3.Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn tạ

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ QUẢN lý và sử DỤNG vốn SAU cổ PHẦN HOÁ tại CÔNG TY cổ PHẦN NÔNG sản DABACO VIỆT NAM (Trang 74 - 78)

suất hoạt động của máy móc, đẩy nhanh tiến độ bán hàng, rút ngắn thời gian vòng quay của vốn. Do vậy với số lượng máy móc như hiện nay thì vẫn chưa đáp ứng đủ

yêu cầu trên.

Năm 2010 hiệu suất và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty tăng mạnh

so với năm 2009 nguyên nhân là do doanh thu và lợi nhuận Công ty tăng mạnh trong khi đó vốn bình quân vẫn tiếp tục tăng.

TSCĐ liên tục tăng trong các năm 2009, 2010 doanh thu và lợi nhuận cũng tăng tương ứng với tốc độ tăng của TSCĐ. Nguyên nhân là do TSCĐ mới đầu tư sử dụng và đã phát huy hiệu quả trong sản xuất so với hiệu suất của máy móc thiết bị. Tuy vậy

máy móc thiết bị mới mua chưa dùng hoặc dùng ít vẫn phải tính và trích khấu hao dể

tính vào giá thành và chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Tài sản cố định bình quân tăng nhanh đặc biệt là năm 2010 tăng 26,4% so với năm

2009, trong khi doanh thu và lợi nhuận tăng. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tăng qua các năm phản ánh việc quản lý và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp rất tốt trong

những năm vừa qua .

2.3.2.2 Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng tài sản lưu động

Phần lớn tài sản lưu động của công ty là khoản phải thu của khách hàng và hàng tồn kho, các khoản phải thu có thể kéo dài tới hàng năm hoặc có thể lâu hơn mà chưa thanh toán được. Trong tổng tài sản lưu động thì số phải thu của khách hàng và hàng tồn

kho luôn chiếm tỷ trọng cao. Số phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng

tài sản lưu động cũng như trong tổng tài sản. Việc tiết kiệm chi phí, tăng khả năng sinh

lời cũng như vòng quay vốn lưu động phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của việc quản lý,

thu hồi các khoản phải thu và hàng hóa tồn kho. Năm 2010 hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp tăng, chứng tỏ công tác thu hồi công nợ và giải quyết hàng hóa tồn kho tốt đáp ứng được yêu cầu tài chính của doanh nghiệp, sang những năm tiếp theo

cần được phát huy.

2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn tại Công ty . Công ty .

Các hạn chế trên hình thành là do các nhân tố khách quan và chủ quan sau đây:

Về nhân tố kinh tế và thị trường, sự phát triển đa dạng của thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian, một mặt là nhân tố khách quan tác động tích cực

tới hoạt động huy động và sử dụng vốn của Công ty, mặt khác cũng là nguyên nhân tác

động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Trước đây, thị trường tài chính

chưa phát triển, việc huy động nguồn vốn từ các tổ chức trung gian tài chính đối với

các doanh nghiệp cổ phần là rất khó khăn. Khách hàng và nhà cung cấp tự tìm đến Công ty để hợp tác kinh doanh. Hiện nay, các doanh nghiệp cổ phần có thể dễ dàng tiếp cận các kênh cung cấp vốn nên quy mô sản xuất kinh doanh cũng như thị trường

của các doanh nghiệp này ngày càng phát triển và mở rộng. Khi đó, do không nắm bắt được diễn biến của thị trường và do sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cùng ngành nghề, để giữ thị trường Công ty phải giảm giá bán dẫn đến hàng hóa tồn kho nhiều, nợ

phải thu lớn nên hiệu quả sử dụng vốn và lợi nhuận của Công ty giảm.

Về nhân tố chính trị và luật pháp, hiện nay chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước chưa hợp lý, chưa phản ánh đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện tại,

chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là doanh thu bán hàng, bảo toàn vốn và số thuế nộp vào ngân sách địa phương nên mục tiêu hàng

đầu của Công ty là phải đạt và vượt kế hoạch doanh thu đề ra. Vì vậy, Công ty chỉ

chú trọng vào tăng doanh thu, mà chưa chú ý đến hiệu quả của các thương vụ mang

lại. Do đó, mặc dù doanh thu thuần của Công ty đều tăng trưởng trong ba năm qua nhưng hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của Công ty không tốt và có xu hướng giảm

mạnh qua các năm.

2.3.3.2. Nhân tố chủ quan:

Bên cạnh các nhân tố khách quan nêu trên, những hạn chế về công tác quản

lý và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty còn do những nhân tố chủ quan sau:

Về trình độ của cán bộ quản lý, hiện nay Ban Tổng Giám đốc và các cán bộ

quản lý chỉ quan tâm đến chỉ tiêu doanh thu nhằm hoàn thành kế hoạch hằng năm, mà

chưa có sự quan tâm đúng mức tới hiệu quả sử dụng vốn. Điều đó được thể hiện thông

qua việc Công ty thực hiện những thương vụ kinh doanh có hiệu quả kinh tế thấp nhưng rủi ro tài chính cao như việc đầu tư vào các dự án bất động sản... Đây là nhân tố

quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Xét về nhân tố tổ chức sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty và các đơn vị kinh doanh trực thuộc mới thành lập chưa phù hợp với thực tế. Nguyên nhân là do công tác đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị này còn mang nhiều tính chủ quan. Do đó, sản phẩm sản xuất ra của các đơn vị này tiêu thụ chậm. Đây chính là nhân tố làm tăng số dư hàng tồn kho trong năm 2010 và tương ứng làm giảm số vòng quay của hàng tồn kho, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của

Công ty.

Ngoài ra, chính sách thẩm định và lựa chọn khách hàng của Công ty chưa được

thực hiện. Do chưa thực hiện công tác thẩm định khách hàng nên một số khách hàng có tình hình tài chính yếu kém đã không thanh toán đúng hạn cho Công ty dẫn đến tình trạng nợ phải thu lớn, dây dưa, kéo dài. Hiện nay, trong cơ cấu nợ phải thu khách hàng của Công ty có không ít khoản phải thu đã quá hạn nhưng vẫn chưa thu hồi được. Điều

này cũng một phần làm gia tăng số dư phải thu ngắn hạn từ khách hàng ảnh hưởng đến

hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.

Bộ máy nhân sự của Công ty cồng kềnh và hoạt động kém hiệu quả. Lực lượng lao động của Công ty tuy đông nhưng chất lượng không cao. Số lượng lao động dôi dư

chiếm tỷ lệ đáng kể. Do Công ty vẫn phải đảm bảo chế độ cho những đối tượng lao động này nên một phần chi phí tiền lương của Công ty phải thanh toán nhưng không

hiệu quả. Đây cũng là nhân tố làm giảm lợi nhuận của Công ty.

Về nhân tố cơ cấu vốn, huy động vốn và chi phí vốn, Công ty hiện nay đang huy động vốn chủ yếu từ nguồn vốn vay ngân hàng. Với sự phát triển mở rộng của hệ

thống tín dụng, ngân hàng và việc cho vay và quản lý khoản vay của một số ngân hàng khá lỏng lẻo, một mặt Công ty có nhiều nguồn để huy động vốn hơn nhưng mặt khác

cũng làm cho Công ty mất cân đối trong cơ cấu vốn và tăng chi phí vốn. Những nhân

tố này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Về năng lực và phương pháp quản lý vốn, hiện nay, việc phân tích, hoạch định

việc huy động vốn do phòng Tài chính - Kế toán của Công ty đảm nhiệm. Tuy nhiên, do chức năng chủ yếu của phòng Tài chính - Kế toán là hạch toán kế toán, ghi chép

phân tích tài chính của các cán bộ kế toán chưa cao nên công tác quản lý tài chính của Công ty chưa được thực hiện đầy đủ và đúng bản chất của nó. Điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến công tác kế hoạch, huy động vốn cũng như công tác quản lý và sử dụng hiệu quả vốn của Công ty.

Ngoài ra, Công ty chưa có ban chuyên trách thu hồi công nợ, việc theo dõi, đôn đốc thu hồi công nợ thiếu tập trung và chưa sát sao. Các nguyên nhân trên đã dẫn đến

một sự gia tăng nhanh chóng công nợ phải thu ngắn hạn từ năm 2009 sang năm 2010,

tỷ lệ tăng là 227,6%.

Trên đây là một số kết quả đã đạt được và những hạn chế cùng với các nhân tố liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty DABACO Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010. Đây chính là cơ sở và tiền đề để tác giả nghiên cứu và đề

xuất các giải pháp duy trì những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn

chế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của Công ty DABACO Việt Nam

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN SAU CỔ PHẦN HÓA TẠI CÔNG TY DABACO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011- 2013.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ QUẢN lý và sử DỤNG vốn SAU cổ PHẦN HOÁ tại CÔNG TY cổ PHẦN NÔNG sản DABACO VIỆT NAM (Trang 74 - 78)