉ tiêu này của Công ty trong ba năm qua thấp và giảm dần. Hiệu suất sử dụng

vốn của Công ty đạt mức cao nhất vào năm 2008 (1,84 lần) và thấp nhất vào năm 2010

(1,13 lần). Điều đó chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn của Công ty trong việc tạo ra doanh thu đang giảm dần. Trong bối cảnh nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu được hình thành từ vay vốn ngân hàng, việc sử dụng không hiệu quả đồng vốn kinh

doanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán và khả năng huy động vốn tiếp

theo của Công ty trong thời gian tới.

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu:

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong ba năm 2008 đến 2010 đạt cao. Tỷ suất

lợi nhuận vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2009 đạt mức thấp nhất trong ba năm

nghiên cứu là 14%, giảm 9% so với năm 2010 và giảm 5,3% so với năm 2008. Nguyên nhân chính là do lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng dần và mức tăng doanh thu thuần chưa ổn định qua các năm. Qua phân tích ở trên, ta có thể thấy hoạt động sản xuất kinh

doanh của Công ty từ năm 2008 đến năm 2010 tương đối tốt, lợi nhuận của Công ty tăng cao và tăng mạnh vào năm 2010. Đặc biệt năm 2010 tăng mạnh các chỉ tiêu như

doanh thu thuần(tăng 38,2%) so với năm 2009, tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh

doanh và tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu đều tăng so với năm 2009 và lần lượt là 9,1% và 23%. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của Công ty không cao và có xu

hướng giảm từ năm 2008 sang năm 2010. Các chỉ tiêu phân tích trên trên phản ánh

một thực trạng là hiện nay các doanh nghiệp sản suất kinh doanh nói chung, chỉ tiêu lợi nhuận và chỉ tiêu hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn không phải là các tiêu chí để cơ

quan quản lý Nhà Nước đánh giá hiệu quả hoạt động sản suất kinh doanh. Tiêu chí để đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp chính là tổng doanh thu phát sinh trong năm

đạt hoặc vượt mức kế hoạch đề ra ( năm sau phải cao hơn năm trước), bảo toàn được

vốn của Doanh nghiệp và đạt chỉ tiêu nộp thuế cho ngân sách địa phương. Chính vì vậy mục đích cuối cùng của Công ty là vượt doanh thu theo kế hoạch và tăng mạnh so

với các năm trước.

Với những phân tích trên và hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của Công ty

DABCO Việt Nam trong ba năm từ 2008 đến 2010 luôn được các cơ quan quản lý Nhà

nước đánh giá hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước và

hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra hàng năm.

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực tạo ra giá trị sản

xuất doanh thu và khả năng sinh lời của vốn. Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt

gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Bảng 2.5: Hiệu suất sử dụng vốn Đơn vị:Triệu đồng STT Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = (1)/(4)% 184,0 112,8 129,5 2 ROA = (3) / (4) % 55,0 108,4 34,6 3 ROE = (3) / (5) % 17,7 30,9 10,5

Nguồn:Báo cáo Tài chính đã được kiểm toán của Công ty DABACO Việt Nam

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản phản ánh khả năng tạo ra bao nhiêu đồng

doanh thu khi sử dụng 100 đồng tài sản. Từ bảng số liệu trên ta thấy: Hiệu suất sử

dụng tổng tài sản các năm báo cáo đều tốt; cụ thể: Cứ sử dụng 100 đồng tài sản sẽ tạo ra 184,0 đồng doanh thu trong năm 2008, 112,8 đồng DT trong năm 2009 và 129,5

đồng DT trong năm 2010. Có thể thấy, khả năng tạo ra doanh thu từ sử dụng tổng tài sản có chuyển biến tích cực qua các năm.

ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets). Qua số liệu

tính toán tại bảng 2.5, ta thấy khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của Công ty không ổn định, cụ thể năm 2009 ROA cao hơn năm 2008 và năm 2010. Điều này phản

ánh năm 2008 do ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm kinh tế cũng đã ảnh hưởng tới khả năng tạo ra lợi nhuận từ một đồng tài sản của toàn công ty. Sự ảnh hưởng này lan truyền cả sang năm 2010 chỉ số này vẫn còn thấp hơn năm 2008.

ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equyty).

Qua số liệu tính toán tại bảng 2.5 ta cũng có thể thấy khả năng tạo ra lợi nhuận từ vốn

chủ sở hữu không ổn định qua các năm, cụ thể: năm 2008 đạt 17,7%, năm 2009 đạt 30,9%, năm 2010 đạt 10,5%. Số liệu trên phản ánh tác động của tình hình kinh tế trong nước năm 2008 và 2010 cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lợi từ vốn chủ sở hữu

của toàn Công ty.

Tóm lại trong 3 năm gần đây Công ty cổ phần DABACO Việt Nam luôn làm ăn

có lãi nhưng tính ổn định chưa cao. Qua những chỉ tiêu phân tích sơ bộ trên đây có thể

thấy rằng: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không phải hoàn toàn thuận lợi,

một số chỉ tiêu đã phản ánh tình trạng không ổn định trong hoạt động của doanh

nghiệp. Ngoài những bất lợi do điều kiện khách quan mang lại thì bên cạnh đó còn có những yếu tố mang tính chủ quan, cụ thể như hoạt động quản lý, sử dụng vốn của

doanh nghiệp cũng tác động không nhỏ. Do vậy, cần đi sâu phân tích chi tiết để thấy

những kết quả đạt được và những mặt hạn chế cần khắc phục để từ đó có giải pháp kịp

thời, hiệu quả.

Trong bất kỳ một lĩnh vực, một ngành nghề nào muốn tiến hành hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, cần có tài sản bao gồm: Tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn và TSCĐ, đầu tư dài hạn hay còn gọi là (tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn). Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm:

Nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.

Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhu cầu vốn sản

xuất và vốn đầu tư cho máy móc, thiết bị là tương đối lớn vì vậy cần xem xét mức độ

an toàn của nguồn vốn khi đầu tư vào tài sản này để có chính sách huy động các nguồn

vốn vay trung và dài hạn một cách hợp lý vì nguồn vốn chủ sở hữu không thể đảm bảo

cho toàn bộ TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn. Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản

là một vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả.

Nhằm đáp ứng nhu cầu về tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh

nghiệp cần phải tập hợp các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động hình thành nguồn vốn tài trợ tài sản. Nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp được hình thành,

trước hết từ nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu (vốn đầu tư của chủ sở hữu ban đầu và bổ sung trong quá trình kinh doanh, các quỹ doanh nghiệp có nguồn gốc từ lợi nhuận,

lợi nhuận chưa phân phối, các nguồn kinh phí, nguồn vốn xây dựng cơ bản...). Phân

tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh chính là việc xem xét mối quan

hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản. Cụ thể ta có thể phân tích

thông qua số liệu bảng dưới đây:

Bảng 2.6: Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Đơn vị:Triệu đồng STT Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1 Vốn dài hạn 404.159 740.513 1.099.497 Vốn CSH 301.259 615.293 769.188 Nợ dài hạn 102.900 125.220 330.309 2 TSCĐ và ĐTDH 274.141 428.395 723.774

3 VLĐ thường xuyên =(1)-(2) 130.018 312.118 375.723

Nguồn:Báo cáo Tài chính đã được kiểm toán của Công ty DABACO Việt Nam

Quan bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng

dần qua các năm. Năm 2009 tăng là 314.034 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 104,2% so với năm 2008 trong khi đó nhu cầu đầu tư máy móc, thiết bị và vốn đầu tư dài hạn cũng tăng mạnh. Mặt khác do ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái kinh tế dẫn đến khả năng huy động nguồn vốn tín dụng dài hạn gặp khó khăn nên nguồn vốn dài hạn vẫn chưa đủ đảm bảo cho nhu cầu tăng tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Năm 2010 vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2009 là 153.895 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 25,0% trong khi đó

nhu cầu đầu tư máy móc, thiết bị và vốn đầu tư dài hạn vẫn tăng cao. Nhưng do nền kinh

tế đang trên đà phục hồi quan hệ của Công ty đối với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng

tốt hơn nên nguồn vốn dài hạn vẫn đủ tài trợ cho nhu cầu tăng lên của TSCĐ và đầu tư dài

Để tiến hành sản xuất và mở rộng sản xuất việc đầu tư, nâng cấp các máy móc,

thiết bị thôi chưa đủ, doanh nghiệp cần phải đảm bảo đủ vốn lưu động đáp ứng cho nhu

cầu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động bao gồm:

Hàng tồn kho, các khoản phải thu.

Bảng 2.7: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

Đơn vị:Triệu đồng

STT Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

1 Nợ ngắn hạn 344.116 480.032 837.407

2 Các khoản phải thu 127.695 149.103 488.552

3 Hàng tồn kho 204.785 244.696 507.539

4 Nhu cầu VLĐ thường xuyên 11.636 86.233 -158.684

Nguồn: Báo cáo Tài chính đã được kiểm toán của Công ty DABACO ViệtNam

Bảng trên cho thấy nguồn vốn ngắn hạn của năm 2008 và năm 2009 thừa để tài trợ cho khoản phải thu và hàng tồn kho tuy nhiên năm 2010 Công ty đã phải vay nợ dài hạn để tài trợ cho các khoản phải thu và hàng tồn kho.

Qua phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty ta

thấy: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên năm 2010 âm nhiều chứng tỏ Công ty đã sử

dụng nợ dài hạn để đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Ngược lại năm 2008 và 2009 thì Công ty

đã sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư vào hàng tồn kho, các khoản phải thu. Như vậy nợ dài hạn năm 2009 đã giảm đi. Cần sử dụng vốn phù hợp, an toàn, tiết kiệm tránh tình trạng

thừa vốn ngắn hạn thiếu vốn dài hạn.

2.2.3.2. Thực trạng sử dụng vốn, tài sản cố định

Cơ cấu tài sản cố định: Tỷ trọng TSCĐ trong tổng số tài sản, trước hết phải

phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Tiếp đến tỷ trọng này còn phụ

thuộc vào chính sách đầu tư, chu kỳ kinh doanh, phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp áp dụng. Đối với các doanh nghiệp có chính sách đầu tư mới (cả chiều rộng và chiều sâu), trong giai đoạn mới đầu tư tỷ trọng thường cao do lượng vốn đầu tư lớn

Mặt khác tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản được xác định bằng giá trị còn lại của TSCĐ nên phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp vận dụng cũng có ảnh hưởng đáng kể,

do mỗi phương pháp khấu hao thì có mức khấu hao khác nhau. Tỷ trọng của từng bộ phận TSCĐ bao gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình.

Cơ cấu TSCĐ cho ta biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của các máy móc, thiết bị

trong Công ty. Tình hình nguyên giá, giá trị còn lại của TSCĐ của Công ty cổ phần

DABACO Việt Nam được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.8: Nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình

Đơn vị:Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm Chỉ tiêu NG GTCL NG GTCL NG GTCL Nhà cửa, vật K.trúc 158.399 128.260 201.253 159.540 283.309 235.141 Máy móc thiết bị 124.274 73.998 144.458 80.818 165.640 89.736

Phương tiện vận tải 20.012 8.877 24.515 11.059 32.409 16.086 Thiết bị d/cụ q. lý 6.623 3.221 7.692 3.021 9.256 3.206

Tổng cộng 309.309 214.356 377.918 254.438 490.614 344.169

Nguồn: Báo cáo Tài chính đã được kiểm toán của Công ty DABACO ViệtNam

Bên cạnh giá trị tuyệt đối ở bảng trên ta có thể, thể hiện dưới giá trị tương đối ở

Bảng 2.9: Tỷ trọng nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình Đơn vị: % 2008 2009 2010 Năm Chỉ tiêu NG GTCL NG GTCL NG GTCL Nhà cửa, vật K.trúc 51,2 59,8 53,2 62,8 57,7 68,3 Máy móc thiết bị 41,0 34,5 38,2 31,6 33,8 26,1

Phương tiện vận tải 6,5 4,1 6,5 4,4 6,6 4,7

TBị dụng cụ quản lý 1,3 1,6 2,1 1,2 1,9 0,9

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Báo cáo Tài chính đã được kiểm toán của Công ty DABACO ViệtNam

Với hoạt động chủ yếu là sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi gia súc ,gia cầm

và các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác vì vậy công ty có cơ cấu TSCĐ rất đặc trưng đó là giá trị nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng lớn ở mức 51,2% - 57,7% nguyên giá, tức là chiếm quá nửa TSCĐ hữu hình của Công ty. Giá trị còn lại của nhà cửa, vật kiến trúc cũng chiếm khoảng 59,8% - 68,3% giá trị còn lại TSCĐ hữu hình của đơn vị. Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng 38,2% - 41% nguyên giá. Phương tiện

vận tải chiếm tỷ trọng rất nhỏ năm 2008, 2009 và 2010 lần lượt là 6,5% , 6,5% và 6,6% nguyên giá.

Ta có thể quan sát sự thay đổi cơ cấu tỷ trọng của nguyên giá tài sản cố định cho

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ QUẢN lý và sử DỤNG vốn SAU cổ PHẦN HOÁ tại CÔNG TY cổ PHẦN NÔNG sản DABACO VIỆT NAM (Trang 56 - 102)