Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ QUẢN lý và sử DỤNG vốn SAU cổ PHẦN HOÁ tại CÔNG TY cổ PHẦN NÔNG sản DABACO VIỆT NAM (Trang 29 - 102)

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng tài sản và hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả cuối cùng của hoạt động sản

xuất kinh doanh như doanh thu và lợi nhuận… với số vốn cố định, vốn lưu động để đạt được hiệu quả đó. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cao nhất khi bỏ vốn vào kinh

doanh ít nhưng thu được lợi nhuận cao nhất. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là đi

tìm các biện pháp làm cho chi phí vốn là nhỏ nhất mà lại đem lại kết quả cuối cùng cao nhất.

Với công thức: Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí

Ta thấy để đạt được một lượng doanh thu nhất định, và lợi nhuận cao thì chi phí bỏ ra phải nhỏ. Các biện pháp giảm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn phải dựa trên cơ sở tập hợp chính xác, đầy đủ các loại chi phí để cân đối. Do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng được xác định bằng cách so sánh giữa kết

quả đạt được và chi phí bỏ ra.

1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản

* Hệ số sinh lợi của tài sản: Trong quá trình tiến hành những hoạt động kinh

doanh, doanh nghiệp mong muốn lấy thu bù chi, bằng cách so sánh lợi nhuận với tài sản đầu tư, ta sẽ thấy khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp từ tài sản có thể xác định bằng công thức :

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Hệ số sinh lợi tổng tài sản =

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng tài sản đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh

nghiệp và lãi vay, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, đó là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

* Hệ số doanh lợi: Khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này tính như sau:

Lợi nhuận sau thuế

Hệ số doanh lợi =

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 1 đồng tài sản, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ

hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của

doanh nghiệp.

* Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Các doanh nghiệp muốn tài sản vận động

không ngừng để đẩy mạnh tăng doanh thu góp phần nâng cao lợi nhuận:

Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =

Chỉ tiêu này còn gọi là vòng quay của toàn bộ tài sản, được đo bằng tỷ số

giữa doanh thu thuần và tổng tài sản, cho biết một đồng tài sản mang lại mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.

1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn, tài sản cố định

Ở phần trên ta đã trình bày TSCĐ là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định.

Vì vậy để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ qua các chỉ tiêu sau: * Hiệu suất sử dụng TSCĐ.

Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

TSCĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh

thu, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ cao. * Mức hao phí TSCĐ .

Nguyên giá bình quân TSCĐ

Mức hao phí TSCĐ =

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ, hệ số này càng nhỏ càng tốt.

Để trực tiếp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, tài sản cố định, người ta sử dụng

hai chỉ tiêu sau:

* Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Được đo bằng tỷ lệ giữa doanh thu tiêu thụ

sản phẩm trong kỳ và tài sản cố định sử dụng bình quân trong kỳ.

Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ =

NGTSCĐ bình quân trong kỳ

Tài sản cố định bình quân trong kỳ là bình quân giá trị còn lại của TSCĐ đầu kỳ

và cuối kỳ. Hiệu suất sử dụng vốn, tài sản cố định phản ánh một đồng tài sản cố định

trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong kỳ. Đối với

* Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Được đo bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng trong kỳ và lượng vốn cố định bình quân trong kỳ.

Lợi nhuận dòng (LNST) Hiệu quả sử dụng VCĐ =

VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động

sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn

càng tốt.

1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn, tài sản lưu động

Để đảm bảo cho mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường

và có hiệu quả thì yêu cầu đặt ra với mỗi doanh nghiệp là phải xác định một lượng tài sản lưu động cần thiết để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu lượng tài sản lưu động nhiều, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đã sử dụng

hợp lý vốn hay chưa?. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là một phạm trù rộng, do vậy người ta đặt ra yêu cầu đối với hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả là:

* Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi

của vốn, tài sản lưu động. Nó cho biết mỗi đơn vị TSLĐ có trong kỳ đem lại bao nhiêu

đơn vị lợi nhuận sau thuế trong kỳ.

Lợi nhuận sau thuế

Hiệu quả sử dụng TSLĐ =

TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ

* Số vòng quay dự trữ, tồn kho: Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định, qua chỉ tiêu này giúp nhà quản trị tài chính xác

định mức dự trữ vật tư, hàng hóa hợp lý trong chu kỳ sản xuất kinh doanh.Còn gọi là hệ số luân chuyển tài sản lưu động, cho biết số vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Hoặc cứ một đồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh

trong kỳ tạo ra được bao nhiêu vòng doanh thu thuần.

Giá vốn hàng bán Vòng quay dự trữ, tồn kho =

Hàng tồn kho bình quân là bình quân số học của vật tư, hàng hóa dự trữ đầu và cuối kỳ.

* Mức đảm nhiệm tài sản lưu động: Chỉ tiêu này cho biết để đạt được mỗi đơn

vị doanh thu, doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu phần trăm đơn vị tài sản lưu động.

Chỉ tiêu này càng thấp, hiệu quả kinh tế càng cao. TSLĐ sử dụng BQ trong kì Mức đảm nhiệm tài sản lưu động =

Doanh thu thuần

* Kỳ thu tiền bình quân: Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu được các

khoản phải thu, chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSLĐ càng cao. Tổng số ngày trong 1 kỳ

Kỳ thu tiền trung bình =

Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu: Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu

thành tiền của doanh nghiệp và được xác định theo công thức.

Doanh thu bán hàng trong kỳ

Vòng quay các khoản phải thu trong kỳ =

Bình quân các khoản phải thu

Các khoản phải thu bình quân là bình quân số học của các khoản phải thu ở đầu

kỳ và cuối kỳ.

* Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động ( Vòng quay tài sản lưu động )

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị TSLĐ sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn

vị doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản lưu động

cao.

Doanh thu thuần trong kỳ

Vòng quay TSLĐ trong kỳ =

TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ

TSLĐ bình quân trong kỳ là bình quân số học của TSLĐ có ở đầu và cuối kỳ.

Khi tính vòng quay TSLĐ thường là 1 năm.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn

Môi trường tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên có tác động đến doanh nghiệp như:

Thời tiết, môi trường… Ngày nay do sự pháp triển của khoa học công nghệ thì sự lệ

thuộc của con người vào môi trường giảm đi, nhưng ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mang tính thời vụ hoặc

doanh nghiệp khai thác còn cao.

Môi trường kinh tế: Là các biến số kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp như tình trạng lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế,

tỷ giá, lãi suất,… Nó đã tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn của

doanh nghiệp.

Môi trường pháp lý: Là hệ thống các chế tài pháp luật, các chủ trương chính sách liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước có vai trò quan trọng trong

nền kinh tế, nhưng tác động của Nhà nước chỉ thực hiện thông qua các chính sách kinh

tế vĩ mô, không can thiệp trực tiếp mà giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho

các doanh nghiệp. Ảnh hưởng của môi trường pháp lý thể hiện ở chỗ nó đưa ra các

quy tắc buộc doanh nghiệp phải tuân theo, nó bảo vệ những lợi ích hợp pháp của

doanh nghiệp.

Môi trường văn hoá xã hội: Thoả mãn nhu cầu của khách hàng, bán được nhiều

sản phẩm là phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm văn hoá xã hội. Tìm hiểu về văn hoá của các đối tượng khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp quyết định sản xuất sản phẩm nào, lựa

chọn công nghệ sản xuất nào cũng như phân phối sản phẩm như thế nào để đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả. Chính vì vậy hiệu quả sử dụng vốn của doanh

nghiệp cũng chịu tác động yếu tố này.

Môi trường kỹ thuật công nghệ: Ngày nay khoa học công nghệ pháp triển mạnh,

việc sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng phải thích ứng với sự tác động này. 1.2.3.2. Nhân tố chủ quan

Đặc điểm sản xuất kinh doanh: Các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực

khác nhau sẽ có đặc điểm về chu kỳ sản xuất, kỹ thuật, đặc điểm của sản phẩm, nhu

cầu của thị trường khác nhau vì vậy hiệu quả sử dụng vốn khác nhau. Chẳng hạn nếu

chu kỳ ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo và mở rộng sản xuất

kinh doanh. Ngược lại nếu chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp sẽ chịu một gánh nặng ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay.

Kỹ thuật sản phẩm: Các đặc điểm về kỹ thuật tác động với một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ như hệ số sử dụng thời gian, công suất…Nếu kỹ thuật công nghệ lạc hậu doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc nâng

cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác từ đó

làm cho việc bảo toàn và phát triển vốn gặp khó khăn. Ngược lại nếu kỹ thuật công nghệ hiện đại doanh nghiệp sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm hao phí năng lượng, hao phí sửa chữa lớn… tăng năng lực doanh nghiệp sẽ chiếm lĩnh được thị trường.

Đặc điểm về sản phẩm: Ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm, từ đó tác động tới lợi

nhuận của doanh nghiệp, vòng quay vốn, sản phẩm là tư liệu tiêu dùng, sản phẩm

công nghiệp nhẹ sẽ có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh và thu hồi vốn nhanh. Ngược lại

nếu sản phẩm có vòng đời dài giá trị thu hồi vốn chậm.

Trình độ lao động của doanh nghiệp: Được thể hiện qua tay nghề, khả năng tiếp

thu công nghệ mới, khả năng sáng tạo, ý thức giữ gìn tài sản. Nếu lao động có trình độ

cao, tay nghề cao thì máy móc thiết bị được sử dụng tốt, năng suất lao động tăng.

Trình độ người lao động cao sẽ làm tăng hiệu suất sử dụng tài sản, kết quả kinh doanh cao hơn, do đó vốn được sử dụng hiệu quả hơn.

Trình độ quản lý của cán bộ điều hành: Thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu

các yếu tố sản xuất…do đó hiệu quả sử dụng vốn nâng cao. Quản lý tốt đảm bảo cho

quá trình thông suốt đều đặn, nhịp nhàng giữa các khâu, các bộ phận trong doanh

nghiệp, từ đó hạn chế tình trạng ngừng của máy móc thiết bị, tiết kiệm yếu tố sản xuất, tăng tốc độ luân chuyển vốn.

1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn

Việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn có ý nghĩa quan trọng đối với

mỗi doanh nghiệp nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung, đặc biệt là trong cơ chế

hiện nay.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là lợi

nhuận. Để đạt được lợi nhuận tối đa các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình

độ sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý vốn là một bộ phận quan trọng có ý nghĩa

quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Các doanh nghiệp phải có chế độ bảo toàn vốn, trước hết phải đổi mới cơ cấu quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp ngoài quốc

doanh. Trước đây trong cơ chế quan liêu bao cấp, doanh nghiệp coi nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cấp nên doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả, đã có Nhà nước bù

đắp khi kinh doanh thua lỗ dẫn đến tình trạng lãng phí vốn, hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi

chuyển sang nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo phương

thức hạch toán kinh doanh. Nhà nước không bao cấp vốn nữa, để duy trì và phát triển

sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bảo toàn và giữ gìn số vốn Nhà nước giao, tức

là kinh doanh ít nhất cũng phải hoà vốn bù đắp số vốn đã bỏ ra và tái sản xuất giản đơn.

Bên cạnh đó doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi để tích luỹ bổ sung vốn, đòi hỏi tất cả

các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo được tính an toàn về tài chính cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua đó các doanh nghiệp sẽ đảm bảo việc huy động các nguồn tài trợ và khả năng thanh

toán, khắc phục, giảm bớt được những rủi ro trong kinh doanh.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh

nghiệp. Để đáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa

dạng hoá mẫu mã… doanh nghiệp phải có vốn, trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ

có hạn vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng

giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như: Nâng cao uy

tín sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động… Hoạt động kinh

doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho người lao động. Dẫn đến năng suất lao động ngày càng cao tạo sự phát triển cho doanh nghiệp, các ngành liên

quan, làm tăng các khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

1.2.5 Đặc thù hoạt động của lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn .

* Ảnh hưởng của thị trường đến hoạt động của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi .

Ngành sản xuất và kinh doanh nông sản là một bộ phận của nền kinh tế nên cũng sẽ chịu sự ảnh hưởng của những biến động của nền kinh tế đất nước. Khi nền

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ QUẢN lý và sử DỤNG vốn SAU cổ PHẦN HOÁ tại CÔNG TY cổ PHẦN NÔNG sản DABACO VIỆT NAM (Trang 29 - 102)