Quản lý thuế và thuế tài nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 28 - 41)

Chương 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN VÀ QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN

1.1. Tổng quan lý luận về thuế và quản lý thuế tài nguyên

1.1.2. Quản lý thuế và thuế tài nguyên

a) Khái niệm quản lý thuế

Khái niệm về quản lý thuế đƣợc hiểu theo hai nghĩa:

- Nghĩa rộng, quản lý thuế là tất cả các hoạt động của nhà nước liên quan đến thuế.

Quản lý thuế không chỉ bao gồm hoạt động tổ chức điều hành quá trình thu nộp thuế vào NSNN mà còn bao gồm hoạt động xây dựng chiến lƣợc phát triển hệ thống thuế, ban hành pháp luật thuế và cả hoạt động kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền thuế của các tổ chức thụ hưởng NSNN.

- Nghĩa hẹp, quản lý thuế là quản lý hành chính nhà nước về thuế, bao gồm việc tổ chức, quản lí, điều hành quá trình thu nộp thuế, hay nói một cách khác đó là

hoạt động chấp hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là hệ thống cơ quan quản lý thuế từ trung ương đến địa phương trong quản lý thu, nộp thuế cho nhà nước từ các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế đã được xác định trong các luật thuế.

b) Mục đích của quản lý thuế:

Quản lý thuế nhằm đảm bảo cho cơ quan thuế quản lý thuế thực hiện tốt trách nhiệm quản lý thuế, người nộp thuế nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời tiền thuế vào ngân sách Nhà nước; đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người nộp thuế.

c) Nội dung quản lý thuế, gồm có:

- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.

- Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.

- Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.

- Quản lý thông tin về người nộp thuế.

- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

- Cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

- Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

d) Nguyên tắc quản lý thuế:

- Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.

- Việc quản lý thuế đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

1.1.2.2. Quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn

Quản lý TTN là một trong những hoạt động quản lý thu thuế nhằm phát huy nhân tố tích cực, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm không những trong việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật

mà còn là động lực thúc đẩy việc khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, nhất là nguồn tài nguyên không tái tạo lại được. Vì vậy, tăng cường công tác quản lý thu TTN là rất cần thiết, nhất là trong điều kiện nước ta hiện nay khi mà đất nước đang trong tiến trình hội nhập, xu thế của thế giới công khai, minh bạch, cùng phát triển bền vững sự cần thiết này xuất phát cơ bản từ những lý do sau:

a) Xuất phát từ định hướng chủ trương của Nhà nước; xu hướng của thế giới là sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên

Những năm gần đây việc khai thác, sử dụng tài nguyên đang diễn ra ồ ạt, lãng phí làm cạn kiệt nguồn TNTN, tàn phá môi trường buộc Đảng và Nhà nước có những công cụ để bảo vệ; một trong số đó chính là chính sách thuế TN. Pháp lệnh thuế TN đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung, phần nào giảm đƣợc việc khai thác, sử dụng kém hiệu quả nguồn lực tài nguyên. Cuối năm 2009, Quốc hội ban hành Luật thuế TN cũng nhằm mục tiêu bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên, nhất là tài nguyên không tái tạo lại đƣợc.

Chính sách thuế TN được hoàn thiện theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế sẽ bao quát hết được các nguồn TNTN mà từ trước tới nay chúng ta chưa đưa vào quản lý thu thuế TN. Việc mở rộng đối tƣợng chịu thuế bắt buộc các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng phải tính toán tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường xung quanh.

Hoàn thiện chính sách thuế TN bằng việc điều chỉnh thuế suất hợp lý ở mỗi thời kỳ khác nhau, tăng dần thuế suất ở các nhóm tài nguyên không tái tạo và đang cần hạn chế buộc các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng phải tính toán chi phí đầu vào theo hướng tiết kiệm hiệu quả nhất trong các phương án sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Vì thuế TN là loại thuế gián thu, là yếu tố cấu thành chi phí đầu vào của các sản phẩm sản xuất ra từ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Thu hẹp diện miễn, giảm thuế TN tránh đƣợc tình trạng các tổ chức, cá nhân khai thác đƣợc miễn, giảm thuế TN khai thác, sử dụng bừa bãi TN, kém hiệu quả. Đối với các đơn vị đƣợc miễn, giảm không phải nộp thuế TN nhƣ các đơn vị kinh doanh bình thường khác, có nghĩa là không phải bỏ tiền ra để mua tài nguyên. Điều này sẽ không có tác động tích cực trong việc bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn lực TNTN.

b) Đảm bảo nguồn thu, thực hiện phân phối lại nguồn thu của ngân sách nhà nước NSNN là vấn đề mà tất cả các quốc gia đều quan tâm, nó không chỉ giúp đảm bảo ngân sách mà còn tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Để đảm bảo cho nguồn thu NSNN đƣợc ổn định, bền vững thì nhiệm vụ của chính sách thuế là hết sức quan trọng, hàng năm số thu từ thuế chiếm gần 90% tổng thu NSNN mà nó còn góp phần định hướng khuyến khích hoặc hạn chế sản xuất, tiêu dùng đối với những ngành nghề, mặt hàng. Trong đó TTN chiếm khoảng 20-30% tổng thu từ thuế, do vậy tăng cường QLT thu TTN là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa. Doanh nghiệp với sự phát triển hết sức đa dạng và quy mô ngày càng lớn thì số thu từ thuế tài nguyên sẽ ngày trở lên quan trọng cần có sự quan tâm đúng mức.

Xuất phát từ vai trò của chính sách thuế là tập chung nguồn thu cho NSNN, để đảm bảo nguồn chi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

Nguồn thu từ thuế tài nguyên cũng đƣợc tập chung vào NSNN để phục vụ mục tiêu trên. Riêng thuế TN trừ dầu thô tập chung vào NSNN nhƣng chi 100% cho địa phương (Tỉnh, thành phố) để đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường. Có nghĩa là thuế TN đã được Nhà nước thực hiện phân phối lại cho địa phương, cho tất cả các tổ chức, cá nhân sử dụng cơ sở hạ tầng, môi trường xung quanh khu vực khai thác.

Đối với nguồn thu thuế TN từ dầu thô Nhà nước thực hiện điều tiết một phần cho ngân sách địa phương còn lại thu về ngân sách Trung ương để thực hiện điều tiết chi theo kế hoạch chi hàng năm trên phạm vi toàn quốc. Tức là thuế TN từ dầu thô được thực hiện phân phối lại trong phạm vi cả nước.

c) Yêu cầu đảm bảo công bằng xã hội

Với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và NN theo hướng thị trường thì việc khuyến khích đa dạng hoá ngành nghề, loại hình sản xuất là một tất yếu đồng thời với công cuộc đổi mới đó với những chính sách vĩ mô đã đƣợc thích ứng dần NN đã khuyến khích được những người có năng lực, có tiềm năng kinh tế mạnh dạn đứng ra làm giàu chính đáng tuy nhiên một yêu cầu đặc biệt quan trọng là khuyến khích phải trên cơ sở công bằng xã hội.

Công bằng xã hội không chỉ đƣợc hiểu là một sự công bằng về vật chất làm nhiều hưởng nhiều mà công bằng còn phải tuân thủ pháp luật, mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật, phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình, mọi sai phạm sẽ đƣợc xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên hiện tƣợng nợ đọng, thất thu thuế làm cho vai trò của NN trong việc phân phối và thực hiện công bằng xã hội bị hạn chế, gây ra hiện tượng mất công bằng giữa người nghiêm minh chấp hành luật thuế với người trốn thuế; vấn đề dùng thuế để điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao cũng như vấn đề dùng thuế để tài trợ cho người nghèo không đƣợc thực hiện vì vậy mà công bằng xã hội không đƣợc đảm bảo, vai trò của NN đối với đời sống xã hội bị giảm sút. Vì lý do đó nhằm đảm bảo công bằng trong xã hội thì công tác QLT thu TTN đối với các doanh nghiệp là điều cần thiết.

1.1.2.3. Quản lý đối tƣợng nộp thuế, đối tƣợng chịu thuế

a) Đối tượng chịu thuế tài nguyên: Theo quy định hiện hành của pháp luật TTN thì đối tƣợng chịu TTN là các TNTN trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các loại tài nguyên nhân tạo không thuộc đối tƣợng chịu TTN. Để phục vụ cho mục đích QLT, TNTN đƣợc phân thành 10 nhóm.

b) Người nộp thuế tài nguyên: Là tổ chức, cá nhân KTTN thuộc đối tƣợng chịu TTN, không phân biệt ngành nghề, quy mô hình thức, mục đích KTTN. Người nộp thuế (NNT) tài nguyên bao gồm: Công ty NN, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Hợp tác xã, Doanh nghiệp tƣ nhân, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác có khai thác TNTN theo quy định của pháp luật Việt Nam.

c) Sản lượng tính thuế:

- Đối với tài nguyên khai thác xác định đƣợc số lƣợng, trọng lƣợng hoặc khối lƣợng thì sản lƣợng tài nguyên tính thuế là số lƣợng, trọng lƣợng hoặc khối lƣợng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.

- Đối với tài nguyên khai thác chƣa xác định đƣợc số lƣợng, trọng lƣợng hoặc khối lƣợng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản lƣợng tài nguyên tính thuế đƣợc xác định theo số lƣợng, trọng lƣợng hoặc khối lƣợng của từng chất thu đƣợc sau khi sàng tuyển, phân loại.

- Đối với tài nguyên khai thác không bán mà đƣa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp xác định đƣợc số lƣợng, trọng lƣợng hoặc khối lƣợng thực tế khai thác thì sản lƣợng tài nguyên tính thuế đƣợc xác định căn cứ vào sản lƣợng sản phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm.

- Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lƣợng điện của cơ sở sản xuất thuỷ điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không có hợp đồng mua bán điện đƣợc xác định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, có xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận.

- Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng cho mục đích công nghiệp thì sản lƣợng tài nguyên tính thuế đƣợc xác định bằng mét khối (m3) hoặc lít (l) theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lƣợng Việt Nam.

- Đối với tài nguyên được khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên, sản lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong một năm có giá trị dưới 200 triệu đồng thì thực hiện khoán sản lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kỳ để tính thuế. Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan có liên quan ở địa phương xác định sản lượng tài nguyên khai thác được khoán để tính thuế.

- Đối với tài nguyên đƣợc tổ chức, cá nhân ký hợp đồng thu mua từ các tổ chức, cá nhân khai thác nhỏ lẻ và tổ chức, cá nhân đầu mối thu mua cam kết bằng văn bản chấp thuận kê khai nộp thuế thay thì sản lƣợng tài nguyên tính thuế là sản lƣợng tài nguyên thực tế thu mua.

d) Giá tính thuế

- Giá tính TTN là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chƣa bao gồm thuế GTGT.

- Trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán thì giá tính TTN được xác định theo một trong những căn cứ sau:

+ Giá bán thực tế trên thị trường khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại nhƣng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) quy định;

+ Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lƣợng của từng chất trong tài nguyên khai thác nhƣng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

- Giá tính TTN trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:

+ Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm bình quân;

+ Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao; trường hợp chưa xác định được giá bán tại bãi giao thì giá tính thuế đƣợc xác định căn cứ vào giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định;

+ Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là giá xuất khẩu;

+ Đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là giá bán tại điểm giao nhận.

Điểm giao nhận là điểm đƣợc thoả thuận trong hợp đồng dầu khí mà ở đó dầu thô, khí thiên nhiên, khí than đƣợc chuyển giao quyền sở hữu cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí.

- Một số trường hợp áp dụng giá tính TTN do UBND cấp tỉnh quy định:

+ Tổ chức, cá nhân KTTN nhƣng không bán ra hoặc không thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, chứng từ kế toán theo chế độ quy định.

+ Tổ chức, cá nhân nộp TTN theo phương pháp ấn định.

+ Loại tài nguyên xác định đƣợc sản lƣợng ở khâu khai thác nhƣng do mô

hình tổ chức, khai thác, sàng tuyển, tiêu thụ qua nhiều khâu độc lập nên không đủ căn cứ để xác định giá bán tài nguyên.

+ Tài nguyên là nước nóng, nước khoáng thiên nhiên khai thác không có căn cứ giá tính thuế đơn vị tài nguyên.

e) Thuế suất: Là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lƣợng chịu thuế.

Định mức thu thuế (tỉ lệ %) tính trên khối lƣợng thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế. Thuế suất thuế tài nguyên là thuế suất cố định tuyệt đối, đƣợc quy định cho một đối tƣợng chịu thuế.

1.1.2.4. Quản lý của cơ quan thuế về thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên cũng nhƣ các sắc thuế khác đƣợc cơ quan thuế thực hiện quản lý theo theo mô hình chức năng, theo các quy trình thống nhất toàn ngành thuế, do Tổng cục Thuế ban hành. Nội dung quản lý thuế tài nguyên gồm các công việc chính theo một trình tự thống nhất nhƣ sau:

a) Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT: Phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật thuế tài nguyên thông qua công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT để nâng cao nhận thức hiểu biết và thực hiện chấp hành chính sách thuế nói chung và thuế tài nguyên nói riêng, đồng thời hướng dẫn, giải đáp, tuyên truyền, hỗ trợ NNT thực hiện quyền và nghĩa vụ thuế của mình. Phòng tuyên truyền, hỗ trợ NNT thực hiện các bước công việc:

- Lập kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ NNT: Căn cứ vào chính sách pháp luật mới ban hành, chương trình công tác, nhiệm vụ, biện pháp quản lý thu NSNN của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ NNT để xây dựng kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ NNT phải đƣợc lập định kỳ hàng năm, đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan thuế; đảm bảo cân đối giữa nhu cầu cần hỗ trợ của NNT với nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của cơ quan thuế;

hướng tới mục tiêu chung của toàn ngành thuế. Kế hoạch này bao gồm kế hoạch tuyên truyền về thuế và kế hoạch hỗ trợ NNT, giải đáp, trả lời chính sách đối với người nộp thuế.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 28 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)